dvnien copy từ : https://rd.zapps.vn/..., trang web này đăng ngày 28/02/2022 19:04
Nhiều người cho rằng, sống chung một nhà với F0, nhất là ở trong nhà khép kín, nhà chung cư có diện tích hẹp thì việc giữ tuyệt đối cho bản thân không mắc COVID-19 là điều rất khó.
Việc bạn có bị lây nhiễm COVID-19 khi sống cùng nhà với F0 sẽ phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng, khả năng giãn cách xã hội, việc đang dùng chung đồ, cách thức dọn dẹp không gian chung…
Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tính đến ngày 18/2, Hà Nội có 161.745 bệnh nhân đang điều trị, cách ly tại nhà, chiếm 96,74% tổng số F0.
Nhiều người cho rằng, sống chung một nhà với F0, nhất là ở trong nhà khép kín, nhà chung chư có diện tích hẹp thì việc giữ tuyệt đối cho bản thân không mắc COVID-19 là điều rất khó.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, để tránh lây nhiễm khi sinh sống cùng F0 thì phải ở riêng phòng, mọi sinh hoạt như tắm giặt, ăn uống phải tách biệt với những người mắc bệnh. Bên cạnh đó, khi chung nhà thì dù là F0 hay F1 cũng phải đeo khẩu trang. Đồng thời, F1 phải tự theo dõi sức khoẻ của bản thân trong quá trình cách ly chung với F0…
Để hạn chế tối đa lây chéo, ông Nga khuyến cáo mọi thành viên trong gia đình nếu có F0 cần hạn chế nói chuyện với nhau, có thể trao đổi qua điện thoại hoặc tin nhắn. Đặc biệt, cần lưu ý ở những vị trí như bếp nấu, nhà vệ sinh, tay nắm cửa... Nếu phải sử dụng chung nhà vệ sinh thì cả F0 và F1 phải có ý thức không khạc nhổ bừa bãi, chú ý vệ sinh thường xuyên các vị trí như tay nắm cửa nhà vệ sinh, công tắc điện để tránh virut lây lan…
Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), ở cùng nhà vời F0 sẽ có nguy cơ phơi nhiễm cao. Cần có những biện pháp phòng ngừa cụ thể như:
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
CDC thông tin, những người mắc COVID-19 từ mức độ nhẹ đến trung bình có khả năng lây nhiễm không quá 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Người có biểu hiện nặng hơn có khả năng lây nhiễm không quá 20 ngày sau khi phát bệnh.
Đăc biệt, những người đã khỏi bệnh vẫn có thể cho kết quả dương tính trong tối đa 3 tháng sau khi nhiễm. Tuy nhiên, những cá nhân này không còn lây nhiễm trong thời gian đó.
Cách giữ an toàn cho bản thân
Bất kể tình trạng tiêm chủng như thế nào, nếu một người cảm thấy bị ốm hoặc có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 (ngay cả khi không có triệu chứng), họ vẫn nên tự cách ly bằng cách ở nhà, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với các thành viên trong gia đình.
Nếu chưa tiêm chủng đầy đủ, cần cẩn thận để tránh tiếp xúc với virus. Không được chủ quan bởi ngay cả những người đã tiêm đủ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt khi biến thể Omicron lan tràn.
Đeo khẩu trang trong nhà
Theo CDC, nếu trong gia đình có người mắc COVID-19, các thành viên nên đeo khẩu trang vừa vặn. Khi tiếp xúc gần F0 thì khẩu trang N95 và KN95 cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất.
Làm sạch và khử trùng nhà thường xuyên
Nếu có thể, hãy dành một phòng ngủ và phòng tắm riêng cho người bị bệnh. Nếu không thể tách biệt, thành viên mắc COVID-19 nên làm sạch và khử trùng các bề mặt và vật dụng sau mỗi lần dùng.
Nếu người bệnh không đủ sức khỏe để tự vệ sinh, một thành viên khác trong nhà đeo khẩu trang, găng tay để làm sạch và khử trùng khi cần thiết. Đảm bảo phòng sinh hoạt chung được thông thoáng.
Làm xét nghiệm tại nhà
Tiếp tục theo dõi các triệu chứng và thực hiện xét nghiệm lặp lại vài ngày một lần hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2022 (14 – 26/2) trên đất Campuchia đã khép lại với trận chung kết giữa đội U23 Việt Nam và đối thủ duyên nợ, cũng là trở ngại lớn nhất – U23 Thái Lan. Mặc dù không có lực lượng và đội hình mạnh nhất do nhiều cầu thủ mắc COVID-19, song thầy trò huấn luyện viên Đinh Thế Nam đã có một trận đấu giàu cảm xúc.
Ngay sau trận chung kết Giải Vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi lời chúc mừng và biểu dương toàn thể các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam, Ban huấn luyện đã rất xuất sắc giành chiến thắng trước đội tuyển U23 Thái Lan trong trận chung kết để đăng quang ngôi vô địch.
Đây là thành tích rất đáng tự hào bởi đội tuyển của chúng ta đã phải đương đầu với vô vàn khó khăn về lực lượng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Nhưng với bản lĩnh, ý chí, tinh thần quả cảm, tinh thần Việt Nam, tinh thần của "Những Chiến binh Sao vàng", Ban huấn luyện và các cầu thủ đã vượt lên nghịch cảnh, quyết tâm hết mình vì màu cờ sắc áo, vì niềm tin của người hâm mộ để có một quá trình chuẩn bị và thi đấu xuất sắc, mang lại niềm vui, niềm tự hào cho Tổ quốc, nhân dân và người hâm mộ cả nước.
Trong trận chung kết, U23 Việt Nam may mắn có 17 tuyển thủ đăng ký thi đấu vì một số cầu thủ đã âm tính với SARS-CoV-2. U23 Thái Lan vắng mặt một số cầu thủ trụ cột do mắc COVID-19. Dù sức khỏe bị bào mòn trong trận bán kết gặp U23 Timor Leste ngày 24/2 với hơn 120 phút thi đấu, nhưng U23 Việt Nam vẫn thể hiện bản lĩnh trận mạc đáng nể trong trận chung kết với U23 Thái Lan.
Đội quân của HLV Đinh Thế Nam bình tĩnh triển khai thế trận phòng ngự phản công. Sau nhiều nỗ lực, "những chiến binh sao vàng" đã có được bàn thắng mở tỷ số. Phút cuối cùng của hiệp 1, từ tình huống tấn công bên cánh trái, Tuấn Tài lật bóng vào vòng cấm để Bảo Toàn lắc đầu lái bóng đẹp mắt vào "góc chết" làm tung lưới U23 Thái Lan, mở tỷ số 1-0 cho U23 Việt Nam tại sân vận động Morodok Techo (Campuchia). Bàn thắng làm nức lòng người hâm mộ.
Mặc dù rất nỗ lực để tìm kiếm bàn gỡ trong hiệp 2, song U23 Thái Lan không thể làm gì hơn vì lối đá khoa học, kỷ luật của U23 Việt Nam. Cuối cùng, những chàng trai trẻ đến từ xứ chùa Vàng chấp nhận thua U23 Việt Nam với tinh thần thi đấu quả cảm, vì màu cờ sắc áo. Chiến thắng trước đối thủ mạnh nhất giải, U23 Việt Nam giành chức vô địch một cách xứng đáng.
Chiến thắng này được xem là kỳ tích, bởi trong đội tuyển U23 Việt Nam trước đó đã có khoảng 10 cầu thủ mắc COVID-19, gây ảnh hưởng nặng nề về lực lượng, chiến thuật và cả tinh thần thi đấu của các "chiến binh sao vàng". Liên đoàn Bóng đá Việt Nam sau đó phải "viện binh" làm 2 đợt với tổng 10 cầu thủ từ Việt Nam di chuyển bằng đường bộ sang Campuchia, để U23 Việt Nam có đủ lực lượng thi đấu.
Với sự quyết tâm, những chàng trai trẻ quả cảm gồm Tuấn Tài, Thanh Nhân, Khắc Lương, Quang Thịnh, Anh Việt, Trung Thành, Mạnh Quỳnh, Quang Nho, Đinh Quý, Văn Cường, Bảo Toàn Nguyên Hoàng, Tiến Đạt… đã làm nên lịch sử khi đưa U23 Việt Nam lần đầu tiên đứng trên đỉnh vinh quang khu vực lứa tuổi U23.
Nhiều ngôi sao giải trí chúc mừng chiến thắng của U23 Việt Nam
Ngay sau khi đội tuyển U23 Việt Nam giành chức vô địch Đông Nam Á đầy cảm xúc, rất nhiều người hâm mộ, trong đó có các nghệ sĩ, bình luận viên bóng đá đã gửi lời chúc mừng tới các "chiến binh sao vàng".
Diễn viên Nhan Phúc Vinh, nam chính phim Anh có phải đàn ông không hân hoan chia sẻ: "Thật tuyệt vời, chúc mừng đội tuyển U23 Việt Nam vượt qua rất nhiều khó khăn để lần đầu vô địch giải U23 Đông Nam Á, mong bóng đá Việt Nam năm nay sẽ mang thêm nhiều niềm vui cho người hâm mộ".
Ca sĩ Tuấn Hiệp, một trong những người mê bóng đá, nhiều lần xỏ giầy ra sân cùng các đồng nghiệp đá bóng "dưỡng sinh", sung sướng như hét lên: "Chúc mừng U23 Việt Nam. Chúc mừng HLV Đinh Thế Nam". Tương tự, ca sĩ Việt Tú gửi lời chúc mừng tới U23 Việt Nam cùng những lá cờ tổ quốc đầy xúc động.
Ca sĩ Hoàng Bách, một "bình luận viên bóng đá" cũng như mê bóng đá cuồng nhiệt, gửi lời chúc mừng tới đội tuyển U23 Việt Nam. Hoàng Bách nhấn mạnh, cup vô địch Đông Nam Á của U23 Việt Nam là "một hành trình hoàn hảo, vinh quang chỉ dành cho những ai không lùi bước trước nghịch cảnh".
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 Khánh Vân cũng không giữ được cảm xúc, cô gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới thầy trò huấn luyện viên Đinh Thế Nam. Trong khi đó, Á hậu Kiều Loan reo vui: "U23 Việt Nam chính thức trở thành nhà vô địch Đông Nam Á" cùng khoảnh khắc tiếng còi mãn cuộc trận chung kết U23 Đông Nam Á vang lên, chiếc cúp vô địch thuộc về những chàng trai áo đỏ được gọi với biệt danh "chiến binh sao vàng".
NSƯT Trần Lực, diễn viên Tuấn Trần, diễn viên – ca sĩ Trịnh Thăng Bình có chung cảm xúc vui sướng, gửi lời chúc mừng tới các cầu thủ U23 Việt Nam. Diễn viên Trung "Ruồi" của Táo quân 2022 hạnh phúc cho biết: "Việt Nam lúc nào cũng tuyệt vời. Tự hào lắm các em ơi!".
Hướng dẫn sử dụng thuốc Molnupiravir trị COVID-19 đầy đủ và chi tiết nhất
LĐO |
Thuốc chứa Molnupiravir là thuốc mới, được cấp phép có điều kiện, là thuốc kê đơn, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả của thuốc trong quá trình lưu hành. Vì thế để người dân sử dụng thuốc an toàn, Bộ Y tế đã có hướng dẫn dùng thuốc cụ thể cho từng nhóm đối tượng.
Chuyên gia chỉ rõ sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh COVID-19 và thuốc điều trị
dvnien copy từ https://suckhoedoisong.vn/..., trang web này đăng ngày 26-02-2022 7:24 AM |Bệnh thường gặp
SKĐS - Theo các chuyên gia, người dân không nên quá lo lắng dẫn tới việc ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm, cũng như mua thuốc điều trị tràn lan không theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay số ca mắc COVID-19 liên tục tăng cao, quá lo lắng, một số người dân ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm hoặc không tin kết quả test nhanh lại làm xét nghiệm RT-PCR.
Liên quan đến vấn đề xét nghiệm COVID-19, PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: "Khi xét nghiệm test nhanh dương tính hay âm tính cũng không nhất thiết phải làm RT-PCR".
1. Những sai lầm xung quanh test COVID-19
1.1 Lạm dụng test nhanh gây lãng phí
Có người quá lo lắng, sốt ruột, mua cùng lúc nhiều kit xét nghiệm nhanh về để ngày nào cũng tự test.
Các chuyên gia khẳng định việc này không cần thiết và gây lãng phí bởi, sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, ít nhất phải 3-4 ngày sau hãy test.
Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.
Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.
Còn các trường hợp khác chỉ cần nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…
1.2 Vạch đậm chứng tỏ bệnh nặng
Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người suy diễn. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, bạn cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.
Những trường hợp sau sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:
- Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
- Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine theo quy định.
- Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
Theo quy định cũ, bệnh nhân COVID-19 tại nhà được dỡ bỏ cách ly khi đủ 10 ngày điều trị và xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
1.3 Kết quả test nhanh âm tính là khỏi bệnh
Nhiều bạn đọc thắc mắc vậy test nhanh âm tính là khỏi bệnh đúng không? Các chuyên gia cho rằng điều này không chính xác.
Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SpO2 đủ 10 ngày.
Theo các chuyên gia, với F0 điều trị tại nhà "có thuốc đúng và uống đúng thời điểm" mới là tốt chứ không phải thuốc gì cũng uống, cứ uống thuốc là tốt, là yên tâm.
Đối với thuốc chữa triệu chứng như paracetamol để hạ sốt, oresol bù điện giải cũng cần đọc hướng dẫn để dùng đúng liều lượng phù hợp với cân nặng, số tuổi của người bệnh. Oresol bù điện giải dùng cho bệnh nhân sốt cần pha đúng liều lượng.
Các thuốc có thể dùng ở cộng đồng, cần theo đúng khuyến cáo hoặc có ý kiến của nhân viên y tế. Ví dụ:
- Thuốc Corticoidđược dùng khi bắt đầu có dấu hiệu tụt SpO2. Lý do cần đúng thời điểm:
Nếu dùng sớm quá lúc virus đang nhân chia nguy cơ gây bùng phát nặng hơn;
Dùng muộn quá (do chủ quan không theo dõi SpO2) thì lỡ thời cơ ngăn chặn tổn thương phổi tiến triển. Sau khi dùng 01 liều, người bệnh cần vào viện để được các bác sĩ theo dõi và điều trị tiếp.
- Đối với thuốc molnupiravircó nguồn gốc tin cậy:
Thời điểm đúng là trước ngày thứ 5 của triệu chứng. Lưu ý là sau khi dùng thuốc nếu test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 rồi vẫn phải theo dõi đủ 10 ngày.
Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, một số ý kiến khuyên nếu người bệnh là nam nữ trẻ tuổi cũng không nên dùng molnupiravir.
Các chuyên gia cho biết, nhiều thuốc đã được chứng minh không có tác dụng với COVID-19 và thậm chí có hại, trong đó phải kể đến là thuốc aspirin, hydroxychloroquine, ivermectin, azithromycin, "thuốc xanh đỏ" được cho là hàng xách tay từ Nga,...
Hiện tại nhiều người bệnh COVID-19 rất quan tâm đến thuốc bổ để giúp người bệnh nhanh khỏi, tăng sức đề kháng tại thời kỳ dịch bệnh. Theo PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh, việc dùng bổ sung các vitamin, thuốc bổ trong đó có cả vitamin C để nâng cao sức khỏe là dùng hàng ngày để giúp cơ thể có sức đề kháng chống chọi với bệnh truyền nhiễm. Điều này không có nghĩa là khi mắc mới dùng cấp tập các loại thuốc bổ và vitamin. Còn nếu khi đã mắc COVID-19 thì cần uống bổ sung vitamin D và kẽm theo chỉ định.
3. Lời khuyên của thầy thuốc
Các bác sĩ khuyến cáo, trong bối cảnh dịch diễn biến như hiện nay, việc trang bị kiến thức cho cá nhân để tự quản lý và điều trị COVID-19 tại nhà là điều cần thiết.
Bênh cạnh việc uống thuốc đầy đủ và tập một số bài tập để cơ thể khỏe mạnh hơn thì việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh là rất quan trọng. F0 điều trị tại nhà có thể tự điều trị nâng đỡ bằng cách nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh thông thoáng, vệ sinh mũi họng, giữ ấm, uống đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung vitamin, hạ sốt bằng paracetamol, tập thở, tư thế nằm sấp, theo dõi sát lâm sàng để xem bệnh có trở nặng hay không để được tư vấn bởi nhân viên y tế và cấp cứu kịp thời.
Liên quan đến việc điều trị cho F0 tại nhà, các phương tiện cần có khi cách ly gồm: Nhiệt kế, máy đo độ bão hòa oxy đầu ngón tay (SpO2), máy đo huyết áp.
Đặc biệt, F0 khi cách ly, điều trị tại nhà phải thực hiện tốt các các bước như:
Khai báo y tế, thực hiện nghiêm 5K;
Chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà;
Không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân;
Tự khử khuẩn nơi ở;
Để riêng rác vào thùng có nắp đậy, loại bỏ rác thải riêng.
F0 cần chủ động theo dõi sức khoẻ, triệu chứng sinh tồn (mạch, huyết áp (nếu có máy đo), nhịp thở, nhiệt độ, SpO2); các triệu chứng (mệt mỏi, ớn lạnh, ho, mất mùi, đỏ mắt, tiêu chảy)…
Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu…
1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
2. Nhịp thở
+ Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút.
+ Trẻ từ một đến dưới 5 tuổi: nhịp thở: ≥ 40 lần/phút.
+ Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.
Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.
3. SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.
4. Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
7. Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...
10. Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...
11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.
SKĐS - Do tâm lý quá lo lắng vì COVID-19, nhiều F0 khi điều trị tại nhà đã tự tìm hiểu và tự dùng thuốc, trong đó có corticoid (như medrol). Đã có trường hợp chảy máu tiêu hóa và nhiều trường hợp bệnh COVID-19 nặng hơn...
Mời xem video được quan tâm:
Current Time1:32
/
Duration5:38
Auto
Khô mũi - Triệu chứng của COVID-19 hay bệnh nhiễm trùng đường hô hấp