Một vé đến Thiên đường: tác động của di dân đến nước Úc |
Copy từ http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2014-12-01/m%E1%BB%99t-v%C3%A9-%C4%91%E1%BA%BFn-thi%C3%AAn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng-c%E1%BB%A7a-di-d%C3%A2n-%C4%91%E1%BA%BFn-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C3%BAc/1394625 đăng ngày 01 th 12/14,mục Tin tức sự kiện. |
Danuta Kozaki |
Một triển lãm khắc họa những ảnh hưởng lâu dài của những người di dân đến nước Úc hiện đại đang diễn ra tại Canberra. |
Quyền phụ trách của trung tâm Dữ liệu Quốc gia Úc, Sara King cho biết triển lãm 'Một vé đến Thiên đường' cho thấy bộ sưu tầm dữ liệu về di dân lớn nhất của Úc với hàng nghìn bức ảnh và câu chuyện về những người Úc hiện đại. |
Tiến sĩ King cho biết trung tâm Dữ liệu Quốc gia muốn lưu lại những tác động về xã hội mà việc di dân sau chiến tranh tạo ra cho nước Úc. |
|
Ảnh chụp một gia đình người Việt được trưng bày tại triển lãm 'Một vé đến Thiên đường'. (National Archives of Australia) |
Giáo sư Thỉnh giảng của Đại học Quốc gia Úc (ANU) Tiến sĩ James Jupp cho biết nhiều chính sách đã được phát triển thời đó để tạo ra một nước Úc như ngày hôm nay. |
"Tôi nghĩ nó chứa đựng nguồn gốc của chúng ta hôm nay theo cách chung và đất nước này chấp nhận bất cứ ai trên thế giới nếu họ có bằng cấp, trình độ phù hợp theo yêu cầu của Bộ Di trú,” ông nói. |
Tiến sĩ King nói rằng những chính sách ban đầu được Bộ trưởng Di trú thời đó là Arthur Calwell đưa ra dù không nhất thiết chấm dứt chính sách của người Úc da trắng về những di dân không có nguồn gốc Âu. |
“Tôi đoán theo thời gian chúng ta có thể thấy cách mà chính sách Úc da trắng dần dần bị mất hiệu lực,” bà nói. |
“Đó là một phần rất thú vị trong triển lãm, có thể thấy từ từ những chính sách nhất định bị bãi bỏ và thay thế bằng những chính sách của chúng ta hiện nay.” |
Tiến sĩ Jupp nói Úc hoàn toàn thay đổi từ trọng tâm quanh nước Anh lúc ban đầu. |
"Nó hiện là một xã hội mở rộng hơn – ý tôi là nó từng là một xã hội kiểu Anh nằm cách biệt tại Nam Thái Bình Dương so với các nước láng giềng,” ông nói. |
Tiến sĩ Jupp cho biết ông là sản phẩm của một làn sóng di dân đến Úc. |
“Triển lãm này nhắc lại nhiều kỷ niệm đối với những người như tôi chẳng hạn. Tôi đến đây từ Anh trong những năm 1950 bà 1960 và tôi nhớ cuộc sống, và nước Úc hồi đó,” ông nói. |
|
Ảnh chụp tại Trung Tâm dành cho người di dân tại Eastbridge, Melbourne năm 1978. (National Archives of Australia) |
Tiến sĩ King cho biết dù có nhiều câu chuyện trong triển lãm, bà thích nhất bức hình của một gia đình trẻ người Việt. |
“Tôi nghĩ đến bức ảnh của một gia đình trẻ người Việt đứng trước một chiếc máy bay lớn,” bà nói. “Rõ ràng là họ vừa đặt chân đến nơi cùng với hành lý và một chút bối rối hiện lên trên khuôn mặt – đó là một bức ảnh gây xúc động về một gia đình bé nhỏ trong không gian rộng lớn.” |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét