Copy từ http://www.thanhnien.com.vn/toi-viet/doi-pho-ngap-cho-tphcm-nhung-goi-y-tu-canada-580654.html, đăng ngày 02/07/15, mục Trang chủ > Tôi viết. |
Mùa mưa đã đến. Người dân lại hồi họp lo lắng mỗi khi mưa ập đến vì phải đối phó với mối nguy “chết đứng” giữa đường ngập. Họ lại tiếp tục than trời với tình trạng đường ngập mà chưa được trang bị đầy đủ phương tiện để đối phó. |
Cắm cọc cảnh báo chướng ngại vật ở Québec, Canada
|
Tương tự với đường ngập nước ở TP. HCM, đường ngập tuyết cũng là nỗi ám ảnh của người dân Montréal (tỉnh Québec, Canada). Tuy nhiên, họ có cách đối phó và thích ứng để sống tốt trong điều kiện thiên nhiên như vậy. |
Đối với Montréal hay một số thành phố của tỉnh Québec nằm ở phía nam Canada, tuyết có thể rơi từ tháng 11 đến tháng 4 (năm 2008 tuyết rơi kỷ lục 371 cm!). Cũng giống như TP. HCM vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11), Montréal vào mùa tuyết rơi, sinh hoạt của người dân, nhất là việc đi lại trở nên bất tiện với rủi ro tai nạn xảy ra. Để mọi việc có thể hoạt động bình thường và hạn chế thiệt hại người và của trong mùa đông, Montréal đã có cách đối phó rất chủ động giúp người dân trải qua mùa đông một cách “dễ chịu” nhất có thể. |
Bên cạnh những giải pháp “cứng” như chính quyền sửa chữa đường sá trước khi vào mùa đông, cắm cọc đánh dấu chướng ngại vật, bắt buộc phải thay lốp (vỏ) bánh xe mùa đông, cào tuyết bảo đảm giao thông, rải muối, rắc cát, v.v., còn có giải pháp “mềm” đó là người dân được cung cấp bản tin thời tiết (dự báo trước nhiều ngày, trong ngày và cả thời gian thực). Thông tin thời tiết được cập nhật liên tục trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là internet, cho biết thời gian, địa điểm, nhiệt độ, mức độ tuyết rơi và cảnh báo nguy cơ để tiên liệu việc sinh hoạt trong ngày. Mùa tuyết vừa qua, thành phố Montréal lại có thêm chương trình “Thông tin – Tuyết” (Info – Neige) cho phép người dân truy cập tình hình cào tuyết trên các tuyến đường thông qua ứng dụng (app) điện thoại thông minh, để chủ động đậu xe, đi lại, tránh kẹt xe và những hệ lụy khác. |
Đường được cào tuyết bảo đảm giao thông ở Québec, Canada
|
Tại TP.HCM, qua những cơn mưa đầu mùa năm nay, một lần nữa chúng ta nhận thấy tính bất thường của mưa: mưa có thể xảy ra mọi lúc trong ngày, vũ lượng lớn trong thời gian ngắn và tần suất không đồng đều trên toàn thành phố. Các điểm nóng về ngập cũng biến động qua từng đợt mưa, từng mùa mưa. Có điểm ngập được xóa ngập lại tái ngập hay phát sinh điểm ngập mới, đặc biệt trong năm 2014 có 33 điểm tái ngập và phát sinh 29 điểm ngập mới. |
Song song với những nỗ lực giảm ngập của chính quyền qua các giải pháp công trình, chúng ta có thể tạo ra bản tin dự báo trực tuyến “Info – Mưa – Ngập” (bao gồm vị trí ngập, thời gian ngập và mức độ ngập ) cung cấp cho người dân để nhanh chóng giúp họ ứng phó mưa-ngập trên nguyên tắc “biết để quyết”. Trong giai đoạn đầu, “Info – Mưa – Ngập” được cung cấp với độ chính xác có thể chấp nhận được dựa trên việc phân tích những số liệu mưa-ngập thu thập hằng năm thành công cụ cung cấp thông tin. |
Montréal và TP. HCM đều chịu ảnh hưởng khí hậu cực đoan, do đó người dân nên chủ động ứng phó để sống thích ứng với điều kiện thiên nhiên. Cộng thêm tác động của biến đổi khí hậu, việc ngập nước đô thị ở TP. HCM là khó tránh khỏi. Vì vậy “Thông tin – Mưa – Triều – Ngập” sẽ giúp người dân TP. HCM gia tăng sức chống chịu với khó khăn này. |
Đề xuất biển báo ngập được lắp dựng ở điểm ngập TP. HCM
|
Trần Ngọc Tiến Dũng* |
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một tiến sĩ làm việc tại Trung Tâm Châu Á Nghiên Cứu về Nước (CARE-RESCIF), Đại học Bách khoa TP.HCM. |
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (11) Xếp theo ngày |
Phan Trường Sơn - quận 3, Sài gòn - 03/07/2015 |
Tuyết thì tích tụ, phụ thuộc nhiều vào thời tiết có thể chất cao 2-3m. Nhưng mưa thì không, trời mưa nước chảy. Có thể mưa lớn, lưu lượng cao nhưng nếu cống đủ lớn và có nơi thoát, ngấm thì cũng không ngập được. Vấn đề ngập của Sài gòn là mất ao, hồ chứa nước, thu hẹp kênh, sông; là bê tông khắp nơi làm nước không ngấm xuống đất được; là sự lún dần do gia tăng công trình trên nền đất yếu. Chung quy là do quản lý và quy hoạch dân số, xây dựng và hạ tầng kỹ thuật. Giải quyết được các vấn đề này, Sài Gòn sẽ chẳng ngập dù có mưa lớn. |
Trả lờiThích27 |
Lê Văn Danh - 03/07/2015 |
Chính xác! Nên giải quyết từ gốc rễ dù mất nhiều công sức và tiền bạc. |
Thích8 |
Đỗ Thụy - 03/07/2015 |
Tôi biết anh là nhà giáo, nhà kỹ thuật đầy tâm huyết nhưng vấn đề anh đưa ra đã trễ, sữa chữa nó đòi hỏi tiền đầt tư rất lớn. Nào là nạo vét kênh, sông, đào trả lại các hồ đã lấp, đào thêm hồ mới mới giải quyết được. Còn vấn đề dân cư là vấn đề rất lớn gắn liền đến chiến lược phát triển kinh tế, phát triển và quy hoạch vùng, miền, đất nước. Tôi mong các anh phải tham gia vào để xã hội cùng nhận thức và góp phần cải tạo thành phố, làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. |
Thích6 |
Văn Hùng - USA - 02/07/2015 |
Xưa ngập vài chỗ, giờ thì nguyên thành phố đều ngập. Hễ cứ ngập là lại nâng đường. Mà càng nâng càng ngập, nhà ven đường càng khổ càng tốn tiền nâng nhà theo. Hà Lan thành phố của họ còn dưới mực nước biển mà họ vẫn chống ngập rất tốt, sao không học tập họ. Hay do ta sợ lộ khả năng thực sự? |
Trả lờiThích13 |
Quá Lãng Xẹt - 03/07/2015 |
Bộ Canada không có vùng đất thấp ngập nước sao mà tự nhiên lấy chuyện tuyết nói chuyện nước. Lãng xẹt ! |
Trả lờiThích7 |
NVM - KDC Phú Mỹ Thuận, Nhà Bè. - 02/07/2015 |
Tôi đi Dubai thấy xe buýt chạy được trên nước. VN nên nghiên cứu để các loại ô tô vả cả gắn máy có thể như vậy. Kẹt đường thì xuông sông mà chạy, ngập nước cũng chẳng sợ. Chứ càng chống càng ngập thì vô cùng tốn tiền thuế của dân, đời này qua đời khác cũng chưa hết ngập. |
Trả lờiThích7 |
phuong - 03/07/2015 |
Bê tông hóa, không có nơi để thẩm thấu nước mưa. Lấp kinh làm cống thoát nước, lòng cống không đủ rộng để nước thoát. Lấp hồ không có nơi chứa nước, thế là ngập. |
Trả lờiThích4 |
Trần Khả - 03/07/2015 |
Chính xác! Qua các TP bên Orange County CA của Mỹ mà xem họ làm các con kênh bê tông rộng như sông nhỏ hễ có mưa là các mương rãnh cống thoát xuống đó với điều kiện lòng đường không rác không đất cát như ở Việt Nam ! |
Thích1 |
Phạm Sanh - 04/07/2015 |
Tuyết rơi Canada không giống mưa rơi tại TPHCM, dự báo khí tượng lại quá chung chung, cơ quan có trách nhiệm giảm ngập thường dấu giếm né tránh..., khó có các biện pháp cảnh báo cứu hộ kịp thời hiệu quả như nước ngoài vẫn làm. Chuyện ngập cả nước còn nhiều chuyện để bàn, nhưng phải cám ơn cái tâm của tác giả. |
Trả lờiThích2 |
Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015
Đối phó ngập cho TP.HCM, những gợi ý từ Canada
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét