Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Dành trọn đêm cho nhạc vàng


Dành trọn đêm cho nhạc vàng
Nhạn Trắng Phương Dung tâm sự về cuộc đời
Xem tại đây, thời lượng 25'44": https://www.youtube.com/watch?v=33TTCcfXTXY ; giống chuyện nuôi con Trúc. Nội dung: Nhạn Trắng Phương Dung tâm sự về cuộc đời tại offline QuanNhacVang.com; cảnh quay tại phòng trà Tara, 3 A đường Thích Quảng Đức
Trong 1 cái đoạn phim mà Hướng Dương thực hiện, mặc dù chưa được trình làng, nhưng mà có 1 cái đoạn phim như thế này: Có một bà già- bà thì không có già, chỉ khoảng ba mươi mấy tuổi- ẳm 1 đứa nhỏ đi ra , vừa ẳm đứa bé khóc và vừa bỏ vào cái thúng rồi bưng cái thúng đó đem ra ngoài đường bỏ.
Thì từ ngoài xa có một người phụ nữ khác cũng khoảng ba mươi mấy tuổi đi đến và nghe tiếng khóc của 1 đứa bé , bà đứng lại nhìn và thấy trong cái thúng có 1 đứa nhỏ bị người ta bỏ ngoài đường thì bà cúi xuống bưng cái thúng và nhìn vào trong cái nhà đó, một căn nhà ngói xưa trong 1 cái vườn mảng cầu, và bà đi vào rồi bà nhờ người đó nuôi lại. Là vì lúc nhỏ P.D là 1 đứa bé sinh ra cứ bịnh, bịnh hoạn hoài cho đến khi 8-9 tuổi thì mới hết bịnh.
Thành ra vì lý do đó mà có 1 ông pháp sư nói với má P.D là bây giờ đó, cô Ba bỏ nó ngoài đường nhưng mà tìm 1 người nào đó tuổi Thân để hạp với em rồi ẳm vào cũng như là nhờ mình nuôi lại. Sau này cô sẽ cực với đưa bé này lắm, nhưng mà sau này tự thành tự lập, và nên danh thì cô sẽ nhờ nó. Bị vì số của đứa bé này là 1 người con trai nhưng sanh ra là 1 đứa con gái , thành ra cái đoạn phim đầu bắt đầu như vậy. Rồi sau đó có 1 cái gánh hát đình,về hát ở quê Gò Công trong 1 cái làng nhỏ thì cái màn nhung khép lại nhưng mà trên cái bục có 1 đứa bé 5 tuổi đứng hát, bài hát đầu tiên em hát là "Dựng một mùa hoa" và khi mà cái đoạn phim tới đó đó , đứa bé hát thì không có tiếng nhưng mà xong cái đoạn đó rồi thì cái chữ nó mới chạy lên : "Phương Dung cuộc đời nghệ thuật và.... nghệ thuật" (lúc 2:14). (Có tiếng vổ tay)
Đó là cái cuốn phim nhưng mà Phương Dung định làm , nhưng mà ông bà mình ngày xưa thường hay nói "Nói trước thì bước không có qua" thành ra cho đến bây giờ nó còn gặp nhiều cái trở ngại là thứ nhứt phải nhờ chú Kiên Giang để chú phát biểu tại sao chú đặt cho cái biệt danh con Nhạn trắng Gò Công, cái đoạn phim đó quay rồi bây giờ còn lại là ông Nguyễn Văn Đông tại sao trong cái cuốn Sơn Ca mỗi người ca sĩ có 1 cuốn nhưng mà Nhạn trắng Gò Công thì được 2 cuốn. Chú sẽ nói là hôm trước thì có đi với bạn với Đạt đến nhờ anh Tâm , anh Tâm nói là anh suy nghĩ để nói cái đoạn này cho thật hay và 2 người nữa là anh Tùng Lâm và anh Duy Ngọc cũng như là cô Kim Cương là 3 người đã từng đứng trên sân khấu ...
