Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

Cách chạy bộ giúp hạn chế chấn thương


https://vnexpress.net/suc-khoe/... đăng ngày 30/12/2019, 08:00 (GMT+7).

Cách chạy bộ giúp hạn chế chấn thương

Bàn chân chạm đất rút lên giúp toàn thân lao về phía trước, Khi chạy, vai, hông, mắc cá giữ một hàng thẳng đứng. 

Độc giả tham gia khóa học tại đây
Từ khi được sinh ra, tập bò, rồi đứng dậy tập tễnh những bước quờ quạng chúng ta đã bắt đầu làm quen với chạy bộ, một trong những môn thể thao mà ai cũng có thể tham gia.
Nghe thì đơn giản nhưng để có thể chạy nhanh, chạy xa, không chấn thương lại là câu chuyện khác. Hiếm có ai có dáng chạy hoàn hảo, sẽ có những điểm nhỏ chúng ta làm chưa đúng, việc khắc phục sẽ giúp việc tập luyện đạt kết quả tốt hơn.
Đầu 
Theo trang Runnersworld, Kelli Fierras, huấn luyện viên chạy bộ được chứng nhận USATF (hiệp hội Điền Kinh Mỹ) cho biết, để giữ cho cơ thể ở tư thế thẳng, vững chắc, đầu của bạn phải hướng lên, lưng thẳng. Người chạy giữ cơ thể bạn không nghiêng về phía trước ngay cả khi mệt mỏi vì có thể dẫn đến đau cổ, vai và đau thắt lưng.
Trong khi chạy, ánh mắt của bạn có thể nhìn vào bất cứ nơi nào, tuy nhiên, nếu tập trung vào một điểm sẽ giúp cho cổ, cột sống được giữ thẳng hàng. Mắt người chạy nên tập trung vào mặt đất cách thân người khoảng 30 đến 60 m.  
Vai, tay 
Amanda Nurse, một vận động viên marathon lâu năm, huấn luyện viên chạy bộ và huấn luyện viên yoga  chia sẻ, khi chạy vai cần được thư giãn, vuông góc hoặc hướng về phía trước để không bị gù. Bạn sẽ thở dễ hơn nếu vai bạn thư giãn. Người chạy lắc tay, cố gắng nới lỏng vai để hạn chế cơn mệt mỏi. 
Cách di chuyển cánh tay có thể giúp người chạy di chuyển nhanh hơn và tạo ra nhiều năng lượng. Cánh tay của bạn nên giữ ở một góc 90 độ, người chạy nắm tay, di chuyển từ cằm sang hông giúp đẩy cơ thể về phía trước. 
Chạy bộ khoa học, kết hợp dinh dưỡng đúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Runnersworld
Chạy bộ khoa học, kết hợp dinh dưỡng đúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Runnersworld
Chân 
Đầu gối của bạn nên giữ thẳng hàng với phần giữa của bàn chân để thuận lợi khi chạm đất. Thực tế có nhiều người tiếp đất bằng gót chân, tuy nghiên tiếp đất bằng phần giữa bàn chân giúp người chạy giảm khoảng cách từ trọng tâm cơ thể đến chân đáp phía trước. Khoảng cách này càng nhỏ càng tốt bởi vì nếu chân đáp quá xa, người chạy khó có thể thực hiện động tác đổ người. 
Nhiều vận động viên có chân đá đằng sau xa, thậm chí đầu gối còn gấp lại khiến gót chân gần chạm vào mông bởi cho rằng làm như vậy sẽ giúp họ chạy nhanh hơn. Tuy nhiên, việc chân đá đằng sau chỉ là một động tác để thăng bằng cơ thể, nếu chân kia sải về phía trước xa thì chân còn lại phải đá ra sau cao hơn để giữ cân bằng. Do đó động tác đá cao ra phía sau thường thấy trong các bài chạy cự ly ngắn.
Góc đổ người 
Theo chia sẻ của những người yêu thích môn chạy bộ lâu năm trên Runnersworld, góc đổ người rất quan trọng, nếu nhỏ quá thì không đủ trọng lực kéo đi, lớn quá thì phải chạy đủ tốc độ để duy trì dáng chạy. Các bài tập có lợi cho góc đổ người bao gồm plank, hít đất (push-up), gập bụng (crunch)...
Động tác phóng đi 
Thay vì dùng chân đạp để phóng đi, người chạy hãy tưởng tượng đây là lúc kéo chân rời khỏi mặt đất. Với động tác này, người chạy nên tập trung vào việc rút chân thì tất cả sẽ tự động diễn ra tự nhiên. 
Có thể hiểu dáng chạy đúng cần: 
Giữ dáng chạy: ở tư thế này vai, hông và mắc cá cùng một hàng thẳng đứng. 
Ngã người: đổ người từ bàn chân đồng thời chuyển lực qua chân khác và để lực hấp dẫn kéo đi. 
Nhấc chân: bàn chân chạm đất được rút lên giúp toàn thân lao về phía trước. 
Khóa học "Chạy bộ giảm cân" học phí 500.000 đồng trên ewiki.vnexpress.net là gợi ý cho người bận rộn, không có thời gian đến phòng tập; đối tượng thừa cân, béo phì, có nguy cơ bị rối loạn đường huyết, mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ... đang thực hiện giảm cân với chạy bộ hoặc các bộ môn khác nhưng chưa hiệu quả; người không thừa mỡ ở vùng bụng, vùng đùi, cơ bắp bị nhão; người muốn giảm cân nhanh để chạy marathon có thành tích tốt.
Ngọc Thi 

Không có nhận xét nào: