Sự cạnh tranh công nghệ Trung - Mỹ ngày càng trở nên gay gắt. Không chỉ gã khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei bị chính phủ Donald Trump phong tỏa, Mỹ còn tăng cường ngăn chặn ngành bán dẫn của Trung Quốc đại lục có được công nghệ của Mỹ, thậm chí các ứng dụng mạng xã hội như TikTok và WeChat cũng đã bị Washington cảnh cáo và thậm chí phải chia tách, bán cho các công ty Mỹ.

 Nguyên nhân Mỹ sử dụng để trừng phạt các công ty bán dẫn Trung Quốc là họ cho rằng các công ty bị trừng phạt, trong đó có Huawei, có bối cảnh quân đội, hỗ trợ Trung Quốc giám sát người dùng toàn cầu, đánh cắp dữ liệu kinh doanh và cá nhân. Kể từ ngày 15/9, lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực và các công ty Trung Quốc bị trừng phạt sẽ không thể sử dụng các sản phẩm dù là của các nước khác, có hàm chứa công nghệ của Mỹ.

Mỹ - Trung lạc quan về thỏa thuận thương mại

Quan chức Mỹ và Trung Quốc nói họ lạc quan về tình trạng của hiệp định thương mại song phương - ngay cả khi hai siêu cường đối đầu về một loạt các vấn đề khác, bao gồm công nghệ và an ninh quốc gia.

 Các tin tức trên truyền thông gần đây cho thấy, trong lĩnh vực bán dẫn, chip của Trung Quốc sắp hết hàng. Các giám đốc điều hành của Huawei gần đây cũng đã thừa nhận rằng lệnh trừng phạt của Mỹ là một đòn chí mạng đối với Huawei. Công nghệ chip của Trung Quốc còn cách biệt quá xa so với trình độ chính quốc tế. Chip và thiết bị sản xuất chip chủ yếu phụ thuộc vào Mỹ, sản xuất trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu.

Một số học giả Trung Quốc tuyên bố rằng cần sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu dược phẩm để phản kích lệnh trừng phạt chip của Mỹ đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều học giả Trung Quốc ngay lập tức phản bác, nói rằng việc sử dụng phương pháp này sẽ chỉ “vác đá ghè chân mình”.

Trong lĩnh vực y tế, Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm y tế của Trung Quốc. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm y dược của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đạt 13,497 tỷ USD, bao gồm cả đông, tây dược và thiết bị y tế. Nếu Trung Quốc cắt xuất khẩu dược phẩm, cũng sẽ đồng nghĩa với việc khiến nhiều công ty Trung Quốc sụp đổ. Về vấn đề này, có thông tin cho rằng các cố vấn kinh tế của chính quyền Bắc Kinh đang thảo luận xem có nên sử dụng việc bãi bỏ xuất khẩu dược phẩm như một biện pháp phản kích lại Mỹ hay không.

Theo South China Morning Post, Lý Đạo Quỳ (Li Daokui), nhà kinh tế kiêm cố vấn chính phủ Trung Quốc từng tuyên bố, nếu Mỹ tiếp tục ngăn chặn sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh cũng có thể áp dụng biện pháp để cắt đứt chuỗi cung ứng dược phẩm cho Mỹ và trở thành hành động chống lại Mỹ.

Tuy nhiên, Lý Đạo Quỳ gần đây đã làm rõ rằng ông chỉ muốn chứng minh câu chuyện thực tế rằng hai nước Trung – Mỹ phải dựa vào nhau và nền kinh tế của hai bên không thể tách rời. Năm ngoái, ông cũng đề cập đến việc hạn chế xuất khẩu thuốc kháng sinh của Trung Quốc sang Mỹ như một biện pháp đối phó với cuộc chiến thương mại Mỹ tiến hành chống Trung Quốc.

Đối với một số chuyên gia khác, cách làm này không chỉ trái đạo đức mà còn có khả năng gây nên hiệu quả ngược lại. Ông Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong), Giáo sư khoa Quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, đồng thời là cố vấn của Quốc vụ viện, cho rằng điều này không những không thể răn đe hay ngăn cản được Mỹ mà còn có thể kích động Mỹ gia tăng quyết tâm phong tỏa ngành bán dẫn đại lục.

Ông Trương Duy Vi (Zhang Weiwei), Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Phúc Đán, cho rằng, nếu Trung Quốc đại lục cắt nguồn cung cấp thuốc, tất cả các bệnh viện ở Mỹ sẽ phải đóng cửa. Tuy nhiên, dưới tác động của đại dịch COVID-19 năm nay, nếu hành động này được thực hiện, hình ảnh của chính quyền Bắc Kinh trên thế giới sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.

Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), năm ngoái, 40% kháng sinh của Mỹ được nhập khẩu từ Trung Quốc; trong đó chloramphenicol và tetracycline, chiếm hơn 90%. Penicillin cũng được nhập khẩu từ Trung Quốc tới 52%.

Trung Quốc có thể hạn chế xuất khẩu dược phẩm để trả đũa Mỹ - ảnh 1Một số học giả Trung Quốc đề nghị dùng cách bãi bỏ xuất khẩu dược phẩm để đối phó lệnh cấm chip của Mỹ
Theo một báo cáo trên Wall Street Journal, các chuyên gia từ Hiệp hội Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ, Ủy ban Đánh giá quan hệ Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung và các chuyên gia trong ngành sản xuất khác ước tính, các nguyên liệu dược phẩm thô quan trọng được sản xuất ở Trung Quốc trong đó có heparin chống đông máu, chiếm 80% nguồn cung ứng toàn cầu. Phần lớn các loại kháng sinh được sử dụng trên toàn cầu đều từ Trung Quốc, điều này cũng nhắc nhở Mỹ về một thực tế rằng họ phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu dược phẩm thô sau đợt dịch COVID-19 xảy ra trong năm nay.

Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra vào năm 2018, nó đã nóng lên nhanh chóng vào tháng 5/2019. Vào thời điểm đó, có thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ bán trái phiếu chính phủ của Mỹ và sử dụng cuộc chiến đất hiếm để chống lại Mỹ. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó để thực sự tác động đến việc ra quyết sách của chính phủ Mỹ.

Ngoài ra, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 lây lan ra khắp thế giới, sau mấy tháng Mỹ nỗ lực trong nước và tổ chức lại chuỗi cung ứng, Trung Quốc đã không thể khống chế được Mỹ về lĩnh vực dược phẩm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có y dược. Đầu tiên, Mỹ thông qua “Đạo luật sản xuất quốc phòng” để tăng cường sản xuất khẩu trang và thiết bị y tế của đất nước, đồng thời ký một lệnh hành pháp vào đầu tháng 8 để giúp tăng cường sản xuất thuốc, thiết bị y tế, đồ bảo hộ và các sản phẩm y tế khác trong nước.

Samsung chọn Mỹ, quay lưng với Huawei

Khi cuộc chiến công nghệ giữa Washington và Bắc Kinh nóng lên vì Huawei, có dấu hiệu cho thấy Samsung, hãng sản xuất thiết bị bán dẫn toàn cầu, đã chọn đứng về phe Mỹ. 

Công ty Trung Quốc mất 4 tỷ USD sau cảnh báo cấm vận của Mỹ

Giá trị thị trường của công ty sản xuất chip SMIC của Trung Quốc đã giảm gần 4 tỷ USD sau khi Mỹ cho biết đang cân nhắc cấm xuất khẩu đối với công ty này.