Quý vị có biết Phương Dung đứng trên sân khấu 56 năm, cái thời gian rất là lâu , hiện tại Phương Dung 67 tuổi, tóc thì hơi có bạc chút xíu (lúc 3:34). Đến tuổi rồi, và trong 8 người con thì có 6 con trai và 2 con gái (Màn hình hiện: Phòng trà Tara - 3A Thích Quảng Đức, Phú Nhuận - Đt:(08) 667 928 62), trong 2 cô con gái có 1 cô nối nghiệp, đó là Phương Vy vừa hát để cho hãng Bô-in giao cái Bô-in 787 và Jin lai-nơ cho Nhựt Bổn, và em là người được diễm phúc là hạ được trên 1000 ca sĩ Mỹ của Hollywood để được hát 1 bài là Fly with me và mấy bài nữa, thù lao của em so với ca sĩ quốc tế thì không có nhiều nhưng mà so với mình thì qua đắt, đó là 40 ngàn đô la. Em được may mắn thì nhiều người hỏi chớ tại sao vậy, tôi nói nếu mà em hát cái dòng nhạc trữ tình thì em hát không có được ,tự vì dòng nhạc trữ tình nhìn thấy như vậy nhưng mà rất là khó hát, khó hát lắm (lúc 4:41)
Hồi nảy P.D có nghe cô Cát Tiên cổ nói là sẽ học hỏi nhiều hơn thí một chút xíu mình cũng bật mí một chút để cho em thấy cái kinh nghiệm, kinh nghiệm của người đi trước mình, không dám nói là mình dạy dổ nhưng mà mình nhắc nhở để em có thể tìm 1 cái hướng đi riêng cho mình có 1 cái nét đặc biệt của mình. Tự vì vài chục ngàn người mới có 1 người có cái khác lạ để được thành danh và trước nhứt là cái chất giọng của mình, cái thứ 2 là mình phải tìm cho mình cái bài hát nào riêng của mình chớ nếu mà bây giờ cô Dung hát bài của Trịnh Công Sơn được, hát được... "Nắng có hồng bằng đôi môi em, mây có buồn bằng đôi mắt em, tóc em đổ sợi nhỏ rớt xuống đời thành sóng lênh đênh..." Nhưng mà không thể nào đi vào lòng tất cả quý vị đã từng thương mến cho tiếng hát của cô Khánh Ly, tự hát để tự thương nhớ 1 người đã thành danh với dòng nhạc của Trịnh Công Sơn.
Thành ra, luôn luôn người ca sĩ đừng bao giờ tập với Karaoke tại vì khi mình hát với ban nhạc sống mình thấy chữ mình mới hát, còn cái này mình phải phiêu, ban nhạc đánh là họ đánh, mình hát là mình hát nhưng mà mình phải giữ đúng cái nhịp của mình . Còn mình hát làm sao mà mình luyến láy trong cái câu hát của mình thì mình mới có cái rieng của mình. Dòng nhạc trữ tình, nhạc vàng mà quý vị thương mến đó, nó có 1 cái khác lạ là nếu mà mình không luyến láy thì nó khô, nó không có hồn. Mà mình luyến láy nhiều qua thì nó thành cải lương. Giống như có 1 ca sĩ hát " Bảy ngàn đêm ..." là không được, không thể nào. Thành ra cái dòng nhạc Trúc Phương, Lam Phương coi vậy mà rất khó hát. Còn cái dòng tiền chiến thì rất là dễ hát, là vì thí dụ như tiền chiến thifg mình hát "Em đến thăm anh một chiều mưa..." nó không có láy, còn cái dòng nhạc vàng là phải có luyến láy, thí dụ như bây giờ "Yêu một mình" ông Nhật Ngân ổng viết "Ván kia bây giờ đóng thuyền rồi," ổng chỉ viết mấy cái nốt rời ra nhưng mà khi mình hát đó thì tự cái người ca sĩ phải tìm cho mình cái luyến láy riêng, và từ đầu bài cho đến cuối bài không phải lúc nào cũng "Ngàn năm thương hoài một bóng người thôi, tình đã phai rồi mộng có nhạt phai" ! Không được! Thành ra trong cái câu ông Nhật Ngân ổng viết, mình phải hát như thế này nó mới mùi "Ván kia bây giờ đóng (hơi dài hơn) thuyền rồi" chữ đóng mình phải láy, chớ không phải chữ nào từ câu này qua câu kia mình cũng láy giống nhau được đâu.(lúc 8:12)
Giống như cái bài "Đèn khuya", anh Lam Phương ảnh viết "Không biết đêm nay vì sao tôi buồn" nó không có hay mà mình hát " Không biết đêm nay... vì sao.. tôi buồn..." (Vổ tay) Thành ra có nhiều khi 1 người nhạc sĩ người ta viết bài mà người ta không phải là cái người dạy cho cái người ca sĩ thành ca sĩ được. Bây giờ trở lại P.D, khi mà P.D học xong tiểu học ở dưới Gò Công (lúc 8:50) thì P.D quyết định đi về Sài Gòn làm ca sĩ, mặc dù trong nhà mình không có ai làm nghệ sĩ hết, P.D nhìn cái xe Vespa của Ý ở nhà bên cạnh có cái hình cô đàm quảng cáo xe Vespa, cổ đi đôi giày cao gót ,P.D lúc đó 5 tuổi cứ nhìn đôi giày và nghĩ một ngày nào đó tôi sẽ có đôi giày như thế này và tôi sẽ có nhiều đôi và nhiều màu nữa, và tôi sẽ đứng trên sân khấu tôi hát. Cứ mơ ước như vậy thì tới năm 11 tuổi thì thưa với quý vị là, năm nào đi học P.D cũng được lãnh thưởng hết , P.D học rất khá.
Rồi P.D lên Sài Gòn, lúc bấy giờ là 1959, chị Thanh Thúy, Lệ Thanh, Bạch Yến, Bích Dương... những người đó là những người ?? của ?. Chị Bích Dương quyết định, bây giờ mình đi con đường nào đây? - Chỉ có con đường duy nhứt là thi "Tuyển lựa ca sĩ" , và thi là thi nhưng mà mình không có người tập. Thành ra khi mà lên thi, P.D hát bài "Em bé quê", nhưng mà cũng vào được chung kết. Lúc đó chị Bạch Thiên Lan , anh Lê Văn Thiện tức là nhạc sĩ Thanh Sơn là 2 người đoạt giải. P.D không rành về nhạc lý, thành ra khi người ta đưa cái bản nhạc để mà vào chung kết cuối cùng để người ta lựa giải Nhất,Nhì,Ba thì P.D về tới giải Tư, tại vì cái phần xướng thanh thì P.D rớt, còn họ thì đem đờn theo họ hát. Trong vòng 5 phút phải hát được bài đó và họ xướng thanh luôn, tức nhiên là mình đọc luôn, thí dụ như là "la la la,,, là là la là..." phải học luôn vừa nốt, vừa lời . P.D rớt cái đó nên về hạng tư.
Nhưng mà khi rớt thì cũng suy nghĩ là không biết mình làm sao thì tình cờ - P.D với cô Kim Dung, nghĩa là 2 đứa học Đệ Thất Gia Long, thì nó học ban B,P.D thì ban A. Thì nó mới nói là "Cậu tao hát hay lắm. Mầy xin cậu Xuân dạy đi, cậu tao hát rất là hay. Mầy nói với cậu Xuân đi". Cậu Xuân là chồng của ca sĩ?? thì P.D đi theo cậu Xuân nói" Cậu dạy con hát đi".Cậu nói không được đâu, con còn đi học.Hát rồi bỏ học sao, không được.Cậu không dạy. Nhưng mà P.D là 1 cái người (lúc 11:25) có sự kiên nhẫn, thành ra đeo đuổi, đeo đuổi ổng hoài, ổng cảm động hay sao đó đến năm thứ 3, lúc đó thì P.D đang hát cho Anh Vũ, phòng trà Anh Vũ là quán cơm sinh viên ở đường Bùi Viện thì ..
Khi mà được ổng dạy thì trong 1 năm sau thôi,thì được hãng dĩa Việt Nam mời liền. Là tại vì lúc đó cô Thanh Thúy - cô Lệ Thanh lấy chồng là bác sĩ- cô Thanh Thúy cổ ký contrat (hợp đồng) với hãng Asia - là Sóng Nhạc- (lúc 12:00) thành ra bên hãng dĩa Việt Nam thiếu ca sĩ, anh Mạnh Phát với lại anh Huỳnh Anh là 2 người mới nói với cô 6 Liên là cô 6 mời 2 đứa này đi, Hoàng Oanh là do người khác còn P.D là do 2 nhạc sĩ đó đưa vào.
Thành ra khi được cái thư mời thu dĩa là mừng lắm không cần biết bao nhiêu tiền, mà ngày xưa người Nam mình nói là đi "thu dĩa", thành ra khi mà lên hát thì lúc đó bả cho mình có 2 ngàn 1 bài,nhưng mà mừng lắm. Quý vị biết là thời đó, công chức mà chánh ngạch của Sư Phạm ra trường 4 ngàn 2 lương 1 tháng mà bả cho mình hát 1 bài được 2 ngàn là nhiều rồi, 1 bài được 2 ngàn rất là nhiều ...Bài đầu tiên là bài "Đường về khuya", và bài Đường về khuya thì cậu Xuân cảu dạy cẩu nói' Con ơi con hát làm sao mà giọng Bắc nó trật lát hết con ơi. Con phải nhớ là "Chiều tím" chớ không phải "Chiều tiếm" và cái chữ "Dìu nhau" đó học hoài. Ổng nói con cứ nhớ 2 cái câu này nha, con về con tập lại chớ con hát sai hết trơn hà. Rồi ổng dạy mình (có tiếng ho) từ hát Bắc, cho đến ngâm thơ của người Trung- Hò Mái đẩy, rồi người Nam đó thì Ngũ Cung đó học ổng cũng dạy lại cái luyến láy sao cho đừng có cải lương. Tư lúc học với cậu thì có sự tiên bộ rất là nhanh, dạ nhanh lắm.
Sau cái "Đường về khuya" thì hãng dĩa Việt Nam nhờ ông Mạnh Phát đo ni đóng giày theo cái chát giọng của mình, thì luôn luôn mỗi 1 tuần P.D học với ông Lê Phương Xuân, nhưng mà khi ổng dạy ca sĩ là Phương Lan cái thời x x x x đó thì cô Phương Lan rồi cô Lý Cẩm Vương, rồi cô Mai Ly, nhiều người học với cậu lắm thành ra khi cậu dạy đó, không phải dạy để mà lấy tiền bị vì ổng là Sĩ Quan Không Quân thành ra ổng nói là "Con đi học đi, con học hát làm cái gì?" - "Dạ con muốn làm ca sĩ, hát cho hay thôi!".
Rồi ổng dạy.Giống như anh Duy Khánh vậy, sau này có nhiều người ảnh dạy thì ảnh nói dạy vài lần cho quen rồi biết, chớ không có học suốt đời đâu thì không làm ca sĩ được đâu. Nhất là câu nói "Em không biết làm cái gì đâu, em học cho nó hết giờ, cho nó vui", thì anh Duy Khánh ảnh nói ảnh nghèo thiệt nhưng mà nếu em không có cái đam mê để thành 1 ca sĩ chuyên nghiệp thì anh không có dạy". Còn ông này thì ổng mê nhạc, ổng hát rất là hay và ổng đã tốt nghiệp trường Không Quân ở Marseille bên Pháp thành ra ổng dạy nói chung là vì ổng thích cái dòng nhạc này và ổng dạy mình, chớ không phải vì tiền, vì người ta lương sĩ quan Không quan của người ta cũng cao lắm (Lúc 17:05/25:44).
Rồi từ đó P.D học cho tới khi mà P.D nghỉ, P.D không hát nữa. Sau này qua bên Mỹ, tình cờ P.D hát cái bài hình như "Bóng nhỏ đường chiều", ổng ngồi ở dưới mình không biết, mà Thầy ngồi ở dưới đó, cái Thầy nghe, Thầy kêu cái người rễ tức là cái người đánh cây ghi ta đó, "Con lên con đưa phone cho P.D nha, nói Ba muốn nói chuyện với P.D". Tới chừng chú ấy lên nói "Chị ơi chị,Ba vợ em muốn nói chuyện với chị". Mình mới (nghĩ)"Cậu Xuân hả, trời ơi Cậu Xuân ngồi ở dưới nãy giờ hả!". Trời ơi, tôi sợ lắm, chỉ ngồi khóc không hà. Ổng nói: "Hồi nãy giờ con hát 2 bài Bóng nhỏ đường chiều với Anh đi chiến dịch (lúc 15:50). Bây giờ cậu nói con nghe nè: hồi nảy con hát sai câu đó. Ổng ngồi ổng nghe từng tập..., rồi ổng chỉ lại, như là "Không quên lời xưa đã..." cái đó là cố ý của tác giả người ta viết, mà đa số đều hát "Không quên lời xưa đã.ước thề .." không được , mà phải hát là "Không quên lời xưa đã (trầm xuống) ước (cao lên) thề...".
Trong cái bài "Đêm tàn bến Ngự" khi ổng dạy mình ổng nói Ở ngoài Trung người ta hát là có cái đoạn, có 2 cái cây gõ gõ mà mình kêu là cái phách thì nó có cái đoạn là "Hàng cây soi bóng nước Hương thuyền xa đâu bến Tiêu Tương" là mình phải xuống trước, chữ Tương xuống trước rồi cái phách mới gõ sau thì nó mới đúng, chớ đừng có hát đều đều như vậy. Người tác giả, ông Dương Thiệu Tước ổng nghe mình hát là ổng biết mình dốt.
Mà cái điều quan trọng nhất cậu dạy con "Không phải đụng bài nào cũng hát mà mình phải coi coi mình hợp với bài nào, và nhất...nhất nhất là không được hát sai lời (lúc 17:13), cái đó là cái quan trọng. Tự vì tâm tư của tác giả khi người ta viết 1 cái bài, người ta đưa cho mình mình phải thuộc. Mà P.D thưa với quý vị, hổm rày P.D hát sai hoài, tôi quên hoài hà, tôi hát sai hoài. "Lầu vắng không người song khép kín" thì tôi hát "Lầu kín trăng về không lối chiếu",mình hát sai hoài, ca sĩ nào cũng hát sai chớ không phải là 1 mình P.D, nhưng mà khi đứng trên sân khấu cái lúc đó là mình phải uyển chuyển liền, là mình bắt cái câu nào đó vô để mình hát cho xong. Mà có nhiều người thuộc nên mình cũng mắc cở lắm, cậu này cẩu ngồi ở dưới mà tôi hát sai ông chỉ chỉ đừng có cười à... (Khán giả cười).
Dạ! Thành ra P.D nói thật là dù mình có nổi tiếng, đã thành danh nhiều bài nhưng mà phải không bao giờ quên cái người Thầy của mình. Lúc nào cũng giống như người đánh tennis, lúc nào cũng có người huấn luyện đi theo mình, thành ra lúc nào bài mới mình cũng phải tập. Quý vị có biết là 1 tháng ở bên Mỹ P.D có 4 tiếng đồng hồ để cho cái người cót tức là anh Nguyễn Đình Huấn ca sĩ đó, những cái bài hát rồi mình phải hát lại cho ảnh nghe, để nghe ảnh nói" Cái này không được, em thấy cái này không được, chị phải sửa lại; Thành ra mình phải trau dồi hoài, người ta nói là Văn ôn Võ luyện, chớ đâu phải mình nói "Tôi nổi tiếng, tôi hát con mẹ gì người ta cũng nghe hết. Người ta cũng bỏ tiền ra nghe"
- Không được! Lúc nào đó sẽ có cái đợt khác người ta hát hay hơn mình,người ta trau tập hoài, người ta đi luyện hoài (lúc 19:00)người ta sẽ hát hay hơn mình. Tới chừng đó mình đứng lại, thành ra có nhiều ca sĩ như anh ca sĩ Trầm Tử Thiêng tập cho tôi cái kiêng. Trừ ra cái giọng của mình cái nội lực mình yếu thôi, cái thứ nhứt là không uống rượu, không hút thuốc, không thức đêm, không cờ bạc... thì lúc nào cũng có cái giọng và ăn uống phải rất là kỹ, thí dụ như ngày hôm qua P.D nói thật quý vị, không dám ăn nhãn, thèm lắm, tự vì nó nóng thì cái dây thanh quản của mình nó không thoát ra tự nhiên, thành ra nhãn không dám ăn, phở không dám ăn vì trong phở có mỡ, hát 1 lát thì đàm nó lên, thành ra phải uống nước (lúc 19:49) và uống nước làm sao cho giọng của mình không có đàm, thành ra rất là khó.
Chị hồi nảy chỉ nói trời ơi tôi thấy chị ca sĩ sướng quá, đi hát đi tùm lum, đi chơi (lúc 20:00) - Hổng dám đi chơi đâu,vừa từ ở bên đây, từ bên Cali mà bay qua Toronto hay Montreal để quay cho Asia, thưa với quý vị, vừa đến là phải lên phòng nghỉ, quàn áo thì có người lo cho mình người ta mặc cho mình, người ta treo 1 cái dãy áo: Thanh Lan,Thanh Thúy, Y Phương,Y Phụng ... này kia kia nọ đó...Người ta treo cái tên mình tới đó mình lấy rồi người ta mặc cho mình, xong rồi mình bỏ xuống là người ta ủi người ta máng lên lại để cho sô thú nhì. Thì từ lúc qua cho đến khi mình tập xong đó là người ta đưa cho mình cái list liền: mình tập giờ nào, hát giờ nào,quay giờ nào... rồi tới ngày thứ 7 khán giả người ta mới vào.
Thành ra từ 5 giờ sáng, quý vị phải biết là thức dậy từ 5 giờ sáng để xe xuống lobby rồi xe chở tuốt qua bên rạp, thì qua bên đó đồ ăn đầy đủ hết, còn nếu nhà hàng nó giao không kịp đồ ăn thì 3,3 chục thùng mì gói nó để đó, đứa nào có đói thì lấy ăn đỡ đi đã, nhưng mà nó cấm triệt để cái thứ nhứt là khi nào sắp sửa tới phiên mình quay, quần mà ủi rồi thì phải đứng, thí dụ mình số thứ tự 13 để hát thì từ số 9 nó đã kêu rồi, cô vợ Trúc Hồ kêu xuống "số 13, chị P.D, số 12,13 lên luôn; lên hết lên trên, lên sân khấu. Từ ở dưới 3 từng đi lên đứng đó chớ không được ngồi và đứng đó. Từ 5 giờ sáng, bởi vì 1 cái mặt nó đánh phấn không 2 tiếng đồng hồ, mỗi người Make-up nó đánh cho mình mà quý vị biết nó cứ thảy phấn vô mặt, thảy phấn vô mặt như vậy đó. Từ 5 giờ sáng cho miết đến 3 giờ khuya ngày mai, thì thật mà nói tôi mong được ở nhà để tôi được để chân lên, tôi lau mặt, tôi sướng cái thân, và sung sướng lắm. Nên nhiều người hỏi tôi, ụa sao chị ca sĩ mà chị đi ra ngoài chị không gắn lông mi đồ này kia - trời ơi mệt lắm- Từ 5 giờ sáng nó đánh phấn rồi , nếu mà có chảy chảy thì nó cứ đánh phấn vô thôi.
Tới chừng về nhà lau, thưa quý vị 1 lớp da 13 lớp phấn. Dạ mệt lắm, thành ra chỉ mong được ở nhà lau hết ra,được rửa mặt xong rồi cái mình chải cái đầu mình đến keo như vầy nó sướng vô cùng, rồi mình để chân mình nằm mình nghe người khác hát, mình coi DVD, Khánh Ly, rồi Hoàng Oanh, rồi Mai Thiên Lôi ý Mai Thiên Vân vân vân đẻ mà mình nghe coi người ta hát làm sao rồi phải coi quần áo người ta mặc như thế nào. Mấy người nhỏ thì họ mặc sexy được (lúc 23:01) nhưng mà cở tụi tui mà đưa rún thì quý vị thấy là không thể nào được rồi.
Thành ra P.D với chị Thanh Thúy là 2 chị em đi lựa quần áo, chỉ hỏi nhỏ " Cái bông này chị mặc được không, hay là cỡ con Y Phụng?" - "Cái này con nít lắm". Cái rồi một lát mình hỏi " Chị Thúy à, em lựa cái màu này coi dược không?" Chỉ nói "Không, em mặc cái này thấy mập lắm". Là 2 chị em luôn luôn đi từ 5 giờ sáng, P.D phải đi rước chỉ vì chỉ ở Bắc Cali,P.D ở Nam Cali thành ra khi mà xong 1 cái cuốn phim thưa quý vị người nào cũng ốm hết,thứ nhứt là bắt đầu 1 giờ trưa là mình phải lên sân khấu và từ 1 giờ trưa đồ ăn người ta đem bắt đầu từ 12 giờ họ thầu sô lắm, ...muốn thông cổ thì không ăn đồ ăn, mình chỉ ăn chút chút thôi .Thành ra có thể vì chỗ đó mà P.D quen rôi, ăn được, không được no và không cho đói. Nếu bây giờ quý vị cho tôi ăn, tôi ăn một hồi rồi một hồi tôi hát là tôi không hát được rồi đó. Quý vị hát chớ tôi không có hát. Nó no nó đầy hơi mình không hát được, còn nó đói thì mình lên cũng không nổi, và nhứt là bửa nay hát, tối hôm qua phải ngủ tối thiểu 8 giờ đồng hồ. Rồi trưa mình cũng phải nghỉ nữa thì tối mình mới hát được.
Chớ nếu cái Live show của mình mười mấy bài, thiếu ăn là 1 và nhứt là thiếu ngủ là 2 thì mình không thể nào hát được tới bài thứ 6. Thành ra đó là những người chuyên nghiệp và yêu nghề. Thành ra quý vị thấy như cô Hoàng Oanh,cô Thanh Thúy,cô Thanh Tuyền,cô Châu Minh ...nhứt là mình hay ngủ thì cái mặt mình mới tươi được.Đó là những khổ cực của người ca sĩ, nếu mà yêu nghề để mà lúc nào cũng đứng trên sân khấu và không muốn cho người khán giả thấy mình :"Giai nhân tự cổ như danh tướng"(, bất hứa nhân gian kiến bạc đầu"), thấy mình "Trời ơi,sao bà này bả già quá già... Bả hát hết được rồi, sao không xuống mà cứ leo lên tuột xuống, leo lên tuột xuống hoài. Thôi bây giờ mình nói nhiều rồi,chắc bay giờ mình hát cho quý vị nghe nha!
