Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Bốn cha con học chung lớp y sĩ

Bốn cha con học chung lớp y sĩ
(Copy từ  http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bon-cha-con-hoc-chung-lop-y-si-3460060.html , tác giả: Mạnh Tùng; đã đăng ngày 29/08/16 lúc14:12.)

Cùng làm nghề bốc thuốc Đông y ở Tây Ninh, bốn cha con ông Phạm Văn Tiếp "rủ" nhau lên TP HCM học trung cấp y học cổ truyền.
Trưa chủ nhật cuối tháng 8/16, ông Phạm Văn Tiếp (54 tuổi, ngụ Tây Ninh) cùng ba người con Phạm Công Nhật (30 tuổi), Phạm Thị Anh Thư (27 tuổi) và Hà Minh Dương (24 tuổi, con rể) trò chuyện rôm rả trên dãy bàn tự học của trường Trung cấp Tây Sài Gòn (TP HCM). Họ vừa hoàn thành tốt bài thi kết thúc môn Tổ chức quản lý y tế trong chương trình đào tạo ngành Y sĩ y học cổ truyền.
bon-cha-con-hoc-chung-lop-y-si
Bốn cha con, lần lượt từ phải qua: anh Công Nhật, ông Út Tiệp, anh Minh Dương, chị Anh Thư cùng ôn bài tại trường.Ảnh: M.T
Bốc thuốc Đông y là nghề gia truyền ba đời của gia đình ông Tiếp (tên thường gọi Út Tiệp) ở ấp Trường Giang, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành.
Từ nhỏ ông đã được cha truyền dạy những bài thuốc. Gần 15 năm trước, ông mở nhà thuốc miễn phí cho người nghèo, vợ và các con xắn tay phụ giúp. Tuy nhiên, ông Út Tiệp làm chỉ theo kinh nghiệm, chưa có bằng cấp, chưa đủ điều kiện pháp lý. 
Vì thế, hơn ba tháng trước, ông Út Tiệp đến trường Trung cấp Tây Sài Gòn đăng ký học Y sĩ y học cổ truyền cho mình và ba con. Vì cùng học một lúc, không đủ tiền trả học phí, ông lên xin ban giám hiệu được trả nhiều đợt và được đồng ý.
Thuộc lòng từng lá thuốc Đông y, cách bào chế đến công dụng chữa bệnh, ông Út Tiệp cẩn thận truyền dạy cho các con. "Tụi nhỏ có thể thuộc mặt thuốc, biết cách bốc, nhưng chủ yếu là do kinh nghiệm chứ chưa hiểu được vì sao phải làm như vậy. Tui muốn mấy cha con đi học để có nền tảng lý luận y học cổ truyền, hiểu được các phương pháp cơ bản", ông chia sẻ.
Con đường học hành của ông Út Tiệp khá truân chuyên với hai lần bỏ dở chương trình trung cấp y học cổ truyền. Lần thứ ba này, ông rất quyết tâm bởi tuổi tác, sức khỏe không cho phép "lỡ làng" một lần nữa.
Chương trình học rơi vào hai ngày thứ bảy, chủ nhật trong tuần và sẽ kéo dài trong hai năm. Mỗi sáng sớm ngày học, gia đình chuẩn bị đồ ăn chay mang theo (cả nhà ông Út Tiệp ăn chay trường). Sau đó, bốn cha con chở nhau bằng xe máy, vượt gần 100 km đến trường học ở Củ Chi (TP HCM). Học xong, buổi tối lại chở nhau về để lo việc nhà.
Lên lớp, bốn cha con ghi âm bài giảng của giảng viên để khi không hiểu sẽ về nghe lại. Về nhà, họ cùng nhau ôn bài, tranh luận về bài giảng, có khi đến khuya mới thông suốt. "Tôi có tuổi rồi nên nhiều bài tiếp thu chậm hơn trước. Bài nào không hiểu tôi đợi cuối giờ hỏi lại thầy cô. Tôi dặn mấy đứa nhỏ là phải chăm học, không được thấy khó rồi nhụt chí", ông cười hiền.
Tâm nguyện của ông Út Tiệp là sau khi tốt nghiệp tiếp tục "rủ" vợ và con gái út đi học để chữa bệnh cho nhiều người hơn. "Cái nghề này thành nghiệp rồi, mình không dứt ra được. Thấy bệnh nhân đau đớn như chính mình đau nên tôi phải tìm mọi cách để người ta khỏi bệnh", ông trăn trở.
bon-cha-con-hoc-chung-lop-y-si-1
Ông Út Tiệp dạy con rể về các bài thuốc Đông y. Ảnh:M.T
Anh Thư tốt nghiệp THPT nhưng vì nhà nghèo nên chỉ ở nhà phụ cha bốc thuốc. Nay được đi học, chị Thư vui mừng nói: "Khi học ở trường mới hiểu ra nhiều thứ mà trước đó mình làm theo thói quen. Ví dụ vì sao bệnh này phải bốc thuốc này mà không dùng thuốc kia". Chị Thư kể, bốn cha con đi học, ăn cơm trưa ở trường, ôn bài cùng nhau nên lúc nào cũng thấy ấm cúng, hòa thuận.
Với Minh Dương, thời gian phụ cha vợ chưa nhiều nên chưa rành rọt mặt thuốc. Ở nhà, anh thường tranh thủ học cha để mau giỏi nghề. Trên lớp, Dương tiếp thu bài vở khá nhanh. "Hồi học xong cấp ba, tôi không nghĩ nhiều về tương lai nên cũng bỏ dở việc học. Nay được làm thuốc với cha và học y sĩ, tôi thấy mê lắm", chàng rể tâm sự.
Một lãnh đạo trường Trung cấp Tây Sài Gòn cho biết, ngành y học cổ truyền có rất nhiều học viên đặc biệt, ví như ba mẹ con hoặc nhiều anh em trong cùng nhà học cùng lớp. Phần lớn xuất thân từ gia đình có truyền thống làm thuốc đông y, nhiều người mở nhà thuốc miễn phí cho người nghèo.
"Gia đình bác Phạm Văn Tiếp tạo ấn tượng với chúng tôi vì sự chân thành, tấm lòng nhân hậu và sự hiếu học", ông chia sẻ.

Mạnh Tùng

Felicia amelloides.Tác giả:Luigi Strano.
Ôi, tôi phục gia đình này quá! Cảm ơn anh Út Tiệp!

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Giá lợn hơi giảm kỷ lục, người chăn nuôi điêu đứng

Giá lợn hơi giảm kỷ lục, người chăn nuôi điêu đứng
(Copy từ http://baotintuc.vn/thi-truong/gia-lon-hoi-giam-ky-luc-nguoi-chan-nuoi-dieu-dung-20170222171040401.htm , tác giả: Bùi Giang (TTXVN) ; đã đăng ngày 22/02/17 lúc 17:18.)
Tình trạng giá lợn hơi giảm sâu kỷ lục kéo dài từ trước Tết Nguyên đán đến nay đã khiến cho nhiều hộ chăn nuôi lỗ nặng, chịu cảnh điêu đứng. Do đó, việc tổ chức lại sản xuất, liên kết chăn nuôi theo chuỗi từ các khâu đầu vào cho đến khâu phân phối, tiêu thụ tiếp tục được đặt ra cấp thiết.
Nhiều trang trại nhỏ lẻ chọn phương án giảm đàn chờ giá lên cao cho đỡ lỗ vốn. Ảnh: Thanh Tân/TTXVN
Cùng chung tình trạng với các tỉnh, thành phố khác trong khu vực, giá lợn tại tỉnh Long An bắt đầu giảm vào khoảng giữa năm 2016, đến thời điểm trước Tết Nguyên đán, giá đã giảm sâu chạm đáy ở mức từ 25.000 – 28.000 đồng/kg lợn hơi. Đến nay, dù giá có tăng lên khoảng 32.000 đồng/kg nhưng với mức giá này thì người chăn nuôi vẫn đang chịu lỗ, gặp nhiều khó khăn.
Trước Tết, gia đình ông Nguyễn Văn Minh, huyện Cần Đước, Long An đã xuất bán 20 con lợn và chịu lỗ hơn 20 triệu đồng. Hiện nay, vẫn còn 40 con lợn đã đạt trọng lượng tối đa từ 1 đến 1,3 tạ để xuất chuồng nhưng hàng ngày vẫn phải cho ăn cầm chừng để chờ giá lên nhằm giảm lỗ.
Tuy nhiên, lợn không giống như các loại hàng hóa khác, nếu giữ lại quá lâu thì người chăn nuôi sẽ phải chịu thiệt hại kép vì lợn sẽ lên mỡ, chất lượng thịt giảm xuống, giá giảm, đồng thời còn phải tiêu tốn thêm chi phí thức ăn. Ông Minh cho biết: “Để nuôi một con lợn đến thời kỳ xuất bán sẽ tốn chi phí khoảng 3,8 triệu đồng, nhưng giờ chỉ bán được khoảng 3 triệu đồng thì lỗ nặng. Lứa lợn này chỉ cầm chừng thêm vài ngày rồi cũng phải bán để trả nợ tiền thức ăn chứ không nuôi thêm được nữa. Sau lứa này chắc tôi phải ngưng lại không nuôi nữa chứ lỗ quá rồi”.
Theo bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Long An, trong tháng 1/2017, lượng lợn trong tỉnh xuất bán khoảng 40.000 con tương ứng với 4.000 tấn, trong tháng 2 và tháng 3 trung bình mỗi tháng có khoảng 35.000 con lợn đến thời điểm xuất bán. Tuy nhiên, trên thị trường giá lợn vẫn ở mức thấp nên người chăn nuôi tiếp tục chịu lỗ nặng, ước tính thiệt hại cho người dân đến nay khoảng 30 tỉ đồng. Nhiều hộ chăn nuôi sau khi bán lỗ đàn lợn để trả nợ tiền thức ăn thì vẫn chưa chịu tái đàn.
Nguyên nhân chính là do cung đã vượt cầu, người chăn nuôi kì vọng giá lợn hơi cao như dịp Tết 2016 nên đã ồ ạt chăn nuôi, gặp lúc thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc bị chững lại, trong khi thị trường tiêu thụ nội địa đã ổn định nên giá bị đẩy xuống thấp.

Trước tình hình giá lợn xuống thấp kỷ lục như hiện nay, nhiều địa phương mong muốn đưa lợn vào các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn để góp phần tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi, tạo đầu ra ổn định. Tuy nhiên, điều này đang gặp phải rất nhiều khó khăn do lợn của các hộ chăn nuôi không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Bà Đinh Thị Phương Khanh cho biết, từ đầu năm 2016, ngành nông nghiệp tỉnh Long An đã chủ động liên hệ với các cơ sở giết mổ lớn nhằm tạo đầu ra ổn định cho người chăn nuôi. Tỉnh đã có ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan), một trong những đơn vị dẫn đầu về cung ứng thịt lợn ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ký kết được hợp đồng cung ứng nào cho đơn vị này. Nguyên nhân chủ yếu vì các hộ chăn nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu về chủng loại và số lượng.
Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp và nhiều địa phương đã vận động, khuyến khích nông dân liên kết lại, liên kết với doanh nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nhưng đến nay hiệu quả chưa là bao. Việc liên kết mới chỉ ở số ít, còn phần lớn vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, rời rạc.
Theo thống kê, trên 80% hộ chăn nuôi lợn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô nhỏ lẻ dưới 50 con, chưa quen với các quy trình kiểm soát chất lượng, vệ sinh thực phẩm, từ con giống đến thức ăn chăn nuôi. Vì thế lợn xuất chuồng không đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp không thể ký kết hợp đồng với từng hộ chăn nuôi cá thể.
Ông Võ Văn Nghiêm, chủ hộ chăn nuôi lợn ở huyện Cần Đước, Long An cho biết: “Hộ nông dân nuôi có 10 con mà kêu mỗi lần tập kết 300 con, lợn đâu mà tập kết. Rồi phải phân loại loại 1, loại 2, sau khi giết mổ phải đánh giá lại nên hộ nông dân cũng gặp bỡ ngỡ trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm”.
Để đảm bảo cho người chăn nuôi có đầu ra ổn định, tránh thiệt hại như thời gian vừa qua, vấn đề tổ chức lại sản xuất, liên kết chăn nuôi theo chuỗi từ khâu đầu vào cho đến các khâu phân phối, tiêu thụ được xem là giải pháp căn cơ được đặt ra cấp thiết.
Theo bà Đinh Thị Phương Khanh, trên nền tảng mà Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) đã đầu tư cho tỉnh, trong năm 2017 này, ngành nông nghiệp sẽ cố gắng liên kết các hộ nông dân thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để sản xuất quy mô lớn, đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm. Từ đó mới tiến hành liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở giết mổ lớn để ký kết các hợp đồng cung ứng, đảm bảo đầu ra cho người nông dân, tránh tình trạng như hiện nay là làm rồi nhưng không biết sản phẩm mình đi đâu về đâu.
Đồng thời, kiến nghị các Bộ, ngành chức năng cần tăng cường công tác dự báo, dự đoàn thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay. Trên cơ sở đó, các địa phương mới có những chỉ đạo sản xuất phù hợp.
Bùi Giang(TTXVN)

Miền Bắc chuyển rét từ mai

Miền Bắc chuyển rét từ mai
(Copy từ http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/mien-bac-chuyen-ret-tu-mai-3545250.html; tác giả: Phạm Hương; đã đăng ngày 22-02-17 lúc 14:02, mục Thời sự.)
25/2/17 sẽ là ngày rét nhất trong đợt lạnh kéo dài gần một tuần, khi mức nhiệt các tỉnh đồng bằng đạt cận mức rét đậm.
Hôm nay Bắc Bộ tiếp tục có nắng mạnh, nền nhiệt tăng cao phổ biến 27-29 độ C, một số nơi Tây Bắc Bộ như Mường La, Mường Lay, Mường Tè hay Hòa Bình còn lên đến 32-34 độ.
Đây sẽ là ngày cuối cùng của tháng 2 miền Bắc duy trì kiểu thời tiết ấm áp trên. Từ 23/2, một đợt gió mùa đông bắc cường độ mạnh liên tiếp được tăng cường xuống miền Bắc. Không khí lạnh lần này trùng thời điểm có dòng gió mạnh di chuyển từ tây sang, nên Bắc Bộ sẽ xuất hiện mưa nhỏ kéo dài, khiến nền nhiệt miền Bắc giảm sâu.
mien-bac-chuyen-ret-tu-mai
Các tỉnh miền Bắc chuẩn bị đón đợt rét cường độ mạnh. Ảnh:Ngọc Thành.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hai ngày 25 và 26/2/17 sẽ rét nhất, với nhiệt độ cao nhất ở đồng bằng phổ biến chỉ 16-18 độ C, thấp nhất 13-14 độ C, cận mức rét đậm (nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C). Trong khi đó vùng núi sẽ đạt ngưỡng rét đậm, khi nền nhiệt cao nhất trong ngày dưới 16 độ C, còn thấp nhất dưới 12 độ C.
Những nơi có độ cao trên 1.500 m có thể xuống dưới 5 độ, tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) hay Sa Pa (Lào Cai) khả năng dưới 3 độ. Khu vực Phan Xi Pang cao trên 3.000 m có thể dưới 0 độ C, nếu mưa nhỏ xuất hiện thì khả năng sẽ có băng giá và tuyết nhẹ.
Lời bài hát Vườn thu, sáng tác của Văn Thủy.
Chiều lâm ly lắng trôi /Theo lá vàng tách rơi /Đông đến tứ bề, khắp vườn hoang vắng /Khi gió đông sang.
Vườn thu không bóng chim / Bao dáng buồn lắng im / Hơi gió lùa tới, cánh hoa tơi bời / Rớt theo chiều gió .
Cánh hoa theo chiều gió / Hồn hoa tìm bướm mơ /Chết khi mùa đông đến / Bướm hoa nặng tình duyên.
Xác hoa trên mình bướm / Còn vương bao nhớ thương./ Khóc trong vườn thu vắng / Những đêm sầu buồn vương.
Hương mặn tình mơ tan dưới gió đông / Gây mối oán than sầu đau. / Khi mùa thu chết còn quyến luyến / Tiếc bao chuỗi ngày xuân thắm tươi.
Lá rơi theo chiều gió / Vườn thu thêm xác xơ / Tiếng thu còn ai oán / Thấu chăng vườn hồn thu.

Đợt rét dự báo kéo dài đến hết tháng 2, sau đó nhiệt độ tăng dần.
Phạm Hương

Khai bút thư pháp đầu Xuân tại Ninh Thuận

Khai bút thư pháp đầu Xuân tại Ninh Thuận
(Copy từ http://baoninhthuan.com.vn/news/91036p1c29/khai-but-thu-phap-dau-xuan-dinh-dau.htm ; tác giả: Phan Hiếu ; đã đăng ngày 29-01-17, mục: Ảnh.)
Ngày 29-1 (tức Mùng 2 Tết), Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức Khai bút Thư pháp đầu Xuân Đinh Dậu 2017, thu hút trên 20 người viết thư pháp trong và ngoài tỉnh tham gia.
Nhà thư pháp Mạch Liên, khai bút cho chữ lãnh đạo Trung tâm Văn hoá tỉnh.
Tại buổi giao lưu, đông đảo công chúng yêu thích bộ môn thư pháp đến xem và  xin chữ đầu xuân. Khai bút Thư pháp đầu xuân là dịp để những người viết thư pháp gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm, góp phần lưu giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Phan Hiếu



Sạt lở nghiêm trọng trên sông Cửa Đại

Sạt lở nghiêm trọng trên sông Cửa Đại
(Copy từ http://baodongkhoi.com.vn/?act=detail&id=53099 ; tác giả: Phan Hân; đã đăng ngày 22-02-17 lúc 07:26, mục Kinh tế.)
Sáng 21-02-2017, đoàn khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường (tỉnh Bến Tre) do ông Lê Văn Đáo - Phó giám đốc Sở làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát kiểm tra tình hình sạt lở bờ sông Cửa Đại, huyện Bình Đại đoạn từ xã Phú Vang đến một phần xã Lộc Thuận.
Tham gia cùng đoàn có đại diện Văn phòng HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đoàn kiểm tra liên ngành khoáng sản tỉnh, UBND huyện Bình Đại, lãnh đạo địa phương 2 xã Phú Vang, Lộc Thuận.

Nhiều hộ dân đang có nguy cơ bị trôi nhà ở tại Ấp 3, xã Phú Vang, huyện Bình Đại (ngày 21-02-2017). Ảnh: Phan Hân
Tình hình sạt lở trên sông Cửa Đại trước đây đã có nhưng ít. Từ cuối năm 2014 đến năm 2015, độ sạt lở khá cao. Đặc biệt, trong năm 2016, mức độ ngày một nghiêm trọng. Người dân địa phương rất bức xúc. Ông Phạm Văn Thoàng - Chủ tịch UBND xã Phú Vang cho biết, qua phản ánh của nhân dân về vấn đề sạt lở ngày càng nghiêm trọng ven sông Cửa Đại đoạn Phú Vang, địa phương đã cử cán bộ kiểm tra thống kê chi tiết tình hình sạt lở cũng như những thiệt hại của người dân. Qua kiểm tra thực tế, đoạn bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng từ điểm giáp xã Lộc Thuận đến kênh Cả Cao dài hơn 45.800m2, có đoạn sạt lở sâu 15m đã làm trôi nhiều phần đất canh tác và nhà ở của hộ dân. Trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Tiếp (Ấp 3) có trên 2.500m2 đất trôi, sạt lở mất trắng, giờ chỉ còn sổ đỏ.
Theo ông Nguyễn Đức Tín - Trưởng Ấp 3, xã Phú Vang, nhận định của địa phương nguyên nhân sạt lở do lưu lượng khai thác cát trên sông quá mức. Ông Cao Văn Bé Tư - Phó chủ tịch HĐND huyện Bình Đại cho biết: “Từ tháng 6-2016, tần suất khai thác rất dữ. Người dân đã phản ánh trong cuộc tiếp xúc cử tri. Rất mong cơ quan, ban, ngành tỉnh quan tâm thêm. Phía địa phương tăng cường kiểm tra để hạn chế sạt lở đất của dân”.
Được biết, mỏ cát trên đoạn từ xã Phú Vang đến Lộc Thuận được cấp phép hoạt động từ năm 2010, thời hạn đến hết tháng 3-2017. Theo ông Nguyễn Minh Cường - Phó trưởng Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2012, phía chủ doanh nghiệp khai thác mới bắt đầu thả phao. Đến năm 2014, bắt đầu khai thác. Tình hình khai thác đảm bảo trong quản lý kiểm soát của ngành.
Qua khảo sát, ông Lê Văn Đáo đánh giá việc sạt lở trên sông Cửa Đại là sạt lở tự nhiên do nhiều nguyên nhân tác động. Thực tế, sạt lở xảy ra ngày càng lớn với tốc độ ngày càng nhanh nhưng cục bộ, có nơi sạt lở rất lớn ảnh hưởng nhà cửa, đất đai của người dân. Trên cơ sở khảo sát, đoàn sẽ báo cáo UBND tỉnh để có ý kiến, có thể có cuộc khảo sát đầy đủ hơn để đánh giá nguyên nhân sạt lở một cách chính xác. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu phù hợp với những tác động của sạt lở đến địa bàn.
Ông Lê Văn Đáo cũng cho hay, để có đánh giá chính thống, phải có nghiên cứu đánh giá một cách khoa học mới có giải pháp tốt nhất. Do đó, trước mắt, địa phương vận động người dân thực hiện các giải pháp trồng cây chắn sóng, dùng bạt để che hoặc bằng mọi cách để giảm nguy cơ sạt lở. Ông Đáo nhắc nhở địa phương nên thống kê lại từng trường hợp cụ thể thiệt hại của người dân gửi đến Chi cục Phát triển nông thôn để có chính sách hỗ trợ phù hợp giúp người dân an tâm sinh sống, lao động. Theo ông Đáo, ban, ngành cần siết chặt và quản lý tốt việc khai thác cát sông trên địa bàn phụ trách. Xã, huyện phải có kế hoạch cụ thể, tăng cường kiểm tra. Quá trình kiểm tra phải đảm bảo đúng luật, mạnh dạn đề xuất cấp trên rút giấy phép nếu doanh nghiệp vi phạm trong việc khai thác cát sông.
Phan Hân

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Hoa marguerite

Hoa marguerite
Các ảnh này thuộc trang flickr.com , các tác giả cho phép mọi người load về hoặc lấy link thoải mái.
Margherite (Daisies)
Ảnh 1:Margherite (Daisies).
Leucanthemum vulgare ( oxeye daisy)
Ảnh 2: Leucantheum vulgare
Sánh duyên
Ảnh 3: Bình an bên nhau. Ảnh của Võ Khắc Huy, nội dung ảnh: Hoa Marguerite - Trà hoa nữ - HLC; title:Sánh duyên.
Margherita comune (Leucanthemum vulgare)
Ảnh 4: Margherita comune (Leucanthemum vulgare). Ảnh của Luigi Strano - Cầu mong vợ chồng mình giản dị và khỏe mạnh mãi. Origional size: 1201-885;
Le margherite, stelle della terra (Chrysanthemum leucanthemum)
Ảnh 5: Le margherite, stelle della terra (Chrysanthemum leucanthemum). Tác giả: Luigi Strano - Marguerite khoe sắc.
Felicia amelloides
Ảnh 6: Marguerite tím nhạt. Tác giả:Luigi Strano.
Felicia Amelloides (Asteracee)
Ảnh 7: Marguerite tím nhạt. Tác giả:Luigi Strano.
Blue Daisies (Felicia amelloides)
Ảnh 8:Marguerite tím nhạt.
Hoa Thuy Tien
Ảnh 9: Hoa Thủy tiên. Tác giả: bongbong1312.
* * * * * * * * *
*
Những kiếp hoa xuân. Tác giả:Anh Bằng.
Tôi buồn đứng trông hoa cười
Hoa nào duyên không lả lơi
Không thẹn thùng trước gió xuân tươi
Không đậm đà giữa nắng xuân vui
Không say mộng đời.
* * * *
Hương trời cố hương xa vời
Xuân về cho hoa tã tơi
Hoa lạnh lùng sống với đơn côi
Chôn cuộc đời khép kín đôi môi
Hoa chẳng còn tươi.
* * * *
Anh ơi em là hoa hoa biết nói
Giữa tuổi xuân thắm tươi
Vẫn không yêu kiếp người.
Anh đi trong ngày xuân hay bóng tối
Hồn em như chới với
Mắt em như lệ rơi.
* * * *
Xin mượn tiếng ca u hoài
Cung đàn yêu thương người ơi
Ghi tình sầu đất nước chia đôi
Ghi tình đời những cánh hoa rơi
Ghi cả tình tôi.


Hoa Thủy tiên
Ảnh 10: Hoa Thủy tiên, tác giả: haifangshi. Mỗi hoa có 6 cọng râu.
hoa thuy tien
Ảnh 11: Hoa Thủy tiên, tác giả: trong viet1812.
Hoa Thủy Tiên
Ảnh 12: Hoa Thủy tiên, tác giả: fairynguyentien ; Hội Hoa Xuân Tao Đàn, mùng 3 Tết Mậu tý 2008.


Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Thăm Bác 3 Lảnh gái

Thăm Bác 3 Lảnh gái
Bác 3 Lảnh nhà ở Mỹ Thành An, bờ sông đối diện chợ Bến Tre, thị Xã Bến Tre, theo đường nhỏ ở đầu cầu Cái Cối đi vào cầu Miếu Cái Đôi, qua miếu ấy khoảng 100m. Hiện nhà ở Bến Tre giao cho vợ chồng anh Lâm và VC anh Viên trông nom, Bác Ba Lảnh lên Sài Gòn ở với con gái thứ 6 là Hằng ( Nha sĩ).
Hoa Mai - Ochna Integerrima
Đường đến nhà Hằng:Từ đường Nguyễn Biểu qua cầu Chữ Y, theo nhánh đi thẳng: vào đường Dạ Nam thẳng hàng với Nguyễn Thị Tần, theo Nguyễn Thị Tần đến quẹo phải tại ngã 4 với Tạ Quang Bữu. Theo đường Tạ Quang Bữu (đường này nhỏ, xe được chạy 2 chiều) cuối đường quẹo trái vào Cao Lỗ. Theo Cao Lỗ, qua các đường số lớn hơn 200, lớn hơn 300, qua Trường Cao Đẳng Kinh Tế Nam Sài Gòn (bên trái), quẹo phải vào đường số 17.Tìm nhà bên phải, số 36.
Niên Mẫn đến nhà lúc 9:50 sáng thứ bảy 18-02-17, khu phố có vẻ thưa người.
IMG_1204
Mẹ Trúc trước ngà bác Ba gái: số 36 đường số 17, gần Trường Cao Đẳng Kinh Tế Nam Sài Gòn.
IMG_1205
Những người trẻ khỏe đi làm hoặc đi học chưa về, giờ này chỉ có người già ... trông chừng nhà!. Ảnh chụp ban công lầu 1 nhà đối diện.
IMG_1206
IMG_1207
Mẹ Trúc và bác Ba gái ngồi trên giường.
IMG_1208
Năm nay bác Ba gái đã 87 tuổi.
hoa bạch mai
Cuối thu

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Đám cưới con trai cô Loan, cháu ngoại Dì Chín

Đám cưới con trai cô Loan, cháu ngoại Dì Chín
Bà Wendy Trần (*), 50/23 Phùng Văn Cung, P7,Q Phú Nhuận,TPHCM / / Ông Bà Võ Văn Hồng, Phạm Thị Mỹ, 78M Đường HT44,P.Hiệp Thành,Q12,TPHCM
Trân trọng báo tin lễ Tân Hôn của con chúng tôi:
Trần Quốc Lập, trưởng nam
Võ Thị Mỹ Hương, Út nữ.
Hôn lễ được cử hành tại tư gia vào lúc 11 giờ 00 ngày 25 tháng 02 năm 2017 ( Nhằm ngày 29 tháng 01 năm Đinh Dậu)
Thiệp mời
Trân trọng kính mời HAI EM vui lòng đến dự buổi tiệc rượu chung vui cùng gia đình chúng tôi tại:
Nhà hàng Vườn cau - Sảnh Blue Bell
Số 360 Phan Văn Trị, P11,Q Bình Thạnh, TPHCM vào lúc 17 giờ 30 ngày 25 tháng 02 năm 2017, nhằm ngày 29 tháng 01 năm Âm lịch Đinh Dậu.
Sự hiện diện của hai em là niềm vinh hạnh cho gia đình chúng tôi.
Kính mời
* * * * * * *
(*) Bà Wendy Trần: cô Oanh, con gái Út của Dì Chín, Trần là họ cha: ông Trần Văn Nữa.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Ngày Xuân thăm khu tưởng niệm bác sĩ Y-éc-xanh

Ngày Xuân thăm khu tưởng niệm bác sĩ Y-éc-xanh
(Copy từ http://www.nhandan.org.vn/vanhoa/du_lich/item/32069202-ngay-xuan-tham-khu-tuong-niem-bac-si-y-ec-xanh.html ; tác giả: Đức Quang ; đã đăng ngày 15-02-17 lúc 04:12, mục Văn hóa > Du lịch.)
Khách du lịch viếng mộ bác sĩ Y-éc-xanh.
Nhân dân Việt Nam vốn trọng tình nghĩa và có truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn". Những người có công lao lớn và nhiều đóng góp cho cộng đồng, dân tộc và đất nước đều được ghi nhớ, tôn vinh và tri ân, thờ cúng bằng nhiều hình thức cho dù họ là người Việt Nam hay người nước ngoài. Một trong những người như vậy là nhà bác học - bác sĩ người Pháp A-lếch-xan-đrơ Y-éc-xanh (1863 - 1943).
Rất nhiều thành phố ở nước ta ngày nay đã đặt tên ông cho các đường phố, trường học, viện nghiên cứu, vườn hoa. Riêng ở Khánh Hòa, bên cạnh Bảo tàng Y-éc-xanh và các đường phố, trường học mang tên bác sĩ Y-éc-xanh, đây còn là nơi lưu giữ phần mộ của bác sĩ Y-éc-xanh tại khu tưởng niệm Suối Dầu và được chính quyền, nhân dân giữ gìn, chăm sóc với tất cả sự trân trọng, yêu quý.
Bác sĩ Y-éc-xanh sinh năm 1863, vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ. Năm 1891, sau khi đi nhiều nơi trên thế giới, cuối cùng ông chọn vùng đất Nha Trang (Khánh Hòa) nắng ấm là nơi dừng chân để sinh sống và nghiên cứu khoa học. Ông đã dựng một ngôi nhà gỗ ở Xóm Cồn, mở phòng khám chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo. Người dân yêu quý, thân mật gọi bác sĩ theo cách gọi của người Việt Nam là ông Năm.
Ngoài những đóng góp, nghiên cứu quan trọng cho y học thế giới, đối với nhân dân Nha Trang (Khánh Hòa), bác sĩ Y-éc-xanh còn có nhiều công lao trong việc chăm sóc, chữa bệnh, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp. Ông cũng là người đầu tiên khai phá con đường lên Ðà Lạt và đặt nền tảng để xây dựng lên thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Năm 1943, khi ông mất, hàng chục nghìn nhân dân địa phương và nhiều vùng lân cận đã thương tiếc, đến viếng và đưa tiễn ông.
Hiện nay, mộ phần của bác sĩ Y-éc-xanh nằm ở xã Suối Dầu, huyện Diên Khánh, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 20 km về phía nam, nằm trên quốc lộ 1A theo như di chúc ông để lại. Ðây cũng là nơi ông từng ở và nghiên cứu trong nhiều năm cho đến tận cuối đời. Từ ngoài đường vào theo bản chỉ dẫn, đến ngôi mộ ông chừng 800 m, đường khá rộng, hai bên có những cây phượng tán phủ rộng che mát. Ngôi mộ của ông nằm trên đỉnh đồi nhỏ và từ dưới đồi đi lên chừng 50 m, đường đi lên làm bằng bậc đá chẻ, hai bên là rừng cây lâu năm, rậm rạp, dây leo chằng chịt.
Lên đến gần đỉnh đồi, có hàng ghế đá dọc theo lối đi, có nhà chờ để khách nghỉ chân. Ngôi mộ của bác sĩ Y-éc-xanh khá bình dị, nhỏ bé, hướng về phía biển, khiêm tốn như cuộc đời nghiên cứu khoa học lặng lẽ của ông khi quyết định gắn bó với Việt Nam và chọn nơi này là quê hương cho đến cuối đời mình. Trên bia mộ ghi ngày tháng năm sinh, năm mất của ông bằng hai dòng chữ Việt - Pháp, cuối tấm bia đề chữ: "Ân nhân và Nhà Nhân đạo được nhân dân Việt Nam tôn kính".
Không gian khu mộ phần và tưởng niệm bác sĩ Y-éc-xanh yên bình và tĩnh lặng, chỉ có tiếng gió xào xạc và chim muông ríu rít, không khí mát mẻ quanh năm. Từ trên đồi nhìn xuống, xa xa là những cánh đồng mía bao bọc, nhấp nhô, ngút ngàn mầu xanh. Có lẽ cũng vì yêu mến cuộc sống, con người và cảnh quan nơi này mà sinh thời, năm 1896, ông đã giải thích trong thư gửi bạn về quyết định chọn nơi đây để sinh sống và làm việc: " Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm".
Hằng năm, vào những ngày lễ, Tết, nhân dân địa phương cũng như khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm viếng khu tưởng niệm bác sĩ Y-éc-xanh khá đông. Cách mộ ông chừng một cây số theo quốc lộ về hướng bắc, có chùa Linh Sơn. Sau khi thăm mộ, trên đường về, du khách thường ghé chùa vãng cảnh, hoàn tất một chuyến du lịch nhiều ý nghĩa.
ÐỨC QUANG
(Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa)

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Đưa công nghiệp môi trường trở thành ngành kinh tế quan trọng

Đưa công nghiệp môi trường trở thành ngành kinh tế quan trọng
(Copy từ  http://tiasang.com.vn/-tin-tuc/Dua-cong-nghiep-moi-truong-tro-thanh-nganh-kinh-te-quan-trong-10423 ,  đã đăng ngày 15/02/17 lúc 13:43.)
Đến năm 2025, ngành công nghiệp môi trường trở thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường trong nước; từng bước tiến tới xuất khẩu các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm bảo vệ môi trường có lợi thế cạnh tranh.
Môi trường các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội và TPHCM đều rất ô nhiễm. Ảnh: tinmoitruong.vn
Đó là mục tiêu của Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đề án phấn đấu phát triển các công nghệ xử lý, tái chế chất thải, phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường; công nghệ sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng của thế giới; đẩy mạnh ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ.
Đồng thời, phát triển sản xuất thiết bị và sản phẩm đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo vệ môi trường trong nước, từng bước tiến tới xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế và năng lực cạnh tranh; năng lực sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 70 - 80% nhu cầu thiết bị xử lý nước cấp và nước thải, 60 - 70% nhu cầu thiết bị xử lý và tái chế chất thải rắn, 70 - 80% nhu cầu thiết bị xử lý khí thải, khoảng 50 - 60% nhu cầu thiết bị thu gom, vận chuyển và phân loại chất thải, 40 - 50% nhu cầu thiết bị quan trắc môi trường; 60 - 70% nhu cầu sản phẩm bảo vệ môi trường; 40 - 50% thiết bị sản xuất năng lượng tái tạo; 60 - 70% thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả; 20 - 30% thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng tái tạo; xuất khẩu được 20 - 30% các sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường.
Phát triển dịch vụ môi trường cơ bản đáp ứng nhu cầu của xã hội về xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị, công nghiệp, chất thải nguy hại; phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm và nhu cầu phân tích, quan trắc môi trường và các dịch vụ tư vấn về môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên, năng lượng.
Một trong những giải pháp để phát triển ngành công nghiệp môi trường mà Đề án hướng tới là xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp môi trường, các bộ đơn giá dịch vụ môi trường, suất đầu tư theo công nghệ trong xử lý môi trường; phát triển công nghệ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường; phát triển sản xuất, chế tạo, cung cấp các thiết bị, phương tiện, dụng cụ, sản phẩm bảo vệ môi trường; phát triển thị trường và thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường...

Đặc sắc Lễ hội Làm Chay ở Tầm Vu

Đặc sắc Lễ hội Làm Chay ở Tầm Vu
(Copy từ http://baoninhthuan.com.vn/photo/91410p124c125/dac-sac-le-hoi-lam-chay-o-tam-vu.htm ; tác giả: Hoàng Trung ; đã đăng ngày 14-02-17 lúc 21:20.)
"Dù ai buôn bán bộn bề. Làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu". Từ cả trăm năm nay, lễ hội Làm Chay ở thị trấn Tầm Vu (h.Châu Thành, t.Long An) là lễ hội tâm linh vì cộng đồng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cúng cô hồn thập loại chúng sinh.

Lễ hội diễn ra từ ngày 14-16 tháng Giêng Âm lịch, bắt nguồn từ sự kiện Pháp xử bắn hai nhà yêu nước là Đỗ Tường Tự và Đỗ Tường Phong (ông nội vợ của Cố giáo sư Trần Văn Giàu). Quân đội Pháp nghiêm cấm việc làm ma chay và khóc thương. Do dịch bệnh hoành hành mùa màng, nhân dân Tầm Vu mượn cơ hội làm trai đàn để xua đuổi côn trùng phá hoại mùa màng, vừa làm lễ trai đàn cho những người đã ngã xuống vì quê hương.
Trong ngày rằm tháng Giêng, 9 xã trong huyện Châu Thành bày biện các bàn thờ cúng để hưởng ứng lễ Làm Chay ở thị trấn Tầm Vu. Nghi thức chiêu u đường sông cũng được thực hiện sau đó. Một chiếc ghe được chèo dọc các nhánh sông rạch, nơi có các miếu cô hồn, những nơi diễn ra những trận đánh để rước các “vong hồn lạc thủy” về ghe đăng đậu ở bến sông.
Năm 2015, lễ hội Làm Chay được công nhận Di sản phi vật thể cấp Quốc gia và đình Tân Xuân cũng được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ một tín niệm Phật giáo, kết hợp với tín ngưỡng dân gian và kể cả tôn giáo khác, người dân Tầm Vu đã sáng tạo nên một lễ hội đậm chất nhân văn, tưởng nhớ các vong linh, những anh hùng chiến sĩ đã ngã xuống ở mảnh đất giàu truyền thống này, một lễ hội mang vẻ đẹp thuần phác của miền Nam.
Phóng viên Báo điện tử Ninh Thuận ghi lại một số hình ảnh Lễ hội Làm Chay ở Tầm Vu năm 2017:
 
Nghi thức đánh trống khai hội Tầm Vu.
Chuẩn bị xe hoa trong thực hiện nghi thức Chiêu u trên bộ.
Lễ tế chiến sỹ trận vong tại Lễ hội Làm Chay Tầm Vu.
Lãnh đạo huyện Châu Thành dâng hương tại khu tưởng niệm Nhà yêu nước Đỗ Tường Tự.
Lễ tế chiến sỹ trận vong.
Nghi thức Chiêu U tại Lễ hội Làm chay Tầm Vu.
Nghi thức chiêu u trên sông nơi diễn ra những trận đánh để rước các “vong hồn lạc thủy”
về ghe đăng.
Đông đảo nhân dân địa phương tham dự lễ tế chiến sỹ trận vong.
Đông đảo người dân địa phương và du khách tham dự Lễ hội Làm Chay.
Chị em phụ nữ chuẩn bị thực phẩm đãi khách tham dự Lễ hội.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

TP.HCM dẹp nạn lấn chiếm trên đường Trần Quang Khải

TP.HCM dẹp nạn lấn chiếm trên đường Trần Quang Khải
(Copy từ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170214/tphcm-dep-nan-lan-chiem-tren-duong-tran-quang-khai/1264396.html ; tác giả: Q.Khải ; đã đăng ngày 14-02-17 lúc 09:11.)
Hàng loạt các vi phạm về lấn chiếm lòng lề đường tại trục đường Trần Quang Khải đã bị xử lý, cưỡng chế tháo dỡ tại chỗ.
TP.HCM dẹp nạn lấn chiếm trên đường Trần Quang Khải
Nhân viên quản lý trật tự đô thị Q.1 tháo dỡ vỉ sắt dài khoảng 2m gắn cố định từ nhà 128 Trần Quang Khải ra lề đường - Ảnh: Q.KHẢI
Ngày 13-2-17, ông Đoàn Ngọc Hải, phó chủ tịch UBND Q.1 (TP.HCM), đã chỉ huy đội quản lý trật tự đô thị, công an quận đi kiểm tra, xử lý tình trạng lấn chiếm lòng lề đường trên địa bàn P.Tân Định.
Tại trục đường Trần Quang Khải, đoàn đã phát hiện hàng loạt vi phạm về lấn chiếm lòng lề đường và tiến hành cưỡng chế tháo dỡ tại chỗ.
Cụ thể nhà 128 Trần Quang Khải lắp đặt hai vỉ sắt làm con dốc cố định để ôtô chạy vào nhà nhưng lấn ra lề đường khoảng 2m. Lực lượng đội quản lý trật tự đã phá bỏ hai vỉ sắt này.
Quá trình thực hiện một người đàn ông trong nhà nói trên đã lớn tiếng phản ứng, nhưng được lực lượng phường, quận thông tin, giải thích nên không xảy ra va chạm.
Cạnh căn nhà trên (có cùng số 128), người dân đang sửa nhà cũng làm hàng rào lấn chiếm vỉa hè khoảng 2m để chứa vật liệu xây dựng. Đội quản lý trật tự đô thị yêu cầu người vi phạm tháo dỡ hàng rào ngay lập tức, thu dọn vật tư vào bên trong.
Tại góc lề đường Nguyễn Phi Khanh - Trần Quang Khải, đoàn kiểm tra phát hiện một quán cà phê ngoài trời, mặt bằng được xây cao hơn lề đường khoảng nửa mét, bày nhiều bàn ghế, che dù, bên dưới là một dãy xe máy của khách uống cà phê đậu trên vỉa hè.
Cho rằng quán cà phê này lấn chiếm vỉa hè, ông Đoàn Ngọc Hải yêu cầu cung cấp giấy chủ quyền nhà nhưng không có chủ quán ở ngay thời điểm đó. Ông Hải đã giao lãnh đạo P.Tân Định trong vòng một tuần kiểm tra giấy chủ quyền và giấy phép xây dựng của quán này để xử lý nếu vi phạm.
Dọc tuyến đường Trần Quang Khải có hàng chục con dốc bằng bêtông từ lề đường dẫn vào nhà dân, dốc bằng sắt từ lòng đường dẫn lên lề đường đều bị lực lượng đô thị cưỡng chế tháo dỡ. Một số bồn cây xanh bằng bêtông lấn ra vỉa hè cũng bị đập bỏ.
Một số trường hợp mua bán lấn chiếm lề đường như đặt tủ thuốc lá, tủ chứa vật tư sửa xe trên lề đường, khi thấy lực lượng tổ chức kiểm tra từ xa đã dọn bớt hàng, khóa tủ, đi khỏi hiện trường cũng bị tịch thu phương tiện.
Có ít nhất 4 trường hợp đậu ôtô, đi xe máy trên lề đường đã bị các lực lượng lập biên bản tạm giữ giấy tờ xe, hẹn thời điểm giải quyết.
Theo nghị định 46 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hành vi đi xe máy trên hè phố bị phạt 300.000 - 400.000 đồng, còn đậu ôtô trái quy định mức phạt từ 600.000 - 800.000 đồng.
Theo UBND Q.1, trước đó quận đã có thông tin rộng rãi về việc sẽ tổ chức kiểm tra, xử lý nạn lấn chiếm lòng lề đường để lập lại kỷ cương. Việc kiểm tra đột xuất này sẽ được thực hiện thường xuyên.
Sau khi kiểm tra xử lý trên tuyến đường Trần Quang Khải, ông Hải cho rằng nếu P.Tân Định để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm lòng lề đường, lãnh đạo phường phải chịu trách nhiệm với UBND quận.
Q.Khải

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao

Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao
(Copy từ http://khoe360.tienphong.vn/lam-dep/hinh-anh-tao-bao-hiem-hoi-cua-ngoc-nu-phim-quynh-dao-1120508.tpo ;9 ảnh; tác giả: Trang Thu ; đã đăng ngày 13-03-17 lúc 15:26, mục Khỏe 360.)
Hình ảnh diện nội y xuyên thấu của Tưởng Cần Cần khác xa với phong cách dịu dàng đằm thắm mà cô đã gắn bó bấy lâu.
Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao ảnh 1Tưởng Cần Cần nóng bỏng bán nude khoe làn da không tì vết.
Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao ảnh 2Ảnh 2.
Nhờ vai diễn trong phim “Trời xanh đổ lệ” của nữ văn sĩ Quỳnh Dao, Tưởng Cần Cần vụt sáng trở thành ngôi sao được nhiều người biết đến.
Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao ảnh 3
Cũng chính nhờ vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” mà cô được nữ văn sĩ dành tặng nghệ danh “Thủy Linh”.
Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao ảnh 4Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao - ảnh 4.
Ban đầu, nhiều người nhận xét nhan sắc của Tưởng Cần Cần chỉ phù hợp với những vai tiểu thư dịu dàng hoặc những cô gái có số phận bi ai trắc trở nhưng cô đã chứng minh khả năng diễn xuất đa dạng của mình không chỉ dừng lại ở đó.
Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao ảnh 5Điển hình là vai diễn nữ thám tử gan dạ võ nghệ phi phàm trong bộ phim "Thám tử kinh đô", nữ hiệp Nghê Thường trong phim "Nữ hiệp sĩ tóc trắng" (Bạch phát ma nữ), nàng Ngọc Kiều Long cao ngạo bướng bỉnh trong phim truyền hình "Ngọa hổ tàng long", Mục Niệm Từ trong "Tân anh hùng xạ điêu 2003", hay các phim truyền hình khá thành công tại Đài Loan như Ngọa Hổ Tàng Long, Phong Vân…
Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao ảnh 6Ảnh 6: Người đẹp kết hôn năm 2006 và có một cậu con trai năm nay 10 tuổi.
Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao ảnh 7Hiện mỹ nhân tài sắc này không tham gia nhiều hoạt động của làng giải trí để tập trung chăm sóc gia đình.
Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao ảnh 8
Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao - ảnh 8.
Hình ảnh táo bạo hiếm hoi của ngọc nữ phim Quỳnh Dao ảnh 9Ảnh 9: Tưởng Cần Cần chưa bao giờ gợi cảm đến thế!
Trang Thu
Cuối thu