Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Nhất quán thực hiện chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Nhất quán thực hiện chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" (*)
Copy từ http://laodong.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-nguyen-tan-dung-nhat-quan-thuc-hien-chu-truong-khep-lai-qua-khu-huong-toi-tuong-lai-321223.bld ,đăng ngày 30/04/15, mục Chính trị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đúng 6h30 sáng nay 30.4.15, tại TPHCM diễn ra lễ mít tinh, duyệt binh, diễu hành mừng 40 năm thống nhất đất nước. Tại buổi lễ mít tinh, Thủ tướng đã đọc bài diễn văn. Báo Lao động xin trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015).
Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Thưa các đồng chí Lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,
Thưa các vị khách quốc tế,
Thưa đồng bào, đồng chí và quý vị đại biểu
Hôm nay, trong không khí hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phấn khởi, tự hào tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi thân ái gửi tới các đồng chí Lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang; Cán bộ chiến sĩ Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân; các vị khách quốc tế, quý vị đại biểu và đồng bào, đồng chí trong cả nước lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất
Thưa đồng bào, đồng chí và quý vị đại biểu,
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta. Chúng ta đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của độc lập, thống nhất và cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong thời khắc thiêng liêng, xúc động này, Đảng, Nhà nước, toàn dân, toàn quân ta thành kính tưởng nhớ và đời đời biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới - Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta.
Chúng ta mãi mãi tưởng nhớ và tri ân các nhà Lãnh đạo tiền bối kiệt xuất của Đảng - của dân tộc; các anh hùng liệt sĩ và đồng chí, đồng bào ta đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Chúng ta luôn ghi nhớ và biết ơn các đồng chí Lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến cùng đồng bào, đồng chí trên mọi miền đất nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã cống hiến máu xương, trí tuệ, tài năng, công sức, của cải cho cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại.
Tại buổi Lễ trọng thể này, một lần nữa chúng ta chân thành cảm ơn các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô, Trung Quốc; các chính phủ, các phong trào, các tổ chức và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới đã nhiệt thành ủng hộ, dành những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu cả về tinh thần, vật chất cho cuộc đấu tranh chính nghĩa, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam chúng ta.
Thưa đồng bào, đồng chí và quý vị đại biểu,
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam có quyền thực hiện khát vọng thiêng liêng của mình là được sống trong một đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc và có quan hệ bình đẳng, hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta. Tổ quốc ta đã phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng.
Song, nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quí hơn độc lập tự do. Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành mệnh lệnh thiêng liêng của lý trí và trái tim của mỗi người Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính yêu, quân và dân cả nước đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, kiên cường, sáng tạo, anh dũng chiến đấu, hy sinh, lập nên những chiến công oanh liệt, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc bằng sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc - Nam sum họp một nhà. Đồng bào ta tràn ngập niềm vui trong Ngày đại thắng. Thắng lợi vĩ đại này đã làm nức lòng bè bạn gần xa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn - của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất đất nước của đồng bào ta; của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình, sáng tạo của Đảng ta; của sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; của lòng trung thành tuyệt đối và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của các Lực lượng vũ trang nhân dân với sự chỉ huy thao lược của các vị Tướng lĩnh tài ba; của tình hữu nghị và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, hiệu quả của bạn bè quốc tế; của liên minh chiến đấu kề vai sát cánh chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Báo cáo Chính trị do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng ngày 14-12-1976 đã khẳng định “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Thưa đồng bào, đồng chí và quý vị đại biểu,
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, chúng ta đã tập trung sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, phá thế bao vây cấm vận, anh dũng kiên cường chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây Nam, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm 83% trong tổng GDP. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế không ngừng tăng lên; GDP tăng gấp gần 7 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng gấp hơn 200 lần. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 2.200 USD. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá nhanh với nhiều công trình hiện đại, tạo diện mạo mới cho đất nước.
Tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển văn hóa và công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh, còn dưới 6%. Đã có hơn 98% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia. Tuổi thọ trung bình tăng từ 64,8 tuổi năm 1986 lên khoảng 73,5 tuổi năm 2015. Đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Quốc phòng an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao, thương mại và đầu tư với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; hiện có hơn 18.200 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 256 tỷ USD. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Chúng ta chân thành cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ và hợp tác hiệu quả của cộng đồng quốc tế.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng hệ thống chính trị được đẩy mạnh và dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường.
Trong những năm vừa qua, trước tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng ta đã thực hiện được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội.
Thành tựu đạt được trên các lĩnh vực trong 40 năm qua đã tạo cơ sở và tiền đề quan trọng, quý báu để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa trong giai đoạn mới.
Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ đạt được, chúng ta cũng nghiêm túc nhìn nhận: Kinh tế - xã hội phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Việc tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng tăng trưởng, môi trường kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với nhiều nước trong khu vực chậm được thu hẹp. Văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường nhiều mặt còn yếu kém, khắc phục còn chậm. Khoảng cách giàu nghèo còn lớn. Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo và quản lý kinh tế - xã hội nhiều mặt còn hạn chế. Hệ thống chính trị đổi mới chưa đồng bộ, năng lực và hiệu quả hoạt động chưa ngang tầm nhiệm vụ. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta còn nhiều khó khăn, thách thức.
Thưa đồng bào, đồng chí và quý vị đại biểu,
Trong giai đoạn phát triển mới, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt ra là rất nặng nề, đan xen cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức. Phát huy tinh thần của Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện cùng nhau chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu tranh thủ thời cơ - thuận lợi, vượt qua khó khăn - thách thức, thực hiện bằng được mong ước của Bác Hồ kính yêu xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn - một nước Việt Nam thống nhất, xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ - xứng đáng với sự hy sinh to lớn, cao cả của đồng chí, đồng bào, của các anh hùng liệt sỹ.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân - mỗi người chúng ta hãy cùng nhau phát huy cao độ tinh thần yêu nước; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; tạo nền tảng ngày càng vững chắc để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế và vận hành hiệu quả nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh. Huy động và sử dụng hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong và ngoài nước. Phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam. Tạo mọi thuận lợi để người dân tự do, sáng tạo phát triển sản xuất kinh doanh. Nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thực hiện tốt chính sách đối với người có công với nước.
Xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực sự là đạo đức, là văn minh như tâm nguyện của Bác Hồ. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và đổi mới phương thức lãnh đạo - cầm quyền của Đảng. Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ, tự do của người dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, lấy phục vụ người dân, doanh nghiệp và lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất.
Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên; giữ vững và tăng cường niềm tin trong nhân dân, củng cố mối quan hệ mật thiết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng vì đây là cội nguồn sức mạnh của Đảng ta. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể nhân dân.
Tăng cường quốc phòng, an ninh. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.
Thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam, chúng ta nhất quán thực hiện chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai - Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; hợp tác bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công, đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài, mỗi người chúng ta hãy nêu cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thương nòi, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, không phân biệt quá khứ, vượt lên trên những khác biệt, cùng nhau chân thành hòa hợp dân tộc, vun đắp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tất cả vì một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh như mong muốn cuối cùng trong Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu.
Thưa đồng bào, đồng chí và quý vị đại biểu,
Hôm nay, kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước cũng là dịp chào mừng Ngày quốc tế Lao động 1-5, chúng ta chân thành cảm ơn và bày tỏ tình đoàn kết với Người lao động trên toàn thế giới đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam và đang đấu tranh vì hòa bình, phát triển, công bằng và tiến bộ trên thế giới.
Chúng ta nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương, tôn vinh tất cả những Người lao động đang hăng say làm việc, cống hiến trong các lĩnh vực, trên mọi miền của đất nước và những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biên cương, hải đảo của Tổ quốc và cuộc sống bình yên của nhân dân.
Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đặt trọn niềm tin và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thế hệ trẻ Việt Nam nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích, sáng tạo; làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại; không ngừng phát triển văn hóa, nâng cao đạo đức, lối sống; kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của các thế hệ cha anh, đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, đưa dân tộc ta - đất nước ta tiến cùng thời đại.
Năm 2015, Việt Nam có nhiều ngày Lễ lớn và sự kiện quan trọng. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, của Đảng ta, của các Lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng và tinh thần Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực thực hiện đạt kết quả cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trọng đại - vinh quang trong giai đoạn phát triển mới mà Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp đã đề ra.
Tinh thần Đại thắng Mùa Xuân năm 1975 bất diệt
Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta
Xin trân trọng cảm ơn.
(*) Toàn văn bài diễn văn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc tại Lễ mít tinh, duyệt binh, diễu hành mừng 40 năm thống nhất đất nước. Nhan đề do tòa soạn đặt.

Du khách di tản khỏi Nepal ngày 29/04/15

Du khách di tản khỏi Nepal ngày 29/04/15


Trước và sau động đất.


Canadian citizens and those from other nations during their evacuation from Kathmandu on a Canadian Armed Forces C-17 aircraft, April 29, 2015. REUTERS/Kevin McMillan/Canadian Forces Combat Camera


Joanne Long from Florida, Anne De Nada from Canada and Susan Miksa from Louisiana wait for a helicopter, after being stranded for five days in a village cut off by road after Saturday's earthquake, near Chautara, Nepal, April 30, 2015. The North American tourists were part of a drawing club touring Nepal. REUTERS/Olivia Harris

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Hà Nội lung linh đèn hoa kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước

Hà Nội lung linh đèn hoa kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước
Copy từ http://www.tienphong.vn/nhip-song-thu-do/ha-noi-lung-linh-den-hoa-ky-niem-40-nam-thong-nhat-dat-nuoc-854326.tpo ,đăng ngày 29/04/15, mục Nhịp sống thủ đô. 13 ảnh .
TPO - Hà Nội như thay màu áo mới, khắp phố phường trang hoàng rực rỡ ánh đèn, chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ảnh 1: Khắp các tuyến phố của Thủ đô lộng lẫy đèn hoa kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ảnh 2
Ảnh 3
Ảnh 4: Phố Hàng Khay được trang hoàng rực rỡ bằng những đèn hoa màu đỏ.
Ảnh 5: Đèn hoa trên phố Tràng Tiền.
Ảnh 6: Một số tuyến phố khác được trang trí đèn màu khá cầu kỳ.
Ảnh 7
Ảnh 8
Ảnh 9: Phố Tràng Thi được trang trí bằng dòng chữ "Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, 30/4/1975-30/4/2015".
Ảnh 10
Ảnh 11: Những đèn hoa màu tím bắt mắt.
Ảnh 12: Trên tuyến phố Hai Bà Trưng.
Ảnh 13: Nhiều tuyến phố đã được trang hoàng lộng lẫy bằng đèn màu, cờ, hoa, biểu ngữ để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Thanh Hà

Thống nhất đất nước, thống nhất lòng người

Thống nhất đất nước, thống nhất lòng người
Copy từ http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/thong-nhat-dat-nuoc-thong-nhat-long-nguoi-320906.bld ,đăng ngày 29/04/15, mục Sự kiện Bình luận .
"Chúng tôi mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về. Đất mẹ luôn sẵn sàng mời tất cả những người con về nhìn lại làng xã của mình, chắc chắn sẽ thấy nó phát triển", Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân đã chia sẻ như vậy nhân kỷ niệm 40 thống nhất đất nước.
Câu nói đó cũng là lời mời rất chân thành của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đối với kiều bào, những người vì lý do nào đó, chưa muốn trở về nước. Những năm qua, càng ngày càng nhiều người Việt ở nước ngoài đã về nước, không chỉ về thăm mà về cộng tác trong nhiều lĩnh vực, về làm ăn, có người về và ở lại Việt Nam.
Nhiều nhân vật tưởng rằng có ngăn cách rất sâu nên khó lòng trở về, nhưng chính những người đó lại chứng minh rằng, khoảng cách nào rồi cũng được lấp đầy. Cựu Phó tổng thống chính quyền cũ - ông Nguyễn Cao kỳ, nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Khánh Ly và nhiều người khác đã trở về và đã nhận được những tình càm, có thể vượt quá sự mong đợi của họ.
Tuy nhiên, còn có không ít người vẫn chưa muốn trở về, trong lòng còn những suy nghĩ ngăn cách. Có thể họ chưa tiếp nhận đầy đủ thông tin, hoặc thông tin chưa khách quan, nên hiểu chưa đúng về đất nước. Hãy nhìn cố quốc bằng cái nhìn của một người con xa quê hương, có tấm lòng chân thành với đất nước. Nếu có những điều chưa đồng thuận thì góp ý xây dựng, thậm chí phản biện, tranh luận, nhưng công tâm, khoa học. Đó là thái độ ứng xử đáng trân trọng.
Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân có lời mời rất tha thiết và cũng rất cần thiết trong lúc này: "...hãy làm gì đó, hãy bỏ viên gạch xây nhà cho quê hương, hãy trồng một cái cây cho quê hương mình thêm xanh, hãy góp một sáng kiến cho đất nước mạnh thêm".
Đất nước chưa giàu, chưa mạnh, nhưng cứ chia cắt lòng người thì không thể giàu và không thể mạnh. Cả hai phía, đều phải xoá bỏ hận thù, thật lòng hoà giải thì mới mong có sự hoà giải. Nếu còn phân biệt đối xử, phía bên này, phía bên kia thì thêm mấy chục năm nữa cũng chỉ "bằng mặt mà không bằng lòng". Vậy thì thống nhất đất nước nhưng vẫn chưa thống nhất được lòng người.
Nhưng để cho những người xa quê hương còn nghi ngờ, còn e ngại mạnh dạn trở về để "bỏ viên gạch", "góp một sáng kiến", thì người ở nhà phải chìa bàn tay ấm áp ra trước, phải xoá bỏ hoàn toàn sự phân biệt đối xử, nói như cựu đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh trên VN Express:"Cần hết sức khiêm nhường, đừng độc quyền yêu nước, độc quyền lẽ phải - xem những ai không đồng tình với mình là không yêu nước".
(LĐO) Lê Thanh Phong
Hoa ở nông thôn

Cong tu tho

Công tử thỏ
Copy từ http://nongnghiep.vn/cong-tu-tho-post141714.html ,đăng ngày 29/04/15, mục Nông nghiệp Việt Nam > Khuyến nông.
Từ chối công việc vào cơ quan nhà nước được "rải thảm đỏ", Hiếu tìm về quê người yêu, vùng cát trắng xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam mở trang trại nuôi thỏ.
Giám đốc, kiêm bác sĩ thu ý Vương Đình Hiếu.
Vương Đình Hiếu (SN 1990 ở đường Trưng Nữ Vương, phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đang ngồi trên ghế giảng đường đại học đã được gia đình “rải thảm đỏ” đưa vào một cơ quan nhà nước làm việc sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng, Hiếu từ bỏ tất cả, tìm về quê người yêu, vùng cát trắng xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam mở trang trại nuôi thỏ.
Tìm lối đi riêng
Hẹn hò mãi, cuối cùng tôi được gặp Vương Đình Hiếu tại trang trại nuôi thỏ mới thành lập tại xã Điện Nam Trung (Điện Bàn, Quảng Nam). Đấy là trại thỏ thứ 3 vừa được hoàn thành, tổng tiền đầu tư hết 700 triệu đồng.
Hiếu phân bua: “Anh thông cảm, đợt này em nhiều việc quá, nên không có thời gian rảnh. Sau chuyến đi Lào dài ngày tìm kiếm thị trường xuất khẩu, về lại Quảng Nam liền đi vào Quảng Ngãi xong thì ra Thừa Thiên - Huế… gặp bạn hàng và dạy bà con nông dân phát triển mô hình nuôi thỏ”.
Dẫn tôi tham quan trại thỏ, Hiếu kể, anh xuất thân trong một gia đình 6 người con, trước Hiếu là 5 chị gái. Hiếu là con trai một nên được gia đình nuông chiều. Mẹ Hiếu làm chủ xưởng đồ thủ công mỹ nghệ, sau chuyển qua buôn bán. Cha làm cán bộ nhà nước, cuộc sống gia đình thuộc diện khá giả. 5 người chị gái, tốt nghiệp đại học đều làm kế toán ở các Cty, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.
Tuổi nhỏ, Hiếu không thiếu thốn một thứ gì, thích gì là được đáp ứng ngay. Cuộc sống chỉ biết ăn học, không đụng tay, đụng chân đến một công việc nào. Năm 2012, Hiếu tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. Lúc này, cha mẹ và các chị đã nhắm xin việc vào một cơ quan nhà nước. Thế nhưng, Hiếu không chịu.
Hiếu tìm về quê người yêu là Mai Thị Lê (SN 1990, ở thôn Đông Trác, xã Bình Nam, Thăng Bình, Quảng Nam). Lê học ngành Tài chính - Ngân hàng, cùng trường với Hiếu.
Đôi bạn trẻ ngỏ lời với ông Mai Thanh Chiến, cha của Lê về ý định mở trang trại nuôi thỏ. Lời nói chưa dứt, Hiếu - Lê đã “ăn” ngay “một gáo nước lạnh”. Ông Mai khứơc từ lời đề nghị và bảo: “Ba đầu tư tiền của cho ăn học, mong con có việc làm ở thành phố, ai lại học xong trở về quê nuôi thỏ. Thôi xin hai đứa dừng ngay ý tưởng điên rồ này lại”. Cũng chẳng khác gì gia đình Lê, gia đình Hiếu kịch liệt phản đối. Còn đám bạn nghi ngờ Hiếu bị điên, bị khùng, cuộc sống “công tử” không chịu hưởng thụ, ai lại đi làm nông.
Đôi bạn trẻ Vương Đình Hiếu - Mai Thị Lê
Mặc kệ mọi người dèm pha, Hiếu - Lê vay mượn được 300 triệu đồng. Tất vả số tiền nay đầu tư vào trang trại, còn dư được 50 triệu đồng, hai người ra Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (Viện Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT) để mua 50 con thỏ giống New Zeland.
Trên đường vận chuyển bằng xe khách, gần một nửa thỏ bị chết, số thỏ còn lại nuôi được chừng 15 ngày lại chết gần hết. Không nản chí, Hiếu ra Đà Nẵng vay nóng 30 triệu đồng, với lãi suất tới 20%/tháng. Lần này, Hiếu mua 50 con thỏ loại nhỏ hơn ban đầu. Hết tiền mua thức ăn, Hiếu tìm đến các đại lý ký cam kết mua chịu và thanh toán dần.
Tưởng đã thuận đường, ai ngờ đợt nắng lịch sử năm 2013, chỉ trong một tuần đàn thỏ lăn đùng ra chết vì bệnh cầu trùng. Cha mẹ và 5 người chị của Hiếu vào thuyết phục: Nếu Hiếu bỏ nuôi thỏ về Đà Nẵng làm việc thì thích cái gì, các chị chiều cái đó. Xe máy đắt tiền, điện thoại xin, máy tính tốt… sẽ mua cho.
Đặc biệt không những Hiếu có việc làm, mà Lê cũng vậy. Nhưng Hiếu lắc đầu, quyết tâm bám trụ vùng đất cát để nuôi thỏ. Hết đường vay mượn, hai người lên kế hoạch, Hiếu tiếp tục chăm sóc 15 con thỏ còn sống sót, còn Lê rời trại ra Đà Nẵng làm gia sư kiếm tiền. Số tiền của Lê làm ra thì tiếp tục đổ vào nuôi thỏ.
Thu hơn 1 tỷ đồng / năm
Gắn bó gần 3 năm với thỏ, Hiếu “công tử bột” ngày nào có làn da trắng như trứng gà bóc, ăn chơi cùng đám bạn nay đã lột xác hoàn toàn. Hiếu trở thành giám đốc, thầy dạy nuôi thỏ cho bà con nông dân, kiêm bác sĩ thú y với làn da đen sạm.
Từ trang trại thỏ ban đầu tại xã Bình Nam nuôi 150 thỏ mẹ, nay Hiếu thêm 2 trại thỏ khác. Trong đó, trại thỏ tại huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi có tổng diện tích gần 4.000 m2, nuôi 500 con thỏ mẹ và trang tại ở xã Điện Nam Trung, huyện Điện Bàn, Quảng Nam với diện tích 2.500 m2, nuôi 300 con thỏ mẹ.
Mạnh dạn nuôi thỏ, mỗi năm Hiếu thu lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng
Cả 3 trang trại thu hút hơn 10 lao động, với mức thu nhập 3,5 - 4 triệu đ/tháng. Hiếu hạch toán một cách dễ hiểu: Một con thỏ mẹ đẻ 5 - 7 lứa/năm, mỗi lứa 4 - 9 con. Thỏ 3 tháng tuổi nặng khoảng 2,3 - 3 kg và có thể giết thịt. Thức ăn của thỏ đơn giản là rau, cỏ và bột.
Với giá thỏ hiện nay là 80.000 - 140.000 đ/kg, mỗi năm, trừ chi phí một thỏ mẹ có thể mang về lợi nhuận cho người nuôi từ 1,1 - 1,5 triệu đồng. Tính ra, 950 con thỏ mẹ, đôi bạn trẻ Hiếu - Lê thu về hơn 1 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, với phương thức lấy ngắn, nuôi dài nên có được khoản thu nhập nào, Hiếu tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô nuôi thỏ.
Đã làm chủ 3 trại thỏ, nhưng Hiếu vẫn chưa hài lòng, mới đây Hiếu đã thuê được 4 ha đất ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng mở trang trại nuôi thỏ kết hợp phát triển du lịch sinh thái. “Ở nước ngoài, mô hình này phát triển nhiều, bởi càng ngày, con người thích gần gũi với thiên nhiên”, Hiếu đánh giá.
Theo tính toán của Hiếu, việc mở rộng nuôi thỏ chắc chắn sẽ phát triển. Tôi ngắt lời, nhưng đầu tư vào nông nghiệp, đầu ra rất khó khăn. Nghe tôi nói vậy, Hiếu khẳng định: “Em đã có định hướng thì mới dám làm, số thỏ em nuôi, chắc chắn sẽ có chỗ tiêu thụ. Trước đây, thỏ chủ yếu cung cấp cho siêu thị, nhưng nguồn này chẳng được bao nhiêu. Mới đây, em mở rộng thị trường cung cấp cho các khách sạn, resort.
Đơn cử như một khách sạn 4 sao tại Đà Nẵng, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 100 con thỏ, trong khi đó, TP này có đến hàng chục khách sạn. Ngoài ra, TP Hội An, Huế, Quảng Ngãi nhiều lắm.
Mới đây em qua nước bạn Lào tìm kiếm thị trường và có nhiều nơi đặt hàng với số lượng lớn, sẽ có hàng ngàn con thỏ được xuất khẩu. Chưa kể đến việc đã không ít lần Cty Nippon Zoki Nhật Bản đặt vấn đề cung cấp thỏ để sản xuất thuốc với số lượng lớn, tuy nhiên số thỏ mấy trang trại của em còn ít nên từ chối”.
Không chỉ làm giàu cho riêng mình, trong những năm qua, Hiếu liên kết với bà con phát triển chăn nuôi. Có thời điểm, Hiếu bắt tay với 100 hộ từ Quảng Ngãi ra đến Thừa Thiên- Huế. Người dân nuôi, Hiếu lo đầu ra cho bà con.
Tuy nhiên, cách làm này cũng đã cho Hiếu nếm phải “trái đắng”. Có thời điểm, giá thỏ lên cao, trong khi ký hợp đồng với siêu thị vẫn giữ nguyên. Thấy vậy, bà con bán cho thương lái, khiến Hiếu không có thỏ cung cấp cho siêu thị, hợp đồng đổ vỡ.
Đắc Thành

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Thông xe quốc lộ huyết mạch nối TPHCM- Lâm Đồng

Thông xe quốc lộ huyết mạch nối TPHCM- Lâm Đồng
Copy từ http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Bo-GTVT-Thong-xe-quoc-lo-huyet-mach-noi-TPHCM-Lam-Dong/226059.vgp ,đăng ngày 28/04/15, mục Hoạt động Bộ - Ngành.
Quốc lộ 20 (QL 20) hoàn thành không chỉ giảm được gần 3 giờ đồng hồ từ TPHCM đi Đà Lạt, Lâm Đồng mà việc về đích trước thời hạn 7 tháng còn tiết kiệm được 1.200 tỷ đồng.
Một đoạn QL 20 vừa được thông xe. Ảnh: Báo GTVT
Sáng nay (28/4), Bộ GTVT đã tổ chức lễ thông xe 109,5km thuộc dự án khôi phục, cải tạo QL 20 đoạn từ Dầu Giây (Đồng Nai) đi Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Báo cáo quá trình hoàn thiện dự án, ông Đỗ Ngọc Dũng, Tổng Giám đốc CTCP BT20-Cửu Long, chủ đầu tư dự án cho biết, dự án có điểm đầu là ngã tư Dầu Giây tại Km0 (huyện Thống Nhất) điểm cuối tại Km123+105 (TP Bảo Lộc), chiều dài tuyến 109,5km.
Tổng mức đầu tư của hợp đồng dự án là gần 5.265 tỷ đồng. Quy mô mặt cắt ngang là mặt đường 11m, nền đường 12m (với 2 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp). Dự án cũng xây dựng mới 4 cầu, trong đó có cầu La Ngà có chiều dài 330m.
Mặc dù công tác tổ chức thi công trên công trường có những khó khăn, thi công nửa mặt đường, trong khi lưu lượng tham gia giao thông dày đặc, thời tiết mưa nhiều, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT qua các đợt kiểm tra công trường nên dự án đã về đích sớm 7 tháng.
Việc sớm đưa vào khai thác, cùng với tuyến đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây đưa vào sử dụng đã rút ngắn thời gian lưu thông từ TPHCM đi Bảo Lộc từ 5 giờ đồng hồ xuống còn 3 giờ.
Việc rút ngắn tiến độ đã tiết kiệm được kinh phí, nhất là trượt giá. Hiện dự án còn dư khoảng 1.200 tỷ đồng (tương tương 60 triệu USD).
Trên cơ sở đề xuất của tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, được sự cho phép của Bộ GTVT, nhà đầu tư đã trao đổi và được nhà tài trợ chấp thuận về nguyên tắc sử dụng phần vốn còn lại để đầu tư xây dựng Nút giao Dầu Giây có cầu vượt nhằm giảm ách tắc giao thông và xây dựng tuyến tránh TP Bảo Lộc nhằm giảm lưu lượng xe tải nặng vào trung tâm thành phố đô thị cấp III.
Lãnh đạo hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai bày tỏ vui mừng khi dự án QL 20 hoàn thành. Đây là tuyến QL huyết mạch nối TPHCM, Đồng Nai và Lâm Đồng với khu vực Tây Nguyên. Qua hơn 40 năm khai thác, QL 20 đã xuống cấp, có nơi là điểm đen gây mất ATGT, không đáp ứng được nhu cầu giao thông, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả khu vực.
Hai địa phương cảm ơn quyết định của Bộ GTVT về việc dùng vốn dư 60 triệu USD từ dự án để xây dựng đồng bộ nút giao Dầu Giây và tuyến tránh Bảo Lộc. Đồng Nai đề nghị nâng cấp thêm cầu La Ngà và một số cầu trên tuyến để đồng bộ với tuyến đường vừa cải tạo, khai khác hiệu quả kinh tế-xã hội trong vùng.
Theo Báo GTVT

Câu hỏi khó cho nông nghiệp

Câu hỏi khó cho nông nghiệp
Copy từ http://canhtranhquocgia.vn/Box-canh-tranh/Cau-hoi-kho-cho-nong-nghiep/226053.vgp ,đăng ngày 28/04/15, mục Trang chủ > Kinh tế.
(Chinhphu.vn) - Qua 40 năm hòa bình thống nhất, nông nghiệp Việt Nam đã làm nên những kỳ tích khiến thế giới phải thán phục. Nhưng vẫn còn đó câu hỏi về tương lai lợi nhuận của nông dân nếu cứ tiếp tục cách làm cũ trong một thế giới hội nhập. Đó là nỗi trăn trở đau đáu của một người nặng lòng với nông nghiệp, nông dân- GS.TS Võ Tòng Xuân (Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ).
Muốn nông nghiệp phát triển toàn diện, quan trọng nhất là cần chấm dứt cách làm manh mún, cục bộ, đơn ngành; phải có sự cộng tác và điều phối đa ngành. Ảnh minh họa
Các số liệu thống kê cho thấy, sau 40 năm, sản lượng lúa miền Tây Nam Bộ tăng gấp 4,9 lần so với 1975, thủy sản tăng vượt bậc, lợi tức nông dân cũng tăng từ 5-7 lần. Thế nhưng, đại bộ phận những người làm ra hạt lúa và con cá vẫn không có tích lũy, đến khi thu hoạch là phải lo bán ngay nông sản để thanh toán nợ nần.
Năm nào cũng thế, khi lúa đầy đồng thì giá lúa lại rớt thê thảm khiến Nhà nước phải hỗ trợ lãi suất để mua lúa "tạm trữ" cho nông dân đỡ khổ. Nhiều nông dân đã thoát nghèo, nhưng vẫn còn đứng trên bờ cận nghèo, cứ gặp sự cố nhỏ thì rớt xuống vùng nghèo trở lại.
Nghị quyết số 26-NQ/TW (Khóa X) năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành cũng nhằm mục đích trả lời câu hỏi khó nói trên, nhưng việc thực hiện hoàn toàn không đơn giản.
Sự nghèo nàn của nông dân, trong một quốc gia luôn tự hào đánh thắng mọi thứ giặc nhưng vẫn chưa thắng giặc nghèo, xuất phát từ tiềm thức và tư duy của mọi thành phần có liên quan, từ bản thân người nông dân, đến các doanh nghiệp và cả Nhà nước.
Tư duy “lão nông tri điền” và hội chứng an ninh lương thực
Đầu ra tiêu thụ sản phẩm của nông dân luôn bấp bênh vì cả Nhà nước và doanh nghiệp đều chưa bảo đảm tìm được hoặc mở được thị trường nông sản. Khi sản xuất, nông dân tự quyết định một cách phiêu lưu, không biết ai sẽ mua, mua bao nhiêu. Tuy đã có Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, nhưng chẳng mấy khi bên mua giữ đúng hợp đồng mà mạnh ai nấy bán, nấy mua.
Không chỉ các công ty và doanh nghiệp tư nhân, mà ngay cả những công ty lớn của Nhà nước cũng mua nguyên liệu nông sản qua thương lái là chính, hiếm khi mua trực tiếp của nông dân. Nông dân được “hô hào” nên trồng lúa giống này, không được trồng giống kia... nhưng khi thu hoạch thì bán chẳng được, vì thế họ phải tự quyết định nuôi con gì, trồng cây gì, kỹ thuật nào để dễ bán, ít bị rủi ro nhất.
Đội quân thương lái đến tận ruộng vườn, ao cá, vuông tôm mua hàng của nông dân để sơ chế rồi bán lại cho doanh nghiệp, thế nên chất lượng không đồng đều, nguồn gốc không bảo đảm. Nhất là mặt hàng lúa gạo, trên cùng một cánh đồng có nhiều giống lúa, thương lái mua về rồi trộn chung lại để sơ chế, sau đó bán cho doanh nghiệp. Vì vậy, đến nay Việt Nam vẫn chưa có gạo thương hiệu mạnh.
Sự nghèo nàn của đa số nông dân ta không những vì Nhà nước và doanh nghiệp chưa làm tốt vai trò như đã nói trên đây, còn do chính bản thân người nông dân. Với kinh nghiệm “lão nông tri điền”, rất nhiều bà con nông dân không nghiêm túc tuân thủ qui trình GAP khi sản xuất. Thực tiễn cho thấy nông dân nào theo đúng qui trình GAP sản xuất lúa chỉ tốn 1.800-2.300 đồng/kg lúa trong khi nông dân làm theo kinh nghiệm của chính mình thì phải tốn ít nhất 3.500-3.800 đồng/kg lúa.
Mặt khác, nông dân ta vì học thức kém nên hay bắt chước người khác mà không tính toán kỹ lưỡng, thấy ai trồng gì bán được giá thì hùa nhau trồng theo, không biết thị trường như thế nào. Đến khi cung vượt quá cầu thì rớt giá, bán không được, phải chịu lỗ, nên càng nghèo thêm.
Một nguyên nhân quan trọng khác là tư duy về an ninh lương thực. Nhiều chuyên gia cho rằng chính sách an ninh lương thực đã đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn mới chấm dứt chiến tranh, cả nước thiếu thốn mọi thứ. Nhưng khi lương thực trở nên thặng dư và kỹ thuật sản xuất lương thực với khối lượng lớn trong thời gian ngắn đã trở thành một kỹ năng của mọi nông dân, việc duy trì chính sách an ninh lương thực một cách quá máy móc đã làm triệt tiêu những sáng kiến giúp nông dân có lợi tức cao, vì ai cũng nhận thức là trồng lương thực chỉ giúp "no cái bụng mà không làm nở túi tiền".
Từ Quyết định của Thủ tướng, thử phác thảo một mô hình
Giữa năm 2013, Thủ tướng ban hành Quyết định 899 phê duyệt Đề án tái cơ cấu nông nghiệp. Đây là một quyết định rất phù hợp trước tình hình như đã phân tích ở trên.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp là thị trường đầu ra, sau đó là làm thế nào tổ chức sản xuất sản phẩm mà thị trường đang cần.
Nguyên tắc chung của một chương trình tái cấu trúc là phải kiểm soát được lượng cung của mỗi mặt hàng nông sản, qui hoạch vùng sản xuất mỗi loại nông sản đã xác định thị trường, có dây chuyền công nghệ chế biến tăng giá trị của thành phẩm đầu ra. Mục tiêu sau cùng là làm tăng giá trị sản phẩm và tăng lợi tức của nông dân. Tuy nhiên, chúng ta thường nghe và thấy nông dân tự phát “trồng rồi chặt” từ năm này sang năm khác. Cách làm ăn riêng lẻ, tự phát dường như không mấy thay đổi.
Nghị quyết 26 của Trung ương và Quyết định 899 của Thủ tướng tạo hành lang pháp lý để tổ chức sản xuất và chế biến sản phẩm có đầu ra ổn định. Nhưng ai là người đứng ra tổ chức? Vai trò đó phải là của các doanh nghiệp có tâm huyết và kỹ thuật chuyên môn kết hợp với chương trình công nghiệp hóa nông nghiệp của Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương.
Xin phân tích một thí dụ điển hình áp dụng Quyết định 899 tái cấu trúc vùng lúa đồng bằng sông Hồng để làm giàu cho nông dân miền Bắc.
Có thể phác họa như sau: Trong khi doanh nghiệp đi tìm thị trường, thì chúng ta rất mừng với tin Hoa Kỳ đã chấp nhận nhập vải thiều của Việt Nam. Những người có trách nhiệm phải làm gì?
Tại Việt Nam, vải thiều chỉ trồng được ở miền Bắc, và cũng chỉ trên một số vùng đất thích hợp nhất, quả vải mới có hương vị thơm ngon và hạt nhỏ. Ta đều biết trồng lúa ở miền Bắc chỉ đủ ăn, không mong gì làm giàu được. Vì vậy, đây là một dịp may để tái cấu trúc nông nghiệp đồng bằng sông Hồng một cách vững chắc.
Nhưng chúng ta không thể để cho mạnh ai nấy trồng vải thiều rồi thu hoạch ào ạt mấy ngày là xong như hiện nay. Bộ NN&PTNT cần qui hoạch lại các vùng đất ở miền Bắc thích hợp nhất với vải thiều, mạnh dạn chuyển trồng lúa sang trồng vải thiều trong những khu công nông nghiệp chế biến và bảo quản vải thiều.
Đồng thời, Bộ NN&PTNT cần nghiên cứu toàn bộ qui trình trồng vải thiều, từ sản xuất cây giống, trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, tưới tiêu nước... đúng theo kỹ thuật nông nghiệp cao theo qui định của Bộ Nông nghiệp Mỹ để có được logo chứng nhận của cơ quan này.
Chính quyền địa phương vùng có qui hoạch khu công- nông nghiệp vải thiều sẽ tổ chức cho nông dân xây dựng lại đồng ruộng lúa của mình trở thành vườn vải thiều, nhân cây giống và tài liệu hướng dẫn canh tác. Mỗi khu do một doanh nghiệp tư nhân quản lý điều hành với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, được xây dựng và trang bị đầy đủ thiết bị đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ từ nhà máy sơ chế, khử khuẩn bám trên vỏ từng trái vải, bộ phận phục hồi màu đỏ vỏ trái vải, đến phòng sấy lạnh sơ khởi và phòng bảo quản dài hạn. Trong khi đó, bộ phận ngoại thương của khu công nông nghiệp sang Mỹ, nắm bắt các chuỗi siêu thị Mỹ, chuỗi siêu thị của người Mỹ gốc Việt để chào hàng và ký hợp đồng xuất khẩu.
Tương tự, chúng ta có thể đề cập đến những thí dụ khác về tái cấu trúc nông nghiệp tại các điều kiện sinh thái của từng vùng miền trong nước.
Tại ĐBSCL, hướng chuyển đổi cơ cấu có thể nhằm vào các loại trái cây nhiệt đới vốn đã được nhiều quốc gia phương Tây ưa thích. Rất mong các tỉnh miền Tây sớm xây dựng một số khu công nông nghiệp chế biến xoài, vú sữa, bưởi, chôm chôm, mãng cầu xiêm... đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tương lai nông nghiệp ĐBSCL
ĐBSCL qua 40 năm phát triển trong hòa bình đã góp phần cung cấp đầy đủ nguồn lương thực và thực phẩm cho cả nước, đưa nước ta đứng vào hàng thứ 2 các nước xuất khẩu gạo trong thế giới. Tuy nhiên cả nước vẫn công nhận ĐBSCL cũng là vùng trũng của cả nước về giáo dục, cấu trúc hạ tầng nông thôn và nhiều phương diện khác.
Trước thách thức của hội nhập, nhất là trong khu vực nông nghiệp, chúng ta có thể chọn những hướng đi tắt có thể nhanh hơn và vững chắc hơn. Chủ yếu là phát triển bền vững, theo khuynh hướng quốc tế tuyên bố trong Hội nghị toàn cầu về nông nghiệp bền vững tại Johannesburg năm 2002. Đó là khắc phục 3 thách thức lớn nhất đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: Đổi mới giáo dục, thi hành chính sách vĩ mô và vi mô về pháp trị hữu hiệu, và đổi mới chính sách nông nghiệp.
Nhà nước phải tính đến vấn đề trợ nông và phải khéo léo bảo vệ quyền lợi của nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam trong các thương thuyết quốc tế (AEC, TPP...). Chúng ta nên nhìn kinh nghiệm của Hàn Quốc và Đài Loan (TQ) để thiết kế kế hoạch công nghiệp hoá nông thôn Việt Nam.
Quan trọng nhất, chúng ta cần chấm dứt cách làm manh mún, cục bộ, đơn ngành; cần phải có sự cộng tác và điều phối đa ngành mới có thể phát triển nông thôn toàn diện được, nếu không thì chúng ta sẽ trở lại đường cũ, mạnh ai nấy làm, không phối hợp được mà có nhiều khi còn triệt tiêu kết quả của nhau. Tới đây, việc qui hoạch hướng phát triển cần có những phối hợp giữa các ngành, lấy nông dân và doanh nghiệp có đầu ra ổn định làm trung tâm.
Trong một đất nước mà đại bộ phận dân chúng phải bám lấy nông nghiệp để sống, ngày nào người nông dân còn nghèo thì lúc đó đất nước chưa phồn thịnh được.
Chính phủ ta và các cơ quan tài trợ quốc tế đã và đang cố gắng thực hiện những chương trình xoá đói giảm nghèo, nhưng so tiêu chuẩn quốc tế, nông dân vẫn còn là tầng lớp có nhiều người nghèo nhất trong cả nước. Dĩ nhiên ai cũng muốn cho đất nước mau giàu - nhưng trình độ khác nhau đưa đến suy nghĩ và cách làm khác nhau.
Có một điều chắc chắn là cách làm hiện tại của chúng ta vẫn còn phải chỉnh sửa một cách toàn diện hơn nữa mới có thể nhanh chóng thay đổi bộ mặt của nông thôn Việt Nam. Làm được như vậy, chúng ta hy vọng sẽ khắc phục hết những nguyên nhân đã khiến nông dân ĐBSCL bấy lâu nay tuy sản xuất nhiều nhưng vẫn chưa giàu.
GS.TS. Võ Tòng Xuân
Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ

Treo pano hình ảnh Bác Hồ hút thuốc lá quàng khăn đỏ cho thiếu nhi

Treo pano hình ảnh Bác Hồ hút thuốc lá quàng khăn đỏ cho thiếu nhi
Copy từ http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/treo-pano-hinh-anh-bac-ho-hut-thuoc-la-quang-khan-do-cho-thieu-nhi-20150429094608066.htm ,đăng ngày 29/04/15, mục Thời sự trong nước.
(NLĐO)- Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) có treo nhiều tấm pano, áp phích về Năm Du lịch Quốc gia và những ngày lễ lớn năm 2015, trong đó có pano in hình Bác Hồ hút thuốc lá quàng khăn đỏ cho thiếu nhi.
Tấm pano có hình ảnh Bác Hồ hút thuốc trao khăn quàng cho cháu thiếu nhi ở Quảng trường Lam Sơn gây phản cảm
Nhằm quảng bá cho Năm du lịch Quốc gia 2015 với chủ đề “Kết nối các di sản thế giới”, trên rất nhiều các tuyến đường lớn, quảng trường, trung tâm hội nghị… ở TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) những ngày qua có treo rất nhiều băng rôn, pano, áp phích rực rỡ, bắt mắt.
Tuy nhiên, có một số hình ảnh tuyên truyền cổ động gây phản cảm cho người dân và du khách, trong đó đáng chú ý là tấm pano có hình ảnh Bác Hồ hút thuốc lá trong khi quàng khăn đỏ cho một cháu thiếu nhi
Bản đồ Việt Nam không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Tấm pano có chủ đề Kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2015), phía dưới bức ảnh có ghi một dòng chữ in đậm với nội dung: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh…”.
“Nếu tấm hình không có điếu thuốc lá thì rất đẹp. Lúc sinh thời, Bác Hồ từng khuyên chúng ta có 2 điều không được học theo Bác, trong đó có hút thuốc lá. Ở một số nước trên thế giới, cũng như nước ta cũng đang tuyên truyền và cấm không hút thuốc ở công sở, nơi đông người…” – một người dân cho biết
Những tấm pano, áp phích giăng kín ở Quảng trường Lam Sơn, trong đó có những tấm gây phản cảm
Ngoài ra, tại đây còn có nhiều tấm pano, áp phích có hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng lại thiếu 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Được biết, những tấm pano, áp phích này sẽ được treo cho đến hết năm 2015, khi Năm du lịch Quốc gia tại Thanh Hóa kết thúc.
Tin - Ảnh; Tuấn Minh

Giả thì cũng giả vừa thôi!

Giả thì cũng giả vừa thôi!
Copy từ http://petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/gia-thi-cung-gia-vua-thoi.html ,đăng ngày 28/04/15, mục Đàm luận.
(PetroTimes) - Kỷ niệm chiến thắng 30-4, điện ảnh Việt Nam có chiếu một loạt phim về chiến tranh, có những phim làm từ trước, có những phim mới đây như Giải phóng Sài Gòn, Những người viết huyền thoại, Mùa cỏ cháy… Thôi thì chưa bàn đến chủ đề tư tưởng nội dung cấu tứ của bộ phim, nhưng quả thật một số phim xem không thể chịu nổi, cứ như ném cát vào mắt, bởi lẽ người viết kịch bản và đặc biệt là đạo diễn chẳng có một chút hiểu biết về chiến tranh, quân sự
Họ đã bịa ra những chi tiết, tình huống nực cười rồi họ sử dụng đạo cụ tùy tiện. Năm trước, trong một bộ phim về kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên nhưng dám đưa ra cảnh xe Zil 157 là loại xe 3 cầu sử dụng để kéo pháo trong chiến dịch Điện Biên. Khổ lắm, ngày ấy thì lấy đâu ra xe 3 cầu, ngày ấy Việt Nam chỉ có một số ít xe Gaz 63 do Liên Xô viện trợ, đây là loại xe 4 bánh và chỉ có 2 cầu.
Rồi trong một số phim về chiến tranh chống Mỹ thì sự giả dối lên tột đỉnh. Làm gì có trận địa pháo 37 ly mà có 1 khẩu. Rồi một điều dễ nhận thấy nhất trong phim Giải phóng Sài Gòn đó là khi khẩu đại bác bắn, do phản lực khi đưa ra khỏi nòng, khiến nòng pháo thụt lại thì tất cả những khẩu pháo kể cả pháo mặt đất và pháo phòng không đều đứng im phăng phắc.
Rồi thậm chí người ta tưởng tượng ra một ông tướng quân đội mà cùng với một cháu thiếu niên dùng súng 12 ly7 để bắn máy bay Mỹ. Rồi thì trong lúc máy bay gầm rú đánh bom lại có một thằng bé, cỡ 5-6 tuổi chạy ra vặn van đường ống dẫn dầu.
Rồi người ta lại còn vẽ ra những sĩ quan quân đội để ria con kiến, mà ai cũng biết điều sơ đẳng nhất trong điều lệ kỉ cương quân đội là tóc cắt ngắn 3 phân và cấm để râu, đặc biệt đây còn là trong những năm tháng chiến tranh.
Một cảnh trong phim "Những người viết huyền thoại"
Rồi người ta còn dựng ra rằng anh bộ đội đứng trong hố bom giương súng B40 lên bắn máy bay trực thăng. Thế thì không hiểu rằng với khoảng cách thành hố bom ngay sát lưng anh bộ đội thế, thì luồng lửa phụt ra sẽ như thế nào. Sự kém hiểu biết về quân sự, chiến tranh và về tính năng tác dụng của vũ khí, khí tài đã khiến cho những người có chút hiểu biết cảm thấy rất khó chịu và giả dối
Đó là chưa kể những cảnh dựng kỹ xảo sượng đển mức độ mà không ai có thể chấp nhận được. Làm gì có chuyện một khẩu súng 12 ly 7 bắn trúng máy bay Mỹ rồi máy bay rơi xuống ngay cạnh trận địa để mọi người nhìn thấy. Cứ cho dù bắn trúng thì nó có rơi được thì nó cũng sẽ rơi lướt xa đi hàng chục cây số.
Ấy là chưa kể người ta còn dám dựng ra những lời đối thoại nghe không chấp nhận được, làm gì có chuyện trong một cuộc họp nghiêm túc của chỉ huy các đơn vị mà sĩ quan cấp dưới dám văng tục với cấp trên.
Trong chiến tranh, khi xử lý tình huống, chuyện văng tục chửi bậy không thể tránh khỏi, chúng ta cũng có khá nhiều giai thoại về các vị tướng một khi nổi máu Trương Phi lên thì cũng có khi văng tục, nhưng trong một cuộc họp nghiêm túc thì điều đó không bao giờ có và cấp dưới càng không thể ăn nói cái kiểu “lấy cái chó gì mà đánh”…
Làm phim thì cũng phải biết tôn trọng người xem và cách tôn trọng nhất đầu tiên đó là dựng bối cảnh chân thực, thời nào bối cảnh đó chứ không thể tùy tiện mà bịa ra, rồi dựng lên những cảnh vô lý không thể chấp nhận được.
Cho nên làm cái gì, có giả thì cũng giả vừa vừa thôi còn để cho người xem đỡ tức mắt!
Như Thố
Cây trái nổ

Du khách Việt ở Nepal: Thần kinh căng như dây đàn

Du khách Việt ở Nepal: Thần kinh căng như dây đàn
Copy từ http://laodong.com.vn/the-gioi/du-khach-viet-o-nepal-than-kinh-cang-nhu-day-dan-320805.bld ,đăng ngày 28/04/15, mục Thế giới .
Khi động đất xảy ra, hơn 300.000 du khách nước ngoài đang ở Nepal du lịch. Ảnh: Lek Chi
Lê Kim Chi - nhà thiết kế áo cưới đang đứng sát bờ sông chuẩn bị chèo thuyền thì bất ngờ mọi thứ dưới chân rung chuyển mạnh, còn Hải Yến - nữ sinh Đại học FPT rời khỏi ngôi đền cách nơi tâm chấn mạnh nhất chỉ 10 phút.
Hai ngày sau trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra ở Nepal, hàng loạt du khách Việt Nam vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại. Chia sẻ với VnExpress, chị Kim Chi cho biết hôm đó “là một ngày dài khủng khiếp” và tinh thần “vẫn đang rất sốc”.
Chị Chi cùng một nhóm ba người sang Nepal du lịch từ 22/4/15. Hôm 25/4, cả nhóm đi từ thủ đô Kathmandu về thành phố Pokhara để chơi trò chèo thuyền mạo hiểm.
Khoảng 11h, ngay khi họ vừa dừng lại để mặc áo phao và chuẩn bị cho chuyến hành trình vượt sông thì động đất xảy ra. Địa điểm cả nhóm đang ở cách Kathmandu 80 km và rất gần với tâm chấn.
"Chúng tôi nhìn nhau và cảm giác trong phút chốc mọi người đều im lặng, đứng chết trân, bàng hoàng chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì nghe thấy rất nhiều tiếng la hét", chị Chi kể. "Tất cả mọi người đều đang đứng rất gần bờ sông và bắt đầu chạy tán loạn. Tim tôi đập thình thịch, chỉ kịp nghe tiếng chồng gọi cả nhóm chạy lên phía trên dốc cao hơn rồi dừng lại ở một bãi đất trống".
Mặt đất dưới chân họ rung chuyển mạnh. Ở ngọn đồi trước mặt, có hai ngôi nhà đổ sập xuống ngay cơn chấn động đầu tiên, khói bụi bốc lên mù mịt. Theo chị Chi, có hai cơn rung chấn nữa diễn ra cách nhau vài phút.
Cả nhóm du khách Việt sau đó lái xe về Pokhara trong tình trạng "căng như dây đàn". Chặng đường hơn 100 km có nhiều đoạn đầy đất đá lở rất nguy hiểm. Tình trạng kẹt xe kéo dài. Dọc đường, họ nhìn thấy người dân nằm, ngồi la liệt.
"Chúng tôi đã có một ngày dài khủng khiếp, căng thẳng trên từng km đường chạy từ Kathmandu tới Pokhara", chị nói.
Tuy nhiên, chị Chi nhận thấy một điều rất đáng quý là dù đang trong tình cảnh hỗn loạn, người dân Nepal vẫn giữ được ý thức văn minh. Các ôtô xếp hàng một nối đuôi nhau, bình tĩnh chờ, không chen lấn, cướp đường.
Chị Chi có quen biết 3 nhóm du khách Việt khác cũng trong hành trình Kathmandu - Pokhara. Nhóm của chị đã vượt qua chặng đường nguy hiểm và đến Pokhara lúc nửa đêm. Thông tin và hình ảnh được chị cập nhật trên Facebook khiến người thân ở nhà thở phào nhẹ nhõm.
Chị cho hay Kathmandu hiện không có điện và mạng viễn thông sập gần hết, chỉ còn mạng Ncell có thể liên lạc được. Sân bay thành phố đang ưu tiên các chuyến bay cứu hộ nên khả năng các du khách trở về nước ngay là rất khó.
"Đọc tin và theo dõi hình ảnh về Kathmandu bị tàn phá kinh hoàng, đền thờ, cung điện, phố cổ nơi chúng tôi vừa đứng đó chiều qua tận hưởng sự thanh bình trầm mặc nghìn năm tuổi mà xót từ trong ruột", chị nói. "Có quá nhiều xác người được kéo ra từ đống đổ nát. Mọi thứ chỉ một màu đau đớn, tan hoang. Có lẽ những bức ảnh chúng tôi chụp được là một trong những khoảnh khắc bình yên cuối cùng còn sót lại của Patan".
“Sống được trên đời ngày nào hãy sống cho trọn tâm trọn sức. Chỉ một tích tắc thôi, mọi thứ có thể vỡ nát. Còn gì để mà tiếc, mà thương”, Kim Chi đúc kết sau những giờ phút căng thẳng thoát khỏi vùng thảm họa.
Cảnh tắc đường xảy ra thường xuyên nhưng người dân Nepal rất kiên nhẫn, không chen lấn. Ảnh: Lek Chi.
Cũng ở cách tâm chấn 80 km, Hải Yến - một nữ sinh của Đại học FPT lại thoát chết trong gang tấc nhờ quyết định khởi hành sớm chỉ vài tiếng. Theo lịch, lẽ ra cô sẽ ở Kathmandu suốt cả chiều nhưng cuối cùng lại quyết định đến Pokhara sớm hơn để leo núi.
Trên đường đi, tài xế đề xuất cả nhóm rẽ vào ngôi đền và cầu may. Khoảng 10 phút sau khi đoàn rời ngôi đền, mặt đất bắt đầu rung lắc.
Cả nhóm lên xe tiếp tục hành trình tới Pokhara nhưng mới đi được một đoạn, cảnh sụt lở đất diễn ra dữ dội. Ra khỏi xe, nữ sinh này thấy mặt đất rung chuyển, ngọn đồi phía trước ám đầy bụi đỏ, không ít tảng đá to lăn xuống chắn ngang đường.
“Nghe người dân bảo chỉ vài phút trước, mặt đất ở khu vực này rung lắc rất mạnh. Nếu không ghé vào đền, có lẽ chúng tôi đã trở thành nạn nhân”, Yến bày tỏ.
Theo VNE

Hình ảnh Nepal-Kathmandu

Hình ảnh Nepal-Kathmandu
Từ ngày 26/04/15, có tin động đất ở Nepal, cầu mong người dân nơi đây thoát được thiên tai và tiếp tục sống hạnh phúc... .
Y
Houses - Patan, Lalitpur District, Kathmandu Valley, Nepal (22.03.2014)
Phewa Lake - Pokhara, Nepal (29.03.2014)
Phewa Lake - Pokhara, Nepal (29.03.2014)
Kathmandu Valley Sunset
Kathmandu Valley Sunset by Mike Behnken , on Flickr.
Boudhanath Stupa. kathmandu
Boudhanath Stupa. kathmandu by David Ruiz Luna, on Flickr.
ThKathmandu Durbar Square
Kathmandu Durbar Square
kathmandu - nepal
Kathmandu - Nepal
Kathmandu - Nepal
Kathmandu - Nepal, taken on August 15, 2011.
Nepal - Kathmandu
Green rice land - Taken on August 16, 2011.
Boudhanath Stupa, Kathmandu, Nepal
Boudhanath Stupa, Kathmandu, Nepal.
Boudhanath Stupa, Kathmandu, Nepal
Boudhanath Stupa, Kathmandu, Nepal.
Boudhanath Stupa - Kathmandu
The large eyes on each side of the stupa represent God’s ability to see all. The symbolic number “1″ between the eyes represents the one path to enlightenment.
*Aqua pura
Thiên nhiên rộng lớn.
Cầu mong đất nước Nepal gặp nhiều may mắn để bù đắp với thiên tai...
thaynien007- 28/04/15