Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Lộc An hoa anh đào vẫy gọi

Lộc An hoa anh đào vẫy gọi
Copy từ http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/vung-tau/loc-an-hoa-anh-dao-vay-goi-2887623.html , đăng ngày 30/11/13, mục Du lịch.
Một khi đã đến biển Lộc An, bạn sẽ không muốn cất bước ra về bởi vẻ đẹp biển và đa dạng sinh vật rừng nguyên sinh ngập mặn.
Lộc An là xã thuộc huyện Đất Đỏ, cách thành phố Vũng Tàu 50 km. Trải nghiệm trên tuyến đường từ quốc lộ 51B tới Lộc An qua thị trấn Long Hải là một cái thú không nên bỏ lỡ. Bạn sẽ có cơ hội ngắm vẻ đẹp quyến rũ của rừng cây anh đào, loại hoa tưởng chừng chỉ có ở xứ sở Phù Tang.
Nếu vào đúng dịp Giáng sinh, hoa anh đào đua nhau tràn ra vệ đường, thi nhau khoe sắc với đủ màu trắng tinh, xen lẫn vàng, xanh, tím. Cảm giác lướt trên những cung đường ven biển tuyệt đẹp của Long Hải, một bên là biển, một bên là rừng hoa anh đào, vừa cảm nhận làn gió biển trong lành, mát rượi vừa nhìn ngắm hoa anh đào nở thật không có gì tuyệt vời hơn.
Cung đường hoa anh đào chào đón du khách đến biển Lộc An. Ảnh: tinmoitruong
Đi qua cung đường hoa lãng mạn này, bạn sẽ đến với một trong 7 bãi biển đẹp nhất Vũng Tàu, biển Lộc An. Biển nơi đây chiếm ưu thế bởi những cung đường nước trong vắt, xanh biếc ôm gọn triền cát trắng xóa trải dài với vẻ hoang sơ, yên bình.
Muốn ra bãi biển Lộc An bạn phải dùng xuồng hoặc thúng câu băng qua một hồ nước rộng, người địa phương gọi là đùng. Điều này tạo sự thích thú cho du khách vì được lắc lư trong chiếc thúng câu rong chơi trên mặt hồ phẳng lặng. Những phương tiện chuyên chở “đặc chủng” cùng với ghế bố, dù, võng, lò nướng... đã làm nên sự khác biệt khiến du khách không thể quên mỗi khi nhớ về.
Ấn tượng nhất khi vi vu Lộc An là những cồn cát có tên là Bún Bịch – Động Điền hay còn gọi là Trảng Vua, nơi có vẻ đẹp kỳ diệu không kém gì đồi cát Mũi Né, Hòn Rơm. Bên dưới đồi cát là bờ biển mịn màng của cát màu vàng kem và dòng nước trong xanh, mát rượi. Lộc An có một đảo cát nhỏ, nằm nhô ra biển trông như một cù lao xinh đẹp. Ở vị trí này, khách có thể ngắm khung cảnh ngoạn mục của bình minh lẫn hoàng hôn trên biển.
Bình minh trên biển Lộc An. Ảnh: Zen Nguyễn.
Bên cạnh việc chơi đùa và thả mình vào làn nước trong xanh, Lộc An cũng là nơi phù hợp để tổ chức du lịch theo nhóm. Bạn chỉ cần thuê địa điểm cắm trại ngay tại các bãi cát ven biển với chi phí khá mềm từ 30.000 đến 50.000 đồng một người, và mang theo lều để dựng trại là có một tối team building vui vẻ mang đậm phong cách biển.
Nếu sành sỏi trong việc đi chợ, bạn cũng dễ dàng mua được hải sản ngon, tươi sống vừa được ngư dân đánh bắt với giá phải chăng, để làm bữa tiệc lửa trại ngoài trời ngay tại bờ biển. Và cũng đừng quên thưởng thức ly rượu đế do chính tay người Lộc An chưng cất nhắm với cá thòi lòi nấu me, một đặc sản chỉ Lộc An mới có.
Nước biển Lộc An trong vắt nhìn tận đáy. Ảnh: blogspot
Đến với cửa biển Lộc An, bạn còn có cơ hội thăm lại điểm hẹn của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Nơi đây từng là tuyến giao thông huyết mạch nối liền giữa miền Bắc và miền Đông Nam Bộ. Xung quanh Lộc An cũng có khá nhiều điểm tham quan hấp dẫn như hồ Tràm, hồ Cốc, núi Minh Đạm, suối nước nóng, bến Cát – sông Ray…
Với đà phát triển các khách sạn cao cấp có lẽ không bao lâu nữa, Lộc An sẽ ít có cơ hội giữ vẻ hoang sơ như bây giờ. Thế nên, nếu bạn là người yêu vẻ đẹp thiên nhiên thuần khiết, hãy tranh thủ đến với Lộc An bình dị để thưởng thức những ngày biển nắng, những đêm biển trăng trên vùng đất hiền hòa này.
Kim Anh

Ảnh "Giong Trom" và "Mo Cay"

Ảnh "Giong Trom" và "Mo Cay"
Vào trang imageshack.us, search "Giong Trom" thì được các ảnh sau:
Trang 1- maidfaaboy-thấy rõ từ ngoài áo.
Trang 1-maidgaabods -thấy rõ từ ngoài áo.
Chim đại bàng.
Bướm bạc chớ không phải hoa trắng đâu!
Trang 2- Nhìn lén?
Trong lớp học
Tượng Thánh Gióng.
Ảnh "Giong Trom" trang 3 -Cá khổng lồ.
Thiếu nữ tinh nghịch
Mẹ ngỗng và đàn con
Ảnh "Giong Trom" trang 5 -Thiếu nữ - roc21's images.
Ảnh "Giong Trom" trang 4 - Mô tô phân khối lớn
Ảnh "Giong Trom" trang 4 - Gà ri
Ảnh "Giong Trom" trang 5 - Như chim chào mào.
Ảnh "Mo Cay" trang 1 - Bản đồ Bến Tre và các huyện.
Sông nước Cần Thơ
Khế trên cây
Cây dừa nằm ngang
Màu xanh ruộng lúa
Copy từ http://iamageshack.us/

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Thủy điện không sinh nước sao gây lụt được?

Thủy điện không sinh nước sao gây lụt được?
Copy từ http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/151086/thuy-dien-khong-sinh-nuoc-sao-gay-lut-duoc-.html, đăng ngày 27/11/13 , mục .
TuanVietnam.net : "Lũ chồng lũ” chỉ xảy ra nếu hồ thủy điện bị vỡ. Nhưng hồ bị vỡ và gây ra thảm họa là các hồ của công trình thủy điện lớn. Còn mấy cái hồ của các nhà máy thủy điện ở miền Trung thuộc loại nhỏ, nếu có vỡ cũng chẳng gây ra thêm ảnh hưởng gì đáng kể!
LTS:
Lũ dữ ở miền Trung mới đây đã làm dậy sóng nghị trường. “Thủ phạm” bị đưa ra “tế thần” là những nhà máy thủy điện. Trong khi cơ quan chức năng khẳng định việc xả lũ là đúng quy trình và không có chuyện lũ chồng lên lũ thì người dân và chính các ĐBQH lại đặt dấu hỏi về tình trạng “loạn” thủy điện và tình trạng xả lũ lên đầu dân. Ở một góc nhìn khác, TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM (HASCON) cho rằng, “thiếu cơ sở khoa học để kết tội thủy điện”.
Tôn trọng những ý kiến đa chiều khác nhau, Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của TS Phúc.
Không có chuyện lũ chồng lũ
Ông Phúc nói:
Là người học và nghiên cứu về điện nên tôi hiểu tường tận về ngành điện cũng như thủy điện. Làm khoa học thì phải tôn trọng sự thật. Và phải dũng cảm bảo vệ chân lý. Nếu không, nhận định hay quy kết sai như quy kết thủy điện miền Trung gây ra lũ là rất nguy hiểm vì như vậy sẽ không xác định được bản chất của sự việc, từ đó không thể giải quyết vấn đề được!
Vậy thưa ông, hồ thủy điện có khả năng gây tác động đến dòng chảy của dòng sông, tạo nên lũ lớn không?
- Các hồ thủy điện lớn như Hòa Bình, Trị An, Thái Nguyên, Thác Bà có khả năng tác động đến dòng chảy của con sông rất lớn, tương tự như hồ thủy lợi, nên được giao nhiệm vụ thủy lợi, tức là tác động để “chống lũ” và “chống hạn” cho hạ lưu.
Còn các hồ thủy điện nhỏ và vừa như các nhà máy thủy điện ở miền Trung thì khả năng đó rất nhỏ, không đáng kể. Chúng hoàn toàn không có khả năng đó nên chẳng ai giao nhiệm vụ “chống lũ” và “chống hạn” cả.
Khả năng tác động đến dòng chảy của dòng sông thể hiện ở “dung tích hữu ích” của hồ. Đó là dung tích của khoảng trống nhằm chứa lũ để cắt lũ vào mùa lũ và dự trử nước để chống hạn vào mùa khô. Dung tích hữu ích của hồ Hòa Bình là 5,7 tỷ m3, Trị An là 2,5 tỷ m3. Còn các nhà máy thủy điện ở miền Trung chỉ từ 10 – 50 triệu m3, tức chỉ bằng khoảng 0,5% “ông lớn” Hòa Bình, Trị An.
Nhận định như vậy hẳn ông cũng sẽ lường trước được “bão dư luận” phải không ạ? Vì phản ảnh của người dân và chính quyền địa phương ở vùng bị lũ là các nhà máy thủy điện đã xả nước khi lũ tràn về khiến nước ngập tràn, gây lũ lớn?
- Tôi xin hỏi lại, các nhà máy thủy điện có sinh ra nước không? Hoàn toàn không!
Như vậy, lũ ở đây là lũ trời, tức là lũ tự nhiên.
TS Nguyễn Bách Phúc
Khi lũ tràn về, nước lũ với lưu lượng rất lớn, gấp cả trăm lần lưu lượng lúc bình thường đổ vào hồ , mức nước sẽ nhanh chóng dâng lên. Với những hồ thủy điện nhỏ ở miền Trung, dung tích hữu ích để chứa lũ rất bé nên sau vài ba giờ là hồ đầy nước.
Nhà máy thủy điện chỉ còn cách “xả lũ” xuống hạ lưu. Đơn giản là không xả thì chứa vào đâu? Chẳng có cách gì đẩy ngược nước lũ trở lại thượng lưu hay đẩy lên trời được! Tất cả nhà máy thủy điện nhỏ ở miền Trung đều phải như vậy dù lũ nhỏ hay lũ lớn. Đây là việc bất khả kháng.
Cần lưu ý rằng, “xả lũ” ở hồ thủy điện lớn không như hồ thủy điện nhỏ. Phần lớn những trận lũ nhỏ được thủy điện lớn “nuốt” gọn vào dung tích hữu ích của hồ, không phải xả. Chỉ những trận lũ lớn không thể “nuốt” nổi thì mới phải xả…
Thì chính vì xả tràn để tránh bị vỡ hồ nên khiến lũ nặng thêm mà dư luận gọi là hiện tượng “lũ chồng lũ” đúng không thưa ông?
- Không phải như vậy!
Điều này rất đơn giản mà không ai để ý một chút. Dung tích chứa nước của hồ thủy điện có 2 phần là mực nước chết và mức nước hữu dụng. Hồ thủy điện nào cũng vậy, chỉ cho phép chứa nước đến mức cách mặt thành hồ 3 – 5 m. Nếu chứa đầy tràn thì hồ sẽ bị vỡ.
Vào mùa mưa, trước khi lũ về, theo dự báo khí tượng thủy văn, các hồ sẽ xả nước để lũ về sẽ chứa nước, gọi là “cắt lũ” chọ hạ du. Nhưng nếu lũ trời về quá lớn, hồ thủy điện không thể chứa được nữa thì phải để lũ tràn qua, tức xả tràn chứ không thì chứa vào đâu?
Như vậy, lũ lớn gây thiệt hại đâu phải do hồ thủy điện xả gây ra.
Vấn đề là các nhà máy xả luôn cả phần nước chứa sẵn bên trong mà ông gọi là “nước hữu dụng”. Và như vậy chính nguồn nước này gây ra “lũ chồng lũ”?
- Không nhà máy nào làm như vậy!
Đơn giản vì khi nước lũ tràn qua thì muốn xả nước hữu dụng trong hồ cũng không có tác dụng gì. Tôi ví dụ thế này, một hồ chứa dung tích 100.000 m3, khi dòng nước lũ tràn qua với lưu lượng nước 1.000 m3/s chẳng hạn, nếu xả nước trong hồ ra, giả sử là 400 m3/s chẳng hạn, phần này sẽ được bù đắp ngay lập tức bằng dòng nước lũ đang băng qua bên trên. Đó là nguyên tắc vật lý rất dễ hiểu.
Tức là, dòng lũ đang tràn qua mặt hồ chứa. Nếu xả cho hồ chứa vơi bớt được chút nào thì nước của dòng lũ lập tức sẽ trám vào ngay! Vậy nhà máy có muốn xả cũng không xả được lúc lũ tràn qua đang phải xả tràn.
Như vậy khái niệm “lũ chồng lũ” trong trường hợp này hoàn toàn phí lý! Chỉ có “lũ chồng lũ” xảy ra nếu hồ thủy điện bị vỡ.
Nhưng hồ bị vỡ và gây ra thảm họa là các hồ của công trình thủy điện lớn. Còn mấy cái hồ của các nhà máy thủy điện ở miền Trung thuộc loại nhỏ, nếu có vỡ cũng chẳng gây ra thêm ảnh hưởng gì đáng kể!
Trong đợt lũ vừa qua ở miền Trung có hồ thủy điện nào bị vỡ đâu? Nên nói “lũ chồng lũ” là sai với thực tế. Cũng như quy kết các nhà máy thủy điện này gây ra lũ càng sai hơn!
Trên một dòng sông nếu có nhiều nhà máy thủy điện thì cũng chỉ có một dòng lũ của trời thôi.
Chỉ tại... nước trời
Vậy hóa ra chuyện lũ chồng lũ là không có?
- Tôi nhắc lại thế này, lũ là lũ trời, thủy điện chỉ chứa nước để sản xuất điện và tham gia cắt lũ vào mùa mưa, cung cấp nước vào mùa hạn. Đó là nguyên tắc.
Nguyên tắc này đúng với các nhà máy thủy điện lớn như thủy điện Sông Đà, thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An v.v…được giao nhiệm vụ. Còn các nhà máy thủy điện miền Trung thuộc loại nhỏ như nắm tay thì chẳng có khả năng thực hiện nhiệm vụ đó nên chẳng ai giao làm gì.
Trong nghề thủy điện có khái niệm “thủy điện xả nước”, tức là xả nước trời. Nghĩa là thủy điện cho nước trong hồ chứa chảy ra khi cần thiết, tùy trường hợp. Nhưng tất cả các trường hợp này đều không góp phần gây ra tác động làm cho lũ lớn hơn, dữ dội hơn. Ngược lại, chỉ có lợi khi vùng hạ du bị hạn hán, hồ thủy điện phải xả nước chống hạn. Điều này cũng chỉ đúng với các thủy điện lớn mà thôi!
Tôi rất ngạc nhiên khi có ai đó khẳng định thủy điện phải có kế hoạch xả lũ! Sao mà có kế hoạch như thế được? Lũ là của trời, lũ tràn tới hồ thủy điện đầy thì phải xả chứ chứa vào đâu cho hết? Vì vậy kế hoạch xả lũ nếu có cũng phải là kế hoạch của trời!
Tôi xin khẳng định, nếu không có hệ thống thủy điện nhỏ ở miền Trung thì trận lũ vừa qua vẫn xảy ra và thiệt hại cũng như vậy thôi
Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc:
- Sinh năm 1944 tại Hà Tĩnh
- Tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành hệ thống điện năm 1965
- Giảng viên Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Bảo vệ học vị tiến sĩ ở Liên Xô cũ
- Học tập và công tác tại Liên Xô 12 năm (1989 – 2001)
- Từ 2004 đến nay, làm Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học và sau đó là Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học – Công nghệ và Quản lý HASCON…
Duy Chiến thực hiện

Ảnh tình cờ

Ảnh tình cờ
Copy từ , đăng ngày , mục .
Kết quả search "Bảo Lộc" trên trang imageshack.us - Có lẻ những ảnh này liên quan đến bão lũ miền Trung, bùn đỏ titan;
Trang 1, thienbut's images
Ảnh ở phần next - prev bên phải, thienbut's images
Ảnh ở phần next - prev bên phải, thienbut's images
Vẫn có người ngâm mình...,Ảnh ở phần next - prev bên phải, thienbut's images
Ảnh ở phần next - prev bên phải, thienbut's images
Màu sắc lòe loẹt đến nhức mắt, ảnh ở phần next - prev bên phải, thienbut's images
Dòng nước tràn lan như thác, ảnh ở phần next - prev bên phải, thienbut's images
Làm sao dám sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi với dòng nước như thế này - ảnh ở phần next - prev bên phải, thienbut's images
Ảnh ở phần "Recent images" bên trái, ll14's images.
Ảnh ở phần "Recent images" bên trái, ll14's images.
Ảnh "Bảo Lộc" trang 3, tungtranuit's images.
Ảnh "Bảo Lộc" trang 4, phuotclub's images .
Ảnh ở phần "Recent images" - CotedAzur's images .
Ảnh ở phần "Recent images" - Imageshack user's images - Không rõ bức tượng có gợi lên những ý tưởng nghiêm túc không?
Sưu tầm

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Bé gái chết sau tiêm Quinvaxem: Mạng người đáng giá... 40 triệu!

Bé gái chết sau tiêm Quinvaxem: Mạng người đáng giá... 40 triệu!
Copy từ http://vtc.vn/2-462626/xa-hoi/be-gai-chet-sau-tiem-quinvaxem-mang-nguoi-dang-gia-40-trieu.htm, đăng ngày 27/11/13, mục Xã hội .
Gia đình cháu bé tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem đồng ý nhận 40 triệu đồng hỗ trợ mai táng với điều kiện: “không đưa ra pháp luật, không mổ tử thi, không khiếu nại về sau”.
Ngày 26/11/13, Chương trình tiêm chủng mở rộng khu vực phía Nam đã phối hợp với Sở Y tế Bạc Liêu điều tra nguyên nhân tử vong của bé gái 5 tháng tuổi sau khi tiêm vaccine Quinvaxem.
Dùng tiền để thỏa thuận
Theo báo cáo ban đầu của Sở Y tế Bạc Liêu, bé Trần Mỹ Ngọc (5 tháng tuổi, ngụ ấp Vĩnh Tường, xã Hưng Phú, huyện Phước Long) được tiêm vaccine Quinvaxem mũi 1 vào lúc 7h30 ngày 24/11/13, tại trạm y tế xã Hưng Phú.
Bốn giờ sau khi tiêm, bé bị tím tái, được gia đình đưa đến trạm y tế xã Vĩnh Thanh (huyện Phước Long), sau đó chuyển ngay đến Bệnh viện Đa khoa Phước Long.
Mặc dù được các bác sĩ tại bệnh viện này tích cực cứu chữa nhưng bé Ngọc không qua khỏi, tử vong lúc 15h30 cùng ngày.
Vợ chồng ông Đây đau đớn sau cái chết đột ngột của con gái.
Sau khi sự việc xảy ra, ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu cùng đại diện Trung tâm Y tế dự phòng Bạc Liêu, Công an huyện Phước Long, UBND xã Hưng Phú… đã có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Phước Long để làm việc với gia đình cháu Ngọc.
Biên bản làm việc được lập lúc 15h45 ngày 24/11/13, giải thích cho người nhà biết nguyên nhân tử vong của cháu Ngọc là do “shock thuốc tiêm ngừa 5 trong 1”.
Sau khi giải thích nguyên nhân cái chết của cháu Ngọc, các ngành chức năng gợi ý hỗ trợ tiền mai táng cho bé hoặc đưa vấn đề ra pháp luật.
Cuối cùng, các bên đi đến thống nhất gia đình nhận hỗ trợ tiền mai táng 40 triệu đồng với điều kiện: “không đưa ra pháp luật, không mổ tử thi, không khiếu nại về sau…”.
“Không nhận tiền lấy gì mai táng?”
Ngày 26/11/13, phóng viên đến gia đình nạn nhân ở ấp Vĩnh Tường. Gia đình ông Trần Văn Đây (SN 1970), bà Đặng Thị Hai (SN 1979) - cha mẹ cháu Ngọc - thuộc diện nghèo nhất ở địa phương.
Hai vợ chồng không có nghề nghiệp ổn định. Cách nay 7 năm, khi đang đi làm thuê ở Đồng Nai, ông Đây bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não nhưng may mắn thoát chết.
Sau đó, hai vợ chồng bồng bế đứa con trai 2 tuổi về quê, xin một miếng đất của cha mẹ dựng căn chòi để ở. Vợ chồng ông được anh em họ hàng gom góp cho tiền mua chiếc xe máy Trung Quốc để chạy xe ôm kiếm sống
Nhà quá nghèo nên ông Đây chấp nhận lấy 40 triệu đồng, không thưa kiện
Ngôi nhà rộng chưa đầy 20m2, vách lá rách bươm, nền đất nứt nẻ. Không có bàn ghế để tiếp khách, ông Đây mời chúng tôi ngồi tạm trên chiếc giường cũng là chỗ ngủ của cả nhà.
Ông chia sẻ về nguyên nhân chấp nhận lấy 40 triệu đồng: “Nếu làm lớn chuyện, đưa ra pháp luật thì tôi cũng không biết lấy đâu ra tiền để mai táng cho con. Anh em, hàng xóm thì động viên, dẫu sao con tôi cũng đã chết rồi, mổ xẻ chỉ thêm tội nghiệp cháu”.
Theo ông Đây, thật ra cháu Ngọc tử vong lúc hơn 14h chứ không phải 15h30 phút như báo cáo của Sở Y tế. Ông kể: “Sáng sớm 24/11/13, vợ chồng tôi chở con ra trạm y tế xã Hưng Phú. Hơn 7h thì cháu được tiêm mũi 5 trong 1. Nhân viên y tế có thái độ hằn học, khó chịu. Sau khi tiêm xong, chúng tôi ngồi chờ khoảng 30 phút, thấy con không có biểu hiện gì nên đưa về.
Khoảng 10h cùng ngày thì cháu bỗng dưng bị co giật, tím tái, khó thở. Tôi lập tức đưa ra trạm y tế xã Vĩnh Thanh gần nhà nhưng trạm y tế yêu cầu đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu.
Mặc dù các y bác sỹ ở Bệnh viện Đa khoa Phước Long đã điều trị nhiệt tình nhưng cháu không qua khỏi. Sau khi cháu tử vong, tôi phát hiện tại vị trí tiêm vaccine có một vết tím bầm rất lớn”.
Cũng theo ông Đây, cháu Ngọc từ khi sinh ra vốn khỏe mạnh, chưa từng mắc bất cứ một chứng bệnh gì.
Được biết, trong 5 ngày vừa qua, từ 20 đến 25/11/13, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Y tế, ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành cho tiêm lại vaccine Quinvaxem tại tất cả các trạm y tế trong toàn tỉnh cho hàng ngàn trẻ em dưới 1 tuổi.
Riêng Trạm Y tế xã Hưng Phú đã tiêm vắc xin Quinvaxem cho 78 cháu và trong ngày 24/11 đã tiêm cho 18 cháu. Ngoài sự cố cháu Ngọc tử vong, tất cả các cháu khác được tiêm đều bình thường.
Sáng 26/11/13, phóng viên đã điện thoại cho ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu để nắm thông tin vụ việc bé Ngọc tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem nhưng ông Nam cáo bận họp, không tiếp xúc.
Chiều cùng ngày, phóng viên đến Sở Y tế nhưng không gặp ông Nam, điện thoại nhiều cuộc nhưng ông Nam không nghe máy.
Theo NLĐ

Khăn giấy ướt độc gây rối loạn nội tiết trẻ em

Khăn giấy ướt độc gây rối loạn nội tiết trẻ em
Tôi có anh bạn tên Vũ Hoàng Tuấn, anh email cho tôi những bài viết hay, lạ. Dưới đây là1 trong những bài ấy, anh VHT gởi ngày 27 tháng 10 năm 2013:
Khăn giấy ướt độc gây rối loạn nội tiết trẻ em
Hiệp hội Người tiêu dùng Pháp vừa cảnh báo nhiều loại khăn giấy ướt của các thương hiệu nổi tiếng: Pampers, Nivea, Mixa, Carrefour... chứa những chất phénoxyéthanol, parabène có khả năng gây độc cho gan, ảnh hưởng hệ sinh dục, gây rối loạn nội tiết... của trẻ em. Tại Việt Nam, khăn giấy ướt rất phổ biến và được nhiều bà mẹ trẻ ưa chuộng.
Những năm gần đây, khăn giấy ướt trở thành vật dụng không thể thiếu khi chăm sóc trẻ của các bà mẹ. Chị Trần Thị Hiếu (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM), có con đầu lòng gần 2 tuổi, cho biết từ khi sinh đến giờ đều dùng khăn ướt để lau mỗi lần bé đi vệ sinh.
“Không khô như giấy vệ sinh - có thể làm xước da, khăn ướt mềm, lau xong thì da bé mát rượi lại có mùi thơm nên tôi để vậy luôn” - chị Hiếu nói. Một khảo sát bỏ túi của chúng tôi với các phụ huynh có con nhỏ cũng cho thấy nhiều người nghĩ rằng chỉ lau giấy ướt là đủ, không cần lau lại bằng nước ấm.
Đáp ứng nhu cầu, thị trường khăn giấy ướt ở các đô thị lớn hiện vô cùng phong phú, từ loại có nguồn gốc xuất xứ đến không nhãn mác, hàng nhập khẩu đến hàng trong nước, hàng bán từ vỉa hè cho đến tiệm tạp hóa, trên mạng hay tại siêu thị... Các thương hiệu phổ biến như: Bobby Care, Nuna, Baby Mamy, Baby Care, Baby Vina, Daily Care Baby... được đóng gói nhiều kích cỡ, từ 10, 30, 80 đến 100 tờ/gói...
Khảo sát tại một siêu thị ở quận 3 (TP HCM), chúng tôi nhận thấy có hơn 10 nhãn hiệu khăn giấy ướt. Trong đó, đa phần là sản phẩm nhập khẩu hoặc của các công ty đa quốc gia sản xuất tại Việt Nam.
Là sản phẩm chăm sóc bé nhưng trên bao bì các loại khăn ướt lại chỉ ghi rất chung chung, như: vải không dệt, nước tinh khiết, dung dịch lô hội, hương thơm. Có chăng, các sản phẩm này chỉ cảnh báo không được bỏ vào bồn cầu do không tan trong nước, không hề hướng dẫn phụ huynh phải lau lại cho bé sau khi dùng.
Ngoài vòng kiểm soát
TS Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa Hóa Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho biết hiện Việt Nam chưa có quy định về tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm này, chủ yếu chấp nhận công bố về chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất khăn giấy ướt. Trong đó, có những tập đoàn đa quốc gia đã đăng ký và được cấp chứng nhận theo hệ thống tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới, Việt Nam chỉ chấp nhận công bố đó và cho phép đưa sản phẩm vào sử dụng.
Tuy nhiên, quá trình sản xuất tại Việt Nam có bảo đảm đúng như công bố, có được giám sát kỹ về điều kiện vệ sinh hay nhà sản xuất có điều chỉnh gì về thành phần, công thức... hay không thì không kiểm soát được.
“Thông thường, mùi thơm trong khăn giấy ướt có dẫn xuất từ bezen, aldehyde, hydroxy, một số chất dầu và chất định hương. Nếu nhà sản xuất sử dụng chất tạo hương chất lượng kém thì có thể gây dị ứng, thậm chí nhức đầu, choáng váng cho người sử dụng. Ngoài ra, khi để lâu, các hóa chất này phản ứng với nhau, có thể dẫn đến một số tác dụng phụ đối với người sử dụng” - TS Phạm Thành Quân phân tích.
Theo bác sĩ da liễu Hồ Xuân Vương, đối với sản phẩm dành cho trẻ em, tính an toàn là trên hết. Vì vậy, khi chọn mua khăn giấy ướt, người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm được Bộ Y tế cho phép lưu hành, chú ý sử dụng trong thời gian bảo quản ghi trên bao bì.
“Khi dùng khăn giấy ướt cho trẻ, các bậc cha mẹ nên theo dõi kỹ, nếu thấy có biểu hiện dị ứng thì ngưng ngay. Ngoài ra, sau khi lau cho trẻ bằng khăn giấy ướt, nên lau rửa lại bằng nước sạch để bảo đảm chất bảo quản, chất nhờn trên khăn giấy không bám trên da, gây khó chịu cho trẻ” - bác sĩ Hồ Xuân Vương khuyến cáo.
Nguy cơ dị ứng
Bác sĩ Bùi Văn Khánh - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội - cho biết trên thực tế, các sản phẩm khăn giấy ướt đều phải có tỉ lệ nhất định hóa chất bảo quản, hương liệu chống vi khuẩn và nấm mốc có hại. Những sản phẩm có hàm lượng chất bảo quản quá cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe - thường gặp nhất là nguy cơ dị ứng kích ứng da, đặc biệt đối với những người có da mẫn cảm, dễ bị dị ứng.
Một bác sĩ da liễu lưu ý dù sản phẩm khăn giấy ướt quảng cáo là an toàn cho người sử dụng nhưng với các loại được bảo quản bằng hóa chất thì an toàn không có nghĩa là có thể sử dụng vô tư, nhất là với trẻ sơ sinh. Để bảo vệ sức khỏe, các bác sĩ da liễu khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn loại giấy ướt có hương thơm tự nhiên, nhẹ nhàng. Không nên dùng khăn ướt để lau vết trầy xước vì các hóa chất trong khăn có thể sẽ làm vết thương bị xót.
Ngoài ra, với trẻ có cơ địa dị ứng, việc sử dụng những loại khăn giấy ướt chất lượng không bảo đảm cũng có thể dẫn đến viêm da, da hăm, rộp đỏ...
Chưa bị thu hồi
Theo các hãng tin nước ngoài, Cơ quan An toàn Dược phẩm Pháp đã từng đưa ra khuyến cáo “không được sử dụng chất phénoxyéthanol trong các sản phẩm khăn ướt dành cho trẻ dưới 3 tuổi”. Tuy nhiên, các thông tin này chỉ dừng ở mức khuyến cáo chứ chưa buộc phải thu hồi sản phẩm. Trong các sản phẩm bị nêu tên, Pampers là thương hiệu quen thuộc tại Việt Nam nhưng dòng sản phẩm khăn giấy ướt chưa được sản xuất cũng như nhập khẩu bán chính thức.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Tội lỗi vẫn còn đè nặng trong Lê Văn Luyện

Tội lỗi vẫn còn đè nặng trong Lê Văn Luyện
Copy từ http://baocongan.org/vu-an-noi-tieng/toi-loi-van-con-de-nang-trong-le-van-luyen/, đăng ngày 23/11/2013, mục Vụ án nổi tiếng .
Ngồi trong trại giam với bản án 18 năm, Lê Văn Luyện bảo tội lỗi vẫn như hòn đá tảng đè lên ngực hắn.
Trước khi Lê Văn Luyện kẻ cướp tiệm vàng Ngọc Bích ở phố Sàn, huyện Lục Nam, Bắc Giang được chuyển vào Trại giam số 3, huyện Tân Kỳ, Nghệ An, chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với y. Luyện vẫn im lặng, lạnh lùng khi kể lại tội ác của mình và không chút cảm xúc khi nói về những ngày sắp tới. Giọng điệu bất cần đời của tội nhân này khiến người đối diện có cảm giác khó chịu. Luyện luôn nói mình không lo lắng, không sợ hãi khi hầu tòa, nhưng thực tế hắn đã vã mồ hôi giữa tiết trời giá rét trước giờ tuyên án. Giờ đây, khi vụ án đã khép lại với mức án 18 năm tù, Luyện có vẻ thoải mái hơn, nhưng hắn bảo tội lỗi vẫn như hòn đá tảng đè lên ngực.
Đời trôi đến đâu cũng mặc
Đêm đầu tiên bị bắt từ Lạng Sơn, rồi được đưa thẳng vào Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang, Luyện khi ấy gầy, đen, mặt đầy trứng cá chứ không trắng trẻo, béo tốt như bây giờ. Đêm ấy, dù căm hận hắn tột độ, nhưng khi nhìn thấy khóe mắt rưng rưng cũng như giọng hắn chợt nghẹn đi khi nhắc tới bố mẹ và những đứa em trai, người ta còn cảm thấy hắn thực sự đang ăn năn hối hận. Nhưng vài tháng sau đó, khi vụ án được đưa ra xét xử hai lần, gặp lại Lê Văn Luyện, chợt thấy con người hắn vẫn trở về đúng với bản chất lạnh lùng, dã man.
Cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, chúng tôi đều có mặt ở Bắc Giang và đã chứng kiến nỗi căm hận của gia đình nạn nhân cũng như sự bức xúc tột cùng của dư luận. Lê Văn Luyện được chở trên xe đặc chủng, mỗi bước đi của hắn đều được kèm sát hai bên là hai hàng Cảnh sát bảo vệ. Rất khó để chụp được một bức ảnh của Luyện khi bị dẫn giải vào tòa án vì hắn dường như lọt thỏm giữa những bóng áo Cảnh sát. Suốt hai phiên xử, Luyện không một giây quay lại nhìn người nhà nạn nhân cũng như không dám nhìn vào di ảnh của 3 nạn nhân đã chết dưới bàn tay hắn. Đã có lúc hắn căng thẳng, trên trán vã mồ hôi vì lo lắng sợ bị người nhà nạn nhân hành hung, nhưng điều hắn lo hơn cả là mức án sẽ phải đối mặt. “Luật sư vẫn nói em chỉ bị cao nhất là 18 năm thôi, nhưng khi đợi tuyên án vẫn sợ” – Luyện tâm sự. “Thời gian chờ phúc thẩm, em nghĩ mình sẽ bị tăng án ư?” – tôi hỏi. “Vâng, em nghĩ sẽ bị tăng mức án lên tử hình. Dù các anh cùng buồng nói là không tăng đâu, nhưng em vẫn lo” – Luyện tâm sự. “Hôm đó, em sợ bị đánh một phần, nhưng lo nhất là người nhà em bị đánh. Cả họ nhà em chỉ có một người bác tới dự phiên tòa, ông bà nội không đến, mẹ em cũng không có mặt. Hôm đó em ra tòa một mình thì chết luôn”.
Cán bộ quản giáo kể rằng, quá trình ở Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang, Lê Văn Luyện tỏ ra khá im hơi lặng tiếng, hắn ít nói và hầu như không bao giờ va chạm, mâu thuẫn gì với bạn tù, dù “tên tuổi” hắn thì không chỉ ngoài xã hội mà ngay trong trại, ai cũng biết. Tôi hỏi hắn: “Sau này, em muốn được đi cải tạo ở trại nào?”. Không một giây suy nghĩ, Luyện lạnh lùng chép miệng: “Mặc đời trôi đến đâu thì trôi thôi, bây giờ em đi đâu cũng được”. “Không sợ ư? Ví dụ như đến một nơi nào đó xa nhà, không quen ai, bị đại bàng, đầu gấu bắt nạt chẳng hạn?” – tôi cố tình gợi chuyện. Luyện lại cười nhạt: “Em còn cái gì nữa đâu mà người ta bắt nạt em”.
Luyện ngoái tìm người nhà và trong trại giam
Thủ phạm sát hại ba nạn nhân trong một gia đình ở phố Sàn, huyện Lục Nam, Bắc Giang để cướp vàng ấy thoát án tử hình trong gang tấc, chỉ vì hắn chưa đủ 18 tuổi (tính đến thời điểm gây án). Đó cũng là nỗi bức xúc không chỉ của người nhà nạn nhân mà còn với dư luận xã hội. Và đó cũng từng là nỗi lo đến toát mồ hôi, khiến hàng tháng trời không ngủ trước phiên xử phúc thẩm của Luyện. Thế nhưng, có lúc hỏi, hắn lại ngông cuồng trả lời: “Em chết luôn cũng được chứ đừng nói đến chuyện sợ bị tử hình”. Bản chất anh hùng rơm thỉnh thoảng lại trỗi dậy trong hắn.
Tan nát cả đại gia đình
Dù rất lạnh lùng, vô cảm trước tội ác của mình nhưng không hiểu sao mỗi khi nhắc đến gia đình, Lê Văn Luyện lại rưng rưng. Còn nhớ lần đầu tiên, trong cái đêm hắn bị đưa từ Lạng Sơn về Bắc Giang, khi hỏi vì sao để vàng lại cho bố mẹ mà không mang theo người trong quá trình bỏ trốn, Luyện cho biết sở dĩ hắn không mang theo vàng là vì muốn… giúp đỡ bố mẹ. Chính cái sự “giúp đỡ” ấy đã khiến không chỉ bố mẹ hắn mà còn kéo gần chục con người gồm bác, chú, anh họ, bác dâu… cùng ra đứng trước vành móng ngựa. Những con người ngu muội, u tối ấy đến bây giờ chắc đã thấm thía đến tận cùng sự trả giá khi che giấu tội lỗi và giúp đỡ một tên tội đồ thoát thân. Người mà Luyện nghĩ tới nhiều nhất bây giờ là mẹ. Hắn kể rằng, ở trong này, hắn không được ăn những món mẹ nấu. Với Luyện thì: “Mẹ nấu cái gì em cũng thấy ngon. Ở trong này không được ăn những món ăn mẹ nấu, em thấy nhớ mẹ vô cùng”.
Bà Trương Thị Thơm – mẹ của Lê Văn Luyện – chỉ vì đứa con tội lỗi mà phải đến ở nhờ nhà một người họ hàng vì không còn mặt mũi nào nhìn hàng xóm láng giềng. Bà cũng phải nhập viện nhiều lần vì suy nhược thần kinh. Chưa hết, Long – em trai Luyện, vì không chịu nổi áp lực về những gì anh trai mình gây ra, đã bỏ dở chừng khi đang là học sinh lớp 11. Trước phiên xử sơ thẩm, khi biết thông tin này, Luyện đã nghẹn giọng quay đi giấu một khoảnh khắc xúc động ngắn ngủi. Còn hôm nay gặp lại, khi đã “ung dung” với cái án 18 năm tù, Luyện có phần an tâm hơn. Hắn kể rằng, mới đây mẹ và hai đứa em trai của hắn đã vào thăm. Luyện mừng lắm, gần nửa năm trời mới được gặp mẹ và các em. Họ mang vào cho hắn rất nhiều đồ ăn, đứa em còn chưa đi học của hắn không biết nghe chuyện ở đâu mà cũng nắm lấy tay anh rồi dặn dò: “Anh phải cẩn thận nhé, không người ta giết anh đấy”. Sự lo xa của cậu em út khiến hắn thấy tội lỗi của mình càng nặng nề hơn. Nhưng Luyện cũng có được niềm an ủi khi Long hứa năm nay sẽ đi học lại. Cuộc gặp mặt với gia đình trước khi Luyện được đưa vào Trại giam số 3 (Tân Kỳ, Nghệ An) khiến hắn thoải mái, an tâm hơn rất nhiều so với hôm ra tòa, không có người thân nào bên cạnh. Những người thân thiết nhất của hắn khi ấy cũng là bị cáo đang phải đứng trước vành móng ngựa. Thực ra có đôi lần trong phiên tòa, Luyện quay lại dáo dác tìm mẹ nhưng nó có biết đâu, mẹ nó khi ấy còn đang trốn vào một nơi thật kín để khóc. Cũng như hôm gặp lại, giữa nó và mẹ chỉ còn nước mắt.
Tuổi thanh xuân sẽ bị chôn vùi sau song sắt, đó là cái giá Lê Văn Luyện phải trả cho những tội lỗi đã gây ra. Lẽ ra, một mình Luyện phải gánh chịu nhưng hắn đã kéo cả đại gia đình vào vòng lao lý, ít nhất là 3 nhà trong họ tộc vì hắn mà tan nát, bố mẹ vào tù, để lại những đứa con không ai chăm sóc, dạy dỗ cùng một loạt hệ lụy và những nghiệp chướng khác sẽ còn theo đuổi Lê Văn Luyện cũng như gia đình hắn suốt đời. Giờ đây khi hắn hiểu tên mình đã trở thành biểu tượng của cái ác và sự dã man mà nhiều năm sau nữa người ta còn nhắc tới với sự ghê rợn, kinh hoàng thì đã quá muộn.
admin(baocongan.org/)

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Ảnh Tibet - Tây Tạng (10)

Ảnh Tibet - Tây Tạng (10)
Copy từ http://www.vietdongtam.net/showthread.php?t=60555 , đăng ngày 20/07/13, mục Danh lam thắng cảnh; bài do nick supermax đưa lên.
Bài này xuất hiện trên trang vietdongtam với khoảng 300 ảnh, không chú thích gì về các ảnh. Mình copy về đây chia ra mỗi bài gồm 30 ảnh. Phần title của ảnh mình lấy số thứ tự của ảnh thế vào, phần ghi chú dưới ảnh mình chỉ ghi ngắn gọn đủ để phân biệt với các ảnh gần đó. Về size của ảnh; đa số ảnh gốc có size 800-533, mình đưa về 600- 400
Trong bài (10) này mình đưa lên các ảnh từ 271 đến 300. (Bài 4 đăng trên blogger.com ngày 24/11/13: http://dvnien.blogspot.com/2013/11/anh-tibet-tay-tang-4.html; bài 7: http://dvnien.blogspot.com/2013/11/tibe-tay-tang-7.html; bài 8:http://dvnien.blogspot.com/2013/11/anh-tibet-tay-tang-8.html) - Thật ra mỗi lần vào trang vietdong tam.net để xem bài "Tibet" thì thứ tự các hình hiện lên đều khác nhau và không đầy đủ, khi thì thiếu ảnh này khi thì thiếu ảnh kia, ảnh Xe xúc đất Volvo khi thì ở stt 241 (bài 8) khi thì ở stt 290 (bài 10).
Ảnh 270; Phía dưới ảnh có những cành cây thấp màu xanh đẹp và lạ.
Ảnh 271: Những thửa đất cỏ mọc xanh, vàng, dòng nước quanh co.
Ảnh 272: Cỏ xanh, cây thấp xanh, cây cao xanh, sương trắng.
Ảnh 273: Ngựa trắng và ngựa nâu đang gặm cỏ.
Ảnh 274: Một tí màu đỏ son giữa màu xanh cây cỏ.
Ảnh 275: Khung cảnh màu xanh; những thửa đất có hàng rào thấp.
Ảnh 276; Ngựa nâu, phía sau là sương mù.
Ảnh 277: Hai phụ nữ trên đường nhỏ.
Ảnh 278: Một ngựa trắng và một ngựa nâu.
Ảnh 279: Bên trái có bảng chỉ đường.
Ảnh 280: Đàn cừu trắng - bầu trời nhiều mây trắng.
Ảnh 281: Bia đá cạnh bờ tường cũ.
Ảnh 282: Khoảnh đất trủng giữa những đỉnh núi nhọn.
Ảnh 283: Những khối đá nâu.
Ảnh 284: Đàn cừu trắng giữa khung cảnh màu xanh.
Ảnh 285: Núi non chập chùng màu xanh, 1 đỉnh cao hơn: màu trắng.
Ảnh 286: Núi và khoảnh đất nâu.
Ảnh 287: Đồi cỏ xanh vươn hình vòng cung lên trời.
Ảnh 288: Đàn cừu cạnh khu dân cư?
Ảnh 289: Núi xanh tím, cỏ xanh, dòng nước uốn lượn quanh co.
Ảnh 290: Máy xúc đất Volvo.
Ảnh 291; Con bò thơ thẩn trên cầu.
Ảnh 292: Một cây cầu.
Ảnh 293: Cầu treo.
Ảnh 294: Thay bánh xe
Ảnh 295: Đường quanh co trước mũi xe.
Ảnh 296: Bảng báo đường trơn trợt.
Ảnh 297: 3 xe trên đường nhỏ ven núi đá.
Ảnh 298: Vải nhiều màu, bên dưới là suối nhỏ..
Ảnh 299: Xe dạng xe Jeep, GA3466, băng qua dòng nước nhỏ.
Ảnh 300: Bác trai lớn tuổi, áo nâu,phía sau có 2 người.
Hết bài 10/10.