Thứ Hai, 11 tháng 11, 2024

Thúng xôi bà Bảy 35 năm ở ga Biên Hòa, khách chờ sẵn từ khi chưa dọn bán

 Văn hóa

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web nỳ đăng ngày 11/11/2024 16:31

Thúng xôi bà Bảy 35 năm ở ga Biên Hòa, khách chờ sẵn từ khi chưa dọn bán

Thúng xôi nhà ga Biên Hòa gắn với ký ức tuổi thơ của nhiều người suốt 35 năm. Không ít dân Sài Gòn chấp nhận mất hơn 1 tiếng để tìm mùi vị của nắm xôi bọc giấy tại đây.

Thúng xôi nhà ga Biên Hoà bình dị, khách chờ sẵn từ khi chưa dọn bán - Ảnh 1.

Thúng xôi nhà ga Biên Hòa bình dị nép mình trên một con đường yên bình - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Đó là một thúng xôi nhỏ, nép mình bên một góc đường trước nhà ga Biên Hòa. Người bán là một bà cụ đã 72 tuổi. Bà nói: "Mốt tìm tôi thì cứ hỏi bà Bảy bán xôi thì người ta chỉ cho".

Chỗ bán xôi của bà Bảy không có biển hiệu hay bàn ghế, vậy mà bà đã bán buôn ngót nghét gần 35 năm. Nhiều người ăn quen thì đặt tên cho tiệm là xôi nhà ga Biên Hòa.

Xôi nhà ga Biên Hòa đổi thay mà đâu ai biết

Bà Bảy kể lúc trước bà "học lỏm" nghề. Khi đi ngoài đường, bà nhìn thấy những gánh xôi của các cô, chú dọc đường. Bà mua ăn thử, từ đó đâm ra thích rồi học cách nấu theo.

Có lẽ điểm kế thừa rõ rệt nhất chính là nét đơn sơ, bình dị. Tiệm của bà chỉ có một chiếc bàn thấp, một chiếc ghế nhựa cũ kỹ cùng thúng xôi nóng, thơm mùi ruốc.

Thúng xôi nhà ga Biên Hoà tuổi thơ, chưa đầy 1 tiếng đã 'cháy hàng' - Ảnh 2.

Từ tờ mờ sáng, một số bà con gần đây chờ sẵn để mua xôi bà Bảy - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Thúng xôi là "gia tài" của bà nên được đậy kỹ lưỡng bằng 2, 3 lớp ni lông.

Cách đậy như thế vừa để đồ ăn không bị bám bụi, vừa giữ độ nóng, thơm của xôi được lâu.

Mùi vị từ nồi xôi bà Bảy theo hơi nóng của thức ăn tỏa ra có sức quyến rũ khó cưỡng. 

Bởi thế từ khi trời tờ mờ sáng, một số người đã "tụm năm, tụm bảy" ở cột điện bà hay ngồi, chỉ để chờ bà... mở thúng xôi ra bán.

Một vị khách lâu năm của quán chia sẻ: "Tôi ăn ở đây nhiều năm lắm rồi. Vị xôi ở đây rất đặc biệt, tôi ăn từ nhỏ đến giờ mà vẫn giữ nguyên vị. Nên ăn vào rất nhớ hồi tuổi thơ".

Thế nhưng ít ai nhận ra trong từng gói xôi dường như đã có chút ít thay đổi theo thời gian.

Bà Bảy luôn miệng nói với khách khi đang "mần" xôi: "Ấy chết, Bảy múc ít ruốc quá. Tại mắt Bảy mờ rồi, không còn thấy con ruốc đâu nữa. Thông cảm cho Bảy nha".

Thúng xôi nhà ga Biên Hoà tuổi thơ, chưa đầy 1 tiếng đã 'cháy hàng' - Ảnh 3.
Thúng xôi nhà ga Biên Hoà tuổi thơ, chưa đầy 1 tiếng đã 'cháy hàng' - Ảnh 4.

Chỉ với một số thành phần đơn giản, thương hiệu xôi nhà ga Biên Hòa đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng nhiều người ăn - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Bà Bảy kể khi tiệm được người này, người kia giới thiệu thì khách sẽ tới ăn đông hơn. Mấy lúc đó, bà lại bị khách "dí", làm không kịp.

Nhiều người đến mua còn hỏi sao bà không nấu thêm một thúng nữa cho đủ bán. Bà Bảy cũng tâm sự rằng sức bà đã yếu. Cứ 2h rưỡi sáng đã thức để nấu cho ra một thúng xôi dẻo thơm, nên giờ làm thêm thì không biết nấu bao giờ cho xong.

Nếp không ngon thì dễ làm mất đi linh hồn của xôi

Dõi theo đôi bàn tay run rẩy đang gắp xôi, người mua thấy vừa thương vừa nhớ đâu đó mùi nếp của bà hay mẹ nấu hồi còn nhỏ.

Nắm xôi màu ngà ngà của bà Bảy cũng "na ná" như thế. Khi ăn vào, nếp rất dẻo và được phủ lên đó vị ngọt của ruốc, một chút mỡ hành và lạp xưởng.

Thúng xôi nhà ga Biên Hoà bình dị, khách chờ sẵn từ khi chưa dọn bán - Ảnh 5.

Gói xôi nhà ga Biên Hòa nhiều topping, gợi nhớ tuổi thơ của nhiều người - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Từng vị của thức ăn hòa quyện với nhau. Ruốc ngọt ăn cùng nếp dẻo, lạp xưởng mằn mặn cân bằng lại hương vị của cả gói xôi.

Từng ấy thành phần được gói gọn lại vào một tờ giấy báo bọc kín. Khi mở ra, gói xôi trông vừa gọn gàng, vừa đủ đầy. 

Chỉ với bấy nhiêu thành phần, thương hiệu xôi nhà ga Biên Hòa của bà Bảy mộc mạc, dân dã mà ngon đến lạ.

Khi được thưởng thức gói xôi của bà Bảy, chị Q., đang sống tại Sài Gòn, cho biết: "Rất lâu rồi tôi mới ăn lại gói xôi như thế này. Nếp ở đây rất dẻo. Nếu nếp không ngon như vầy thì dễ làm mất đi linh hồn của xôi".

Từ 6h sáng, bà Bảy đã bắt đầu dọn xôi ra để bán. Thế nhưng thúng xôi của bà đã quá quen với việc "cháy hàng" rất nhanh, nên ai ăn lâu năm sẽ biết và thường chờ sẵn trước khi bà bán.

Mỗi gói xôi "đầy đặn" chỉ từ 15.000 đến 20.000 đồng.

Thúng xôi nhà ga Biên Hoà chưa đầy 1 tiếng đã 'cháy hàng' - Ảnh 1.Quán xôi gà Bà Chiểu, không có chỗ ngồi lại để ăn vẫn đông khách, bà chủ tốt bụng không ngờ

Giờ tan tầm, những con đường quanh chợ Bà Chiểu náo nhiệt bởi dòng xe tứ phía. Không khí quán xôi gà Bà Chiểu cũng 'nóng' lên như hòa vào nhịp sống ồn ã ấy.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2024

Gia Lai khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya

 Du lịch

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 08/11/2024 17:17

Gia Lai khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya

Ngày 8-11, UBND tỉnh Gia Lai và huyện Chư Păh khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại chân núi làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya.

Gia Lai khai mạc tuần lễ hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya - Ảnh 1.

Núi lửa Chư Đang Ya bao phủ bởi sắc vàng của những vạt hoa dã quỳ trong mùa hoa 2024 - Ảnh: TẤN LỰC

Trong không khí mát mẻ cuối mùa mưa, những vạt hoa dã quỳ bung nở vàng rực đong đưa theo gió tạo ra cảnh tượng vô cùng đặc sắc. Từ đường vào chân núi dẫn lên đỉnh núi, đâu đâu cũng tràn ngập sắc hoa dã quỳ cùng mùi hương ngào ngạt khó quên.

00:01:09

Video: Ngắm dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya ở Gia Lai

Bên cạnh hoa dã quỳ, một số hộ dân địa phương đã canh thời điểm trồng thêm các vườn hoa cánh bướm, tam giác mạch để phục vụ du khách check-in ngắm cảnh.

Tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch - phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - cho hay Chư Đang Ya là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm và vết tích để lại nay đã trở thành cảnh quan hùng vĩ. 

Mùa xuân, ngọn núi chìm đắm trong mây, xanh mướt màu cây lá, rực đỏ hoa dong riềng vào mùa hạ và nhuộm sắc vàng dã quỳ lúc chớm đông.

Gia Lai khai mạc tuần lễ hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya - Ảnh 3.

Dù khu vực có nhiều đồi núi nhưng hoa dã quỳ chỉ tập trung mọc trên núi lửa Chư Đang Ya - Ảnh: TẤN LỰC

Theo lãnh đạo tỉnh Gia Lai, du khách đến với Chư Đang Ya dịp này sẽ được hòa cùng mây trời và đất. Cùng thưởng thức cồng chiêng và ngất ngây trong men rượu cần cùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Lễ hội cũng là dịp quảng bá hình ảnh quê hương Gia Lai đến bạn bè và du khách.

Tại lễ hội năm nay, bên cạnh điểm nhấn chính là tham quan, check-in với hoa dã quỳ, trong sự kiện còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Cụ thể, ban tổ chức lễ hội tổ chức trình diễn cồng chiêng và không gian trình diễn nghệ thuật đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc, giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng truyền thống các dân tộc phục vụ khách tham quan.

Ngoài ra, tại lễ hội còn phục dựng nghi lễ mừng lúa mới của người Jrai, trình diễn giã gạo chày đôi và các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian, giao lưu nghệ thuật… Tại lễ hội, ban tổ chức còn bày gian hàng lưu niệm giới thiệu sản phẩm đặc trưng, đặc sản địa phương tới du khách.

Một số hoạt động điểm nhấn khác là trình diễn thả khinh khí cầu và tổ chức Giải half marathon 2024 chủ đề "Đánh thức vùng quê Chư Păh - hành trình kết nối núi và hoa" tại khu vực hàng thông trăm tuổi xã Nghĩa Hưng, với khoảng 1.000 vận động viên tham gia.

Gia Lai khai mạc tuần lễ hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya - Ảnh 3.

Hoa dã quỳ chen nhau mọc giữa rìa những vạt rẫy trồng dong riềng, chuối trên triền núi lửa - Ảnh: TẤN LỰC

Gia Lai khai mạc tuần lễ hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya - Ảnh 4.

Du khách men theo đường mòn lên đỉnh núi để tận mục sở thị những vạt hoa dã quỳ - Ảnh: TẤN LỰC

Gia Lai khai mạc tuần lễ hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya - Ảnh 5.

Sắc hoa dã quỳ phủ vàng rực rỡ cả ngọn đồi - Ảnh: TẤN LỰC

Gia Lai khai mạc tuần lễ hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya - Ảnh 6.

Hoa dã quỳ chóng nở chóng tàn, nụ hoa cũng rất nhanh héo rũ khi có người hái khỏi cành - Ảnh: TẤN LỰC

Gia Lai khai mạc tuần lễ hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya - Ảnh 7.

Hai cô bé tên Ngây (trái) và Thon (phải), trú xã Chư Đang Ya, tranh thủ ngoài giờ học đi xem hoa dã quỳ - Ảnh: TẤN LỰC

Gia Lai khai mạc tuần lễ hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya - Ảnh 8.Tuần lễ hoa dã quỳ núi lửa Chư Đang Ya đầu tháng 11 có gì thú vị?

Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa, những cánh hoa dã quỳ sẽ bung nở vàng rực trên khắp triền núi lửa Chư Đang Ya, mùa 'hò hẹn' của du khách với hoa dã quỳ đã điểm.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2024

Lâm Đồng: Trồng và làm ra thứ cà phê "độc, lạ" bán 500 ngàn/ký

 Lâm Đồng: Trồng và làm ra thứ cà phê "độc, lạ" bán 500 ngàn/ký

Văn Longdvnien copy từ https://danviet.vn/ ..., trang web này đăng ngày 13/11/2019 06:15 AM
Với cách trồng, chế biến "độc đáo, lạ" thứ cà phê Robusta, ông Trịnh Tấn Vinh (56 tuổi, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã nâng cao được giá trị của hạt cà phê lên gấp 15 lần so với cách làm thông thường của người dân địa phương. Với giá 500.000 đồng/ký cà phê do ông Vinh làm ra có thể coi là chuyện cực kỳ hiếm có hiện nay.

Bị kêu là “gã khùng” vì đi trồng lạc dại


Video ông Vinh giới thiệu vườn cà phê trồng bạt ngàn lạc dại của mình.

Được sự giới thiệu của lãnh đạo Phòng NN PTTN huyện Di Linh, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đã biết đến mô hình trồng và chế biến cà phê Robusta độc đáo của ông Trịnh Tấn Vinh.

Chúng tôi đến căn nhà của ông Vinh nằm bên QL20 khi ông vẫn đang mải miết rang mẻ cà phê mới. Tự tay pha và giới thiệu với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN ly cà phê “Thuần Trịnh” với cách thức mới lạ ông Vinh nói: “Thuần Trịnh nó là sự kết hợp giữa họ của tôi và sự thuần khiết, sạch, không thuốc bảo vệ thực vật hóa học của những giọt cà phê. Chính vì vậy thương hiệu cà phê của tôi được lấy tên là Thuần Trịnh”.

img

Sản phẩm cà phê túi lọc thuận tiện mang thương hiệu Thuần Trịnh của ông Vinh.

Sau khi thưởng thức ly cà phê nguyên chất, chúng tôi được ông Vinh dẫn ra khu vườn rộng 1ha trồng cà phê Robusta đang kỳ sai trĩu quả.

Điều phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN ngạc nhiên nhất là khu vườn cà phê được “trải thảm” bởi một lớp cỏ giống như cây lạc người dân vẫn hay trồng. Dường như hiểu được thắc mắc của chúng tôi, ông Vinh nói ngay: “Đây là cây lạc dại, tôi trồng chúng ở vườn có rất nhiều tác dụng có thể các bạn chưa biết. Vào năm 2008, tôi có một người bạn đến chơi, chị ấy có cho tôi một ít cây lạc dại, bảo trồng đi có nhiều tác dụng lắm...".

Nghe theo lời chị bạn, ông Vinh trồng thử nghiệm thứ lạc dại ngay trong vườn cà phê của mình thì nhận thấy khu vực đó đất rất tốt, tơi xốp, nhiều mùn của giun. "Đặc biệt, chổ cây lạc dại mọc kín đất trồng ở vườn cà tôi nhận thấy nấm hay rệp trên cây cà phê không còn nữa. Vậy là tôi đã trồng lạc dại ra toàn bộ 1ha vườn của mình đến bây giờ”, ông Vinh tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

img

Khu vườn của ông Vinh được trải một lớp thảm xanh mướt bằng cỏ lạc dại.

Ông Vinh cũng cho biết, khi mới bắt đầu trồng lạc dại, người dân xung quanh bảo ông “khùng”, sao lại mang cỏ về nhà trồng. Tuy nhiên, ông Vinh đã nhận được lợi ích không ngờ từ cây lạc dại.

“Qua đối chứng giữa hai mô hình trồng lạc dại và không trồng lạc dại cho thấy, trên lô trồng lạc dại phủ đất, cứ mỗi năm giảm được công làm cỏ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mỗi năm độ phì nhiêu của đất tăng lên, cà phê thì xanh tốt, năng suất tăng dần. Đặc biệt, sâu bệnh nói chung, rệp, sáp giảm dần và đến nay vườn cà phê của tôi đã giảm đến 70 – 80% sâu bệnh...”, ông Vinh phấn khởi cho biết.

img

Hàng năm, ông Vinh hầu như không tốn công làm cỏ và tiền thuốc bảo vệ thực vật...

Làm ra thứ cà phê mật ong

Khi nhắc đến cà phê mật ong người ta có thể sẽ nghĩ đến cà phê có vị mật ong hay ngọt như mật ong. Nhưng không phải, cà phê mật ong của ông Trịnh Tấn Vinh được sản xuất một cách riêng để có 1 tên gọi đặc biệt.

“Bình thường cà phê của người dân sẽ được thu hoạch vào đầu tháng 11 hàng năm. Nhưng cà phê của tôi lại được thu hoạch vào cuối tháng 11. Vào thời điểm này, quả cà phê sẽ chín cả 2 nhân và có lượng đường vừa đủ. Khi thu hoạch cũng phải hái bằng rổ và chỉ lựa quả chín, sau mỗi buổi chiều thu hoạch về sẽ được rửa sạch bằng nước, không được để qua đêm...", ông Vinh tiết lộ.

Ông Vinh chia sẻ thêm: "Tiếp theo, những mẻ cà phê sẽ được xay lụa (dùng máy chà phần vỏ bên ngoài) rồi phơi lên giàn cách đất 1m. Đặc biệt, bên trên giàn phơi sẽ được phủ kín một lớp nilong để ong, ruồi, muỗi không hút hết vị ngọt của cà phê. Khi phơi đủ nắng (từ 5 – 10 ngày) hạt cà phê sẽ có mùi thơm của mật ong”.

img

Mẻ cà phê mật ong của ông Vinh mới rang xong.

Đối với loại cà phê này, ông Vinh sẽ không chà bỏ phần vỏ bên ngoài của nhân mà cứ để như vậy bỏ vào bao, dự trữ trong kho. Ông Vinh cho biết, với cách làm như vậy, hạt cà phê sẽ không bị sâu, mọt và giữ được hương vị. Nếu rang xay mà không sử dụng luôn, để lâu, cà phê sẽ mất đi mùi vị đặc trưng của cà phê. Vì vậy, mỗi khi có đơn hàng về thứ cà phê mật ong ông Vinh mới phơi lại rồi chà vỏ và rang xay đến đó.

img

Ông Vinh cho biết, cà phê mật ong dùng đến đâu, rang xay đến đó sẽ giữ được hương vị của cà phê.

Với 1ha cà phê Robusta của gia đình, ông Vinh cho biết chỉ thu được 4 tấn, 50% được dùng để chế biến cà phê mật ong và 50% chế biến cà phê thông thường. Tuy nhiên, ông Vinh nhận định, với giá cà phê hiện tại khoảng 37 ngàn đồng/kg thì cà phê mật ong của ông Vinh có giá cao hơn khoảng 15 lần.

img

Tuy sản lượng chưa cao nhưng giá thành cà phê của ông Vinh rất cao, mang lại thu nhập ổn định.

Hiện tại, đối với sản phẩm cà phê rang xay bình thường ông Vinh bán ra thị trường với giá 200 ngàn đồng/kg, với cà phê mật ong được làm theo quy trình “đặc biệt” trên sẽ được bán với giá 500 ngàn đồng/kg. "Tuy nhiên, vì là sản phẩm mới, mô hình mới nên sản lượng bán ra ngoài còn hạn chế. Trong năm 2019, tôi mới bán được ra thị trường TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng khoảng hơn 400kg...", trao đổi thêm với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Vinh cho biết.

img

Những hạt CÀ PHÊ MẬT ONG được trồng, chế biến rất kỳ công, chưa chà vỏ của ông Vinh mới được lấy từ bao dự trữ trong kho ra.

Văn Long