Nghe Minh Hiếu hát "Biết đến bao giờ" của nhạc sĩ Lam Phương tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=Fk-HuaeHW-o ; thời lượng: 03'28".
1. Đời là vạn ngày sầu / Biết tìm nơi chốn nào/ Ta quen nhau bao lâu/ Nhưng tình đã có gì đâu.
Nhiều khi em cũng muốn biết / Bao giờ sẽ có tình yêu/ Cho lòng không thấy quạnh hiu/ Khi đêm rừng buông xuống tịch liêu.
Dù đời mình còn dài /Nhưng ngày vui chóng tàn/ Ta yêu nhau đi thôi/ Cho mộng không vỡ thành đôi.
Từ khi anh là lính chiến /Không về thăm ghé nhà em/ Không còn nghe tiếng cười thâu đêm /Buồn ơi sao là buồn.
[ĐK:]
Ôi ước mơ nhiều cũng thế thôi/ Đời chỉ làm bạn cùng sương gió
Nghe gió đêm từng cơn ru cô đơn/ Biết cho trăng đêm nay
Chiến tranh đem thân trai đi ngàn phương/ Đời chỉ ân ái với cánh thư hồng ấp yêu.
2. Rừng lá rừng chập chùng/ Giá lạnh trai chiến trường
Đêm nay xa quê hương/ Xa lìa tiếng nói người thương.
Ngày anh lên đường chiến đấu/ Hoa lòng đã chớm tình yêu
Nhưng chờ đâu thấy người anh yêu/ Chờ đến xuân về chiều.
& & & & & &
Về đâu mái tóc người thương, sáng tác: Hoài Linh
Nghe ca sĩ Phương Dung   hát tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=wvKAVep4srs
Hồn lỡ sa vào đôi mắt em / Chiều nao xoã tóc ngồi bên rèm /Thầm ước nhưng nào đâu dám nói / Khép tâm tư lại thôi / Đường hoa vẫn chưa mở lối.
Đời lắm phong trần tay trắng tay / Trời đông ngại gió lùa vai gầy /Lầu kín trăng về không lối chiếu / Gác cao ngăn niềm yêu/ Thì thôi mơ ước chi nhiều.
Bên nhau sao tình xa vạn lý / Cách biệt mấy sơn khê/ Ngày đi mắt em xanh biển sâu/ Mắt tôi rưng rưng sầu /Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu.
Đường phố muôn màu sao thiếu em/ Về đâu làn tóc xoã bên rèm/ Lầu vắng không người song khép kín/ Nhớ em tôi gọi tên, chỉ nghe lá rơi thềm.
Từ đó em buồn - Sáng tác: Trần Thiện Thanh
Nghe ca sĩ Ngọc Lan hát tại đây: http://chiasenhac.com/mp3/vietnam/v-pop/tu-do-em-buon~ngoc-lan~1390515.html ; thời lượng: 06'01".
Từ biệt nhau đi giữa mùa trăng xẻ đôi, lúc tình mới thành lời / Trông nhau lần cuối, nước mắt tuôn mặn môi, nước mắt chia đôi đời
Bóng anh khuất sau đồi, lúc mây tím giăng trời / Lúc giông tố tơi bời, lúc đường đời ngăn đôi / Đường đời ngăn đôi để một người sầu lên môi / Nên từ đó em buồn.
Tạ từ anh hứa đến tròn hai mùa Xuân sẽ về nối lời thề / Xuân qua hè tới, thấm thoát đã mười đông không tin thư đưa về
Nhớ anh, nhớ vô vàng, nhớ anh nhớ muôn ngàn / Nhớ anh đã bao lần mắt nhoè lệ đêm mơ / Lệ nhoà đêm mơ, mong đợi người về lau khô / Nên từ đó em buồn.
Từ đó đâu còn nữa, đêm hẹn xưa tha thiết gọi tên nhau
Từ đó đâu còn nữa, trăng ngày xưa lưu luyến soi đôi đầu
Gương xưa còn đó nhưng bóng hình nào thấy đâu
Áo xưa còn đó nhưng mùi hương phai nhạt rồi
Từ đó, nghe trong lòng, nghe trong lòng mưa gió từng đêm.
Vào một đêm sương có người trai hồi hương, báo một tin thật buồn / Tin anh gục chết giữa chốn nông trường xa cho tơ duyên bẽ bàng
Phút giây cuối trong đời, vẫn không nói nên lời /Vẫn xa cách phương trời, uất hờn nghẹn tim côi /Một đời ngăn đôi nhưng tình đầu làm sao vơi /Nên từ đó em buồn nên từ đó em buồn.
Vọng gác đêm sương - Sáng tác: Mạnh Phát
Nghe ca sĩ Tuấn Vũ hát tại đây: http://chiasenhac.com/mp3/vietnam/v-pop/vong-gac-dem-suong~tuan-vu~1434869.html ; thời lượng:06'00"
Buông khói gây thơ tôi kể người nghe một chuyện tâm tình / Nửa đêm giá lạnh bỗng nghe ấm một tình thương trong tim
Sương rớt trên vai qua ngõ hồn trai vào lòng đêm dài / Gác súng biên thuỳ một cơn gió hút khơi chuyện ngày qua.
Xưa lúc xa xưa tôi có người em tuổi đẹp trăng tròn / Tuy rằng không gặp không hẹn bao giờ và chưa yêu thương
Phong kín tâm tư tôi gói đời trai vào mộng đăng trình / Giữa buổi trưa rằm rời xa gác ấm không hề gặp nhau.
Thuở học trò còn buồn vu vơ, thức bao đêm làm thơ rồi đợi chờ / Hoa trắng len vào khung cửa nhỏ ngỡ thầm là người thơ qua trong mơ
Phút vấn vương bàng hoàng hơi sương nửa vầng trăng vọng gác đêm trường / Trăng còn in trên gối chiếc thì còn nhiều thắm thiết và mơ ước thêm nhiều.
Mơ ước mai đây đem nửa vầng trăng về làm trăng đầy / Lối xưa đón mời ước vọng nên lời bàn tay trong tay
Đêm trắng hoen sương tôi giấu niềm thương tận cùng tâm hồn / Nắng ấm lên rồi cạn đêm gác súng thôi kể chuyện xưa.
Nghe VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Phương Dung,thu âm trước 1975, thời lượng 17'46" tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=XbwC9K2bMvI
Từ 06:30 chuyển sang tiếng hát Thanh Tuyền; từ 12:00 là giọng ca Nhạn Trắng Gò Công; Xuất bản 25-03-2015 - Vọng Gác Đêm Sương,sáng tác: Mạnh Phát, ca sĩ: Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Phương Dung,thu âm băng nhạc tại Sài Gòn thủ đô Việt Nam Cộng Hòa.
Nghe 4 nữ ca sĩ Giao linh,Phương Dung, Trang Mỹ Dung, Kim Anh cùng hát nhạc phẩm "Nửa đêm ngoài phố" tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=RYi1f679Hug ; thời lượng: 06:05. Từ trái sang: Kim Anh, Giao Linh, Trang Mỹ Dung, Phương Dung.
Nghe ca sĩ Kim Anh hát tại đây: http://chiasenhac.com/mp3/vietnam/v-pop/nua-dem-ngoai-pho~kim-anh~1043556.html ; thời lượng 05'03".
Nửa đêm ngoài phố - Sáng tác: Trúc Phương
1. Buồn vào hồn không tên / Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời
Đường phố vắng đêm nao quen một người / Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời.
& & & & &
Để rồi làm sao quên / Biết tên người quen, biết nẻo đi đường về
Và biết có đêm nao ta hẹn hò / Để tâm tư những đêm ngủ không yên.
[ĐK:]
Nửa đêm lạnh qua tim /Giữa đường phố hoa đèn
Có người mãi đi tìm, một người không hẹn đến /Mà tiếng bước buồn thêm.
Tiếc thay hoài công thôi / Phố đã vắng thưa rồi
Biết rằng chẳng duyên thừa /Để người không gặp nữa về nối giấc mơ xưa..
& & & & &
2. Ngày buồn dài lê thê / Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về
Làm rét mướt qua sông len vào hồn / Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi.
Đời còn nhiều bâng khuâng / Có ai vì thương góp nhặt tâm tình này
Gửi giúp đến cố nhân mua nụ cười / Và xin ghi kỷ niệm một đêm thôi.
SAO NHÁI NHÉ
& & & & & &
7 nguyên tắc làm việc nhóm:
1- Luôn đúng giờ.
Đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu.
3- Đừng chỉ trích.
Đừng ngắt lời người khác.
5- Hãy cố gắng tôn trọng những thành viên khác.
Hãy đoàn kết để đạt mục tiêu chung.
7- Luôn tâm niệm: Kết quả cuối cùng phải là sự đồng lòng của cả nhóm.

Không có nhận xét nào: