Trong đó bị cáo Chu Ngọc Hải (SN 1984, trú phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội “Tham ô tài sản”.
Các bị cáo: Ngô Quốc Vinh (SN 1961, trú huyện Krông Bông), Tô Đắc Hải (SN 1971, trú huyện Ea Súp), Trần Thị Hồng (SN 1960, trú quận Bình Thạnh, TPHCM), Lê Thị Hồng Loan (SN 1963, trú huyện Krông Bông), Nguyễn Thị Thu Hiền (SN 1965, trú huyện Krông Bông), Đỗ Hoàng Nguyên (SN 1977, trú huyện Krông Bông), H’Dim Êban (SN 1988, trú huyện Krông Bông), Lê Thị Lâm (SN 1983, trú huyện Krông Bông), Lưu Thị Thu Trang (SN 1991, trú TP Buôn Ma Thuột), Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1988, trú huyện Krông Pắk), Nguyễn Sỹ Hiếu (SN 1987, trú huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk), Tăng Thị Mai Hương (SN 1986, trú trú tại huyện Krông Bông), Nguyễn Đức Quang (SN 1977, trú tại TP Buôn Ma Thuột), Vũ Ngọc Hưng (SN 1986, trú huyện Krông Pắk), Trần Lê Diễm Hồng (SN 1991, trú huyện Krông Pắk), Đoàn Ngọc Ban (SN 1989, trú TP Buôn Ma Thuột), Phạm Nguyễn Hồng Trung (SN 1987, trú huyện Krông Bông), Lê Văn Vinh (SN 1968, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) cùng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo nội dung cáo trạng, từ ngày 6/4/2015 đến 20/02/2017, Chu Ngọc Hải (là cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp Krông Bông) đã lập khống tổng cộng 562 bộ hồ sơ khách hàng vay vốn, rút chiếm đoạt tổng cộng số tiền hơn 114 tỷ đồng để sử dụng vào mục đích cá nhân.
Cụ thể, Hải lợi dụng việc chi nhánh ngân hàng cho cán bộ tín dụng được tiếp quỹ để giải ngân vốn vay đối với khách hàng, rồi lập khống hồ sơ, để chiếm đoạt số tiền tiếp quỹ mà mình đang quản lý.
Ngoài ra, lợi dụng việc chi nhánh ngân hàng cho phép cán bộ tín dụng được thu nợ từ các hộ dân vay vốn tại địa bàn do mình phụ trách quản lý, Hải đã thu tiền nợ gốc và lãi của khách hàng vay vốn nhưng không nộp vào ngân hàng để tất toán khoản vay cho họ mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân và để nộp tất toán cho các bộ hồ sơ khác do Hải lập khống trước đó.
Khi làm việc với công an, Hải khai đã dùng hơn 69 tỷ đồng để chuyển khoản cho 86 người, trả tiền cá độ bóng đá cho và mua vật phẩm chơi game. Ngoài ra, Hải còn sử dụng hơn 4 tỷ đồng để phục vụ cho việc tiêu xài cá nhân; chi khoảng hơn 41 tỷ đồng tiền mặt để trả tiền cá độ bóng đá.
Tuy nhiên, quá trình điều tra chưa xác định được việc Chu Ngọc Hải cá độ bóng đá với đối tượng nào. Do đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã tách hành vi có dấu hiệu đánh bạc nêu trên ra để tiếp tục điều tra, xử lý.
Cũng theo cáo trạng, ông Ngô Quốc Vinh là Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Krông Bông từ tháng 08/2008 đến tháng 05/2017, đã có hành vi cố ý đưa ra chủ trương trái với quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Theo đó, ông Vinh biết chủ trương cho phép cán bộ tín dụng được thực hiện giải ngân, thu nợ của khách hàng và quản lý hồ sơ vay vốn là sai quy trình theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhưng vẫn chỉ đạo cho nhân viên thực hiện.
Ngoài ra, ngày 24/02/2017 Ngô Quốc Vinh phát hiện ra Chu Ngọc Hải lập khống hồ sơ chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Tuy nhiên, ông Vinh không báo cáo sự việc với cấp có thẩm quyền để đình chỉ công tác của Hải. Khi Hải được tiếp tục công tác, đã tiếp tục tìm kẽ hở của ngân hàng để chiếm đoạt tiền của khách hàng vay vốn gây thiệt hại hơn 114 tỷ đồng.
Những cán bộ khác như Trần Thị Bích Hồng (Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Krông Bông từ tháng 9/2001 đến hết tháng 07/2015) đã có những sai phạm trong công tác, để Hải lợi dụng, chiếm đoạt số tiền hơn 4,7 tỷ đồng. Ông Tô Đắc Hải (là Phó giám đốc từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2017), có những sai phạm trong công tác để Chu Ngọc Hải lợi dụng, chiếm đoạt số tiền hơn 3,7 tỷ đồng.
Bà Lê Thị Hồng Loan (Kiểm soát viên-Trưởng phòng Kế toán-Tài chính từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2017) thành viên ban quản lý kho quỹ nhưng không kiểm soát hoạt động thu chi tiền mặt, thế chấp tài sản đảm bảo trên hệ thống IPCAS và thực tế tại bộ phận kế toán theo đúng quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, sai phạm của bà Loan đã bị Hải lợi dụng để chiếm đoạt số tiền hơn 110 tỷ đồng.
Đối với bà Nguyễn Thị Hiền với vai trò là Trường phòng tín dụng (từ tháng 10/2013 đến 5/2017) có chức năng phê duyệt đơn xin vay vốn, đã biết rõ việc thế chấp tài sản đảm bảo là khâu quan trọng nhưng khi nnhaan viên đưa ký tờ trình đề nghị thế chấp tài sản đảm bảo thì nghĩ là bổ sung hay sai sót phải ký lại nên ký mà không yêu cầu kiểm tra hồ sơ và tài sản dẫn đến Hải lợi dụng làm khống hồ sơ mà không bị phát hiện gây thiệt hại hơn 79 tỷ đồng.
Đoàn Hoàng Nguyên (Phó trưởng phòng tín dụng) đã gây hậu quả thiệt hại hơn 25 tỷ đồng; H’Dim Êban (Giao dịch viên quỹ chính) gây hậu quả thiệt hại hơn 76 tỷ đồng…
Theo dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong thời gian 4 ngày (từ 23/4 đến 26/4/19).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét