2 Cách chữa bệnh suy nhược thần kinh được Bác Sĩ đánh giá cao
Thứ Hai, 11-06-2018 - đẫ đăng trên https://www.chuatribenhmatngu.com/
Suy nhược thần kinh là một bệnh lý nhiều người mắc phải mà không hề hay biết. Các biểu hiện cụ thể như thiếu ngủ, đau đầu, căng thằng, mệt mỏi, khó tập trung… Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh hay còn được gọi là neurasthenia – một loại rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu bên dưới vỏ não do cơ thể mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến não hoạt động quá tải và gây suy nhược. Tình trạng này khiến cho mọi hoạt động nghỉ ngơi và phục hồi của cơ thể bị gián đoạn.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội, Phó khoa châm cứu dưỡng sinh bệnh viện YHCT Trung ương, thì bệnh suy nhược thần kinh là căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh khiến cho tâm lý tổn thương, người bệnh dễ bị kích thích, nhanh mệt mỏi, khó tập trung và được biểu hiện bằng các triệu chứng trầm cảm, lo âu,…
Nguyên nhân gây bệnh suy nhược thần kinh
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh qua các sang chấn hoặc gặp phải nhân tố tác động như thần kinh yếu, lao động trí óc, tiếng ồn, làm việc trong môi trường phức tạp, thiếu chất dinh dưỡng, mất ngủ lâu ngày,… Nhưng trong đó, sang chấn tâm lý là một trong số những nguyên nhân tiêu biểu. Ngoài ra, bệnh còn do một số nguyên nhân cụ thể như là:
– Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài:
Là nguyên nhân gây bệnh suy nhược thần kinh được kể đến đầu tiên. Bệnh chủ yếu là do các tổn thương tâm lý tích lại, với cường độ kéo dài làm cho bệnh nhân luôn có cảm giác lo âu, sợ hãi. Thường người bệnh không tìm thấy hướng giải quyết mà luôn ở trong trạng thái tự kiềm chế, ức chế, lâu dần biến chứng thành bệnh. Các chuyên gia khẳng định rằng, suy nhược thần kinh chủ yếu là do stress tâm lý, nếu không thì chỉ là hội chứng suy nhược thông thường.
– Tính cách:
Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, tính cách của mỗi người cũng có tác động rất lớn đến căn bệnh suy nhược thần kinh. Bệnh thường gặp phải ở những loại hình trung gian, biểu hiện cụ thể là người luôn giữ trật tự, ngăn nắp, ít xã giao, luôn thận trọng,…
– Do cơ địa:
Thông thường, ở những người có cơ địa yếu thường dễ mắc bệnh suy nhược thần kinh hơn so với những người bình thường. Cơ chế phát sinh suy nhược này rất phức tạp, nó bắt nguồn chủ yếu từ cơ địa của mỗi chúng ta.
Suy nhược thần kinh được xem là bệnh lý chủ yếu của bệnh tâm căn suy nhược là rối loạn liên hệ lưới – vỏ não. Do các xung đột từ bên ngoài vào không được sàng lọc cụ thể nên nó gây ức chế và suy yếu quá trình hưng phấn khiến hệ thần kinh ở đây bị ức chế kéo dài.
Triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh
Cũng theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, thì bệnh lý suy nhược thần kinh thường được biểu hiện rất đa dạng. Thông thường các triệu chứng này thường được biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như cơ địa của mỗi người.
– Đau nhức vùng trán, đỉnh đầu hoặc thái dương
Cơn đau âm ỉ, có thể đau toàn bộ hoặc khu trú vùng trán, thái dương, đỉnh đầu khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Thời gian đau nhức thì tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể suy giảm khi người bệnh thoải mái, ngủ ngon giấc.
– Mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Ở những bệnh nhân bị suy nhược thần kinh thường có biểu hiện ngủ không sâu giấc, thường gặp ác mộng, người khó ngủ, lo lắng vì mất ngủ,… Việc người bệnh bị mất ngủ thường xuyên làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, căng thẳng nhiều hơn.
– Mắc phải hội chứng kích thích suy nhược
Một khi thần kinh đã suy nhược thì bệnh nhân rất dễ bị kích thích bởi một vài tác nhân nào đó, trong đó tiếng ồn, ánh sáng cũng là nguyên nhân khiến người bệnh khó chịu. Sự kích thích này bùng phát và có thể thay thế bằng những triệu chứng suy nhược, nhanh mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. Thời gian đầu, nghỉ ngơi có thể giúp cho bệnh đỡ mệt nhưng về sau thì bệnh trở nên nghiêm trọng và khó cải thiện hơn.
– Xuất hiện triệu chứng đau cơ, thần kinh
Suy nhược thần kinh còn là nguyên nhân khiến cho cột sống đau nhức, mỏi cổ, đau thắt lưng, buốt phần sống lưng, rối loạn cảm giác, hoa mắt, chóng mặt, mắt mờ, tay run,…
– Rối loạn thực vật nội tạng
Điều này được biểu hiện với tình trạng huyết áp không ổn định, lúc nhanh lúc chậm. Bên cạnh đó, còn kèm theo một số triệu chứng như đánh trống ngực, nhói vùng tim, thân nhiệt không đều, mồ hôi tăng tiết, rối loạn vòng kinh,…
– Rối loạn tâm thần
Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện rối loạn cảm xúc, dễ xúc động, hồi hộp, lo lắng, khí sắc hơi trầm, khả năng tập trung kém, trí nhớ giảm sút, công việc và học tập trở nên hạn chế.
2 cách chữa bệnh suy nhược thần kinh
Ngày nay, việc phát hiện và điều trị bệnh suy nhược thần kinh được áp dụng chủ yếu với 2 phương pháp đó là áp dụng Đông y và sử dụng Tây y. Song, ở mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Các bạn có thể tham khảo chi tiết 2 cách chữa bệnh suy nhược thần kinh được nhiều bệnh nhân gợi ý.
1- Chữa suy nhược thần kinh theo tây y
Cách chữa suy nhược thần kinh theo Tây y là sự kết hợp giữa việc áp dụng các liệu pháp tâm lý song song sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng.
** Liệu pháp tâm lý:
Các bác sỹ sẽ sử dụng ám thị điều trị cho người bệnh để gỡ bỏ các vướng mắc tâm lý, tìm ra bản chất và nguyên nhân bệnh. Bên cạnh đó, các bài tập khí công dưỡng sinh, liệu pháp thể dục cũng được hướng dẫn cho người bệnh suy nhược thần kinh để tinh thần thư giãn, cơ thể thả lỏng, tâm lý được cân bằng và ổn định.
** Sử dụng thuốc:
- Các loại thuốc giúp tăng cường hệ tuần hoàn và dinh dưỡng cho não như tanakan, arcalion, asthenal.
- Thuốc giảm đau nhức đầu: aspirin, paracetamol, efferalgan codein, diclofenac…Khi sử dụng các loại thuốc này chữa suy nhược thần kinh thường có tác dụng bất lợi cho gan khi sử dụng lâu dài. Do đó nên dùng cách xa bữa ăn và uống với thật nhiều nước.
- Thuốc an thần, chống mất ngủ: seduxen, elenium,valium, stilnox, mimoza… với liều thấp trong thời gian ngắn hay các thuốc đông dược như viên sen vông, cao lạc tiên…
- Thuốc chống trầm cảm: amitriptyline, stablon…
- Vitamin nhóm B: B1, B6.
2- Chữa suy nhược thần kinh theo đông y
Còn đối với y học cổ truyền, suy nhược thần kinh chủ yếu là do can khí uất lâu ngày làm tổn thương khí huyết, dẫn đến chứng trạng âm hư dương, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,…Ngoài ra “Can Mộc khắc Tỳ Thổ” đã làm Tỳ mất vận hóa khiến khí trệ, huyết ứ và tâm khí bị tổn thương dễ gây ra những triệu chứng biểu hiện của Tâm và Tỳ hư. Vì vậy, chúng ta cần phải cải thiện suy nhược thần kinh bằng một số giải pháp sau đây:
– Ăn các loại trái cây:
Hoa quả, rau xanh là nguồn vitamin tự nhiên cực tốt đối với cơ thể. Chính vì vậy, bổ sung các loại trái cây này vào cơ thể là điều cần thiết để giúp cho hệ thống thần kinh được ổn định.
- Chuối: Đông y cho rằng chuối chín có vị ngọt, lành tính, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế,… Còn các nghiên cứu hiện đại thì đã chỉ ra chuối chính còn có hàm lượng đường glucose, sucrose, fructose; các nguyên tố sắt, canxi; các axit amin và một số vitamin A, B1, B2, B6, C giúp tăng cường và làm bền vững hệ thần kinh. Sử dụng chuối sứ chín vào buổi sáng, khi bụng còn đói là tốt nhất.
- Dứa: Có chứa hàm lượng bromelin – một loại enzym thủy phân protein mạnh nên nó có khả năng tiêu thực rất tốt, nhất là thức ăn từ các loại cá, thịt. Tác dụng của bromelin tương tự như papaine và pepsin nên có có công dụng tiêu thực và tan bầm. Nên sử dụng 1/4 quả dứa vào buổi trưa, khi bụng hơi đói.
- Đu đủ chín: Có chứa nhiều chất bổ dưỡng như 1% glucid, 0.6% protein và 0.1% lipid cùng các loại vitamin A, E,C, arotenoid, beta-carotene 30% và cryptoflavine 13% với tác dụng làm mát gan, nhuận trường, tiêu đờm, giải độc, an thần,…Nên sử dụng 1/4 quả đu đủ chín vào buổi chiều khi bụng hơi đói.
– Uống các loại nước:
Uống đủ nước là cách giúp cho cơ thể đào thải chất độc ra bên ngoài. Không những vậy, việc cung cấp đủ lượng nước còn giúp cơ thể bớt căng thẳng hơn. Các bạn có thể uống nước khoáng, nước chè tươi, nước cam,… Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng bia, rượu, thức uống có gas tránh làm cho tình trạng suy nhược trở nên nghiêm trọng.
– Ngủ nghỉ khoa học:
Là biện pháp giúp ngăn chặn những triệu chứng suy nhược thần kinh có cơ hội bùng phát. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học là cách giúp cho tinh thần luôn phấn chấn, tim mạch ổn định. Một lưu ý nhỏ nữa là người bị suy nhược thần kinh sẽ thấy thoải mái và dễ ngủ hơn khi tắt hết đèn. Bởi vì, từ những năm 1950 người ta đã biết tính an thần của Melatonin – một loại nội tiết tố của tuyến tùng quả trong não. Chất này được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm trong giấc ngủ khi mí mắt không nhận được ánh sáng, vì vậy chúng ta nên ngủ không có ánh sáng đèn.
– Giải trí đúng cách:
Suy nhược thần kinh gây ra hội chứng rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp nên mới gây ra triệu chứng đau đầu. Vì điều này, chúng ta cần phải lên kế hoạch để làm việc và nghỉ ngơi phù hợp. Bằng cách du lịch đến những nơi có không khí trong lành, hoặc có thể xem phim, nghe nhạc, chăm sóc hoa cỏ, tập thể dục, nói chuyện với bạn bè,…
– Vận động thường xuyên:
Những bài tập vận động nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ hoặc các bài tập tại chỗ như yoga, thái cực quyền cũng rất tốt đối với hệ thống thần kinh của người bệnh.
– Các bài thuốc chữa bệnh:
Ngoài những phương pháp hỗ trợ được gợi ý trên thì các bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược thần kinh, đó là:
»» Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Nhân sâm 12g, táo nhân 8g, hoàng kỳ 12g, phục thần 6g, đương quy 12g, viễn chí 6g, bạch truật 12g, mộc hương 4g, long nhãn 8g, cam thảo 2g, đại táo 3 quả, gừng sống 3 lát.
Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên sắc với 3 chén nước sao còn 1 chén. Chia thành 2 lần uống hết khi thuốc còn ấm.
»» Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: Sài hồ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, bạch phục linh 12g, cam thảo 4g, sinh khương 4g, bạc hà 4g.
Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc (trừ bạc hà) sắc với 3 chén nước còn 1 chén. Cho bạc hà vào trộn đều trong thuốc rồi chắt ra uống khi còn ấm.
»» Bài thuốc 3:
Nguyên liệu cần có: Phục thần, toan táo nhân, bình vôi, viễn trí, hoàng kỳ, đại táo, dạ giao đằng, lạc tiên, liên nhục… cùng nhiều vị thuốc thảo dược quý hiếm khác được gia giảm tùy vào cơ địa, thể trạng, nguyên nhân sinh bệnh khác nhau ở mỗi người.
Công dụng: Bổ huyết, dưỡng huyết; trấn tâm, an thần; ích khí; kiện tỳ, ích thận. Giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng khí huyết, kích thích ngủ ngon, sâu giấc, điều chỉnh lại đồng hồ sinh học cho người bệnh, khắc phục chứng hay quên. Chủ trị các chứng bệnh: suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, mất ngủ, khó ngủ…
Hiện nay, bài thuốc trị mất ngủ Định tâm An thần thang đang được xem là bài thuốc quý điều trị suy nhược thần kinh mất ngủ do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu và bào chế dựa trên những kiến thức Y học cổ truyền và những tiến bộ của y học hiện đại. Các bài thuốc được bắt nguồn từ nguyên liệu tự nhiên lành tính, an toàn được nhiều bệnh nhân đánh giá cao. Ngoài ra, đây được xem là bài thuốc ứng dụng nguyên lý cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết của cơ thể, điều trị tận gốc bệnh suy nhược thần kinh, mất ngủ, bài thuốc còn giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Cách phòng tránh bệnh suy nhược thần kinh
Căn bệnh suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, để ngăn chặn bệnh bùng phát mỗi chúng ta nên tự ý thức với tình trạng bệnh của mình bằng cách:
– Cân bằng trạng thái tâm lý: Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái là cách giúp cho hệ thần kinh luôn ổn định. Có rất nhiều cách giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng như nghe nhạc, ngồi thiền, đọc sách, tắm nước ấm…
– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bệnh nhân suy nhược thần kinh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh. Tốt nhất, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng để tìm thấy chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Ngoài ra, đừng quên bổ sung đủ lượng nước, trái cây và rau xanh mỗi ngày.
– Ngủ đủ giấc: Cân bằng công việc và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân suy nhược thần kinh nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 23h đêm.
– Rèn luyện cơ thể bằng các bài tập vận động: Là cách giúp cho hệ thần kinh dẻo dai, tăng cường sức đề kháng hơn. Bài tập chạy bộ, đi bộ, vận động phù hợp đều được các chuyên gia khuyến khích.
Lời kết: Suy nhược thần kinh là căn bệnh ảnh hưởng đến rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì thế, đừng nên bỏ qua những biểu hiện ban đầu của bệnh để tránh gây ra những biến chứng không mong muốn. Nên thăm khám và điều trị bệnh tại cơ sở y tế uy tín khi phát hiện các triệu chứng bệnh được kể bên trên. Chúc các bạn sức khỏe!
KIẾN THỨC LIÊN QUAN:
CHIA SẺ NỘI DUNG NÀY!
57 Bình luận
http://www.thuocdantoc.org/thuoc-thao-duoc-dong-y-chua-benh-mat-ngu.html
Nếu phải thanh toán trước thì có đảm bảo không mọi người ai mua thuốc này online chưa tư vấn cho mình với.
http://www.thuocdantoc.org
Hà Nội: Số 132 Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)7109 6699 – 0965 328 155
Thời gian làm việc từ 8h đến 17h30.