Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2024

Nguyên nhân xuất hiện mây dông như "sóng thần" ở Bình Dương

 XÃ HỘI

Nguyên nhân xuất hiện mây dông như "sóng thần" ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG  -  dvnien copy từ https://laodong.vn/..., trang web này đăng ngày 31/08/2024 21:28

Chiều 31.8, đám mây hình thù lạ như "sóng thần" xuất hiện trên bầu trời ở Bình Dương.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2024

CEO Telegram là con tin chính trị?

 Thế giới

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 27/08/2024 08:44

CEO Telegram là con tin chính trị?

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt ở Pháp cùng lúc tạo ra hai cuộc tranh luận về kiểm duyệt thông tin không gian mạng và về tình trạng đối đầu chính trị giữa Nga và các nước phương Tây.

CEO Telegram là con tin chính trị? - Ảnh 1.

CEO TelegramPavel Durov - Ảnh: FT

Ngày 25-8-24 (giờ Việt Nam), truyền thông Pháp loan tin ông Durov, người được mệnh danh "Mark Zuckerberg của Nga", bị lực lượng chức năng Pháp bắt giữ tại Paris.

Giáng một đòn mạnh

Dù chính quyền Pháp chưa thông báo chính thức nhưng báo chí nước này đều khẳng định ông Durov bị bắt vì cáo buộc liên quan vận chuyển ma túy, bắt nạt trên mạng, lan truyền thông tin sai, tội phạm có tổ chức, dung túng khủng bố...

Những cáo buộc nhắm vào ông Durov đặc biệt ở chỗ ông không phải người trực tiếp thực hiện những hành vi này. Thay vào đó, Paris cho rằng nền tảng Telegram do ông sở hữu và điều hành đã buông lỏng việc kiểm duyệt nội dung và tạo điều kiện để tội phạm thực hiện những hành vi trên.

Ngay từ những ngày đầu thành lập hồi năm 2013, Telegram đã được ông Durov quảng bá là nền tảng ưu tiên tính riêng tư, bí mật và quyền tự do ngôn luận. Do đó Telegram rất hiếm khi kiểm duyệt những nội dung được đưa lên đây. Điều này giúp Telegram trở thành công cụ được tin dùng cho việc thể hiện quan điểm cá nhân, song cũng vô hình trung là hình thức liên lạc yêu thích cho các tổ chức tội phạm.

Vụ bắt ông Durov lập tức giáng một đòn mạnh vào các bên ủng hộ quyền tự do ngôn luận trên mạng. Nhiều tháng gần đây, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang có nhiều bước đi mạnh mẽ nhắm vào các mạng xã hội phổ biến nhằm hạn chế tình trạng phát tán thông tin sai lệch cũng như bảo vệ an ninh các nước thành viên. Tuy nhiên, các hoạt động xử lý ở cấp độ lãnh đạo mạng xã hội chỉ dừng ở mức điều trần trước cơ quan có thẩm quyền.

Trong lúc Chính phủ Pháp giữ im lặng, nhiều bên đã lên tiếng chỉ trích nước đi trên. Ông Dmitry Agranovsky, luật sư của ông Durov, chê trách "sự khôi hài" của quyết định trên: "Nó giống như đổ lỗi cho hãng xe vì xe của họ được dùng để phạm tội, hoặc đổ lỗi cho họ vì xe gây tai nạn".

Không chỉ "người nhà", không ít người có tiếng trong lĩnh vực truyền thông cũng lên tiếng bênh vực ông Durov. Sau khi thông tin về vụ bắt bớ ông Durov xuất hiện, chủ mạng xã hội X Elon Musk liên tục đăng các bài viết kêu gọi tự do ngôn luận cùng lời kêu gọi "Trả tự do cho Pavel". Ông chủ Tesla châm biếm: "Đến năm 2030, bạn có thể bị xử tử ở châu Âu vì bấm "thích" một bức ảnh chế".

Ông Robert Kennedy Jr. - ứng viên tổng thống Mỹ vừa rút lui - cũng bày tỏ quan điểm: "Pháp vừa bắt ông Pavel Durov, nhà sáng lập kiêm CEO nền tảng liên lạc mã hóa, không bị kiểm duyệt Telegram. Nhu cầu bảo vệ quyền tự do ngôn luận chưa bao giờ cấp bách như thế".

"Pavel Durov là tù nhân chính trị"

Đặt tự do ngôn luận sang một bên, vụ ông Durov bị bắt còn được quan tâm vì đây là tỉ phú người Nga sở hữu nền tảng Telegram được sử dụng phổ biến tại Nga trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây lên cao do cuộc chiến Nga - Ukraine.

Tất cả những điều trên đều cho thấy dù ít hay nhiều, ông Durov và Telegram vẫn có vai trò nhất định đối với an ninh thông tin của Nga. Từ khi Matxcơva triển khai "chiến dịch quân sự đặc biệt" tháng 2-2022 đến nay, Telegram luôn là công cụ mạnh mẽ được các mạng lưới quân sự Nga tin dùng.

Nhà khoa học chính trị Sergey Markov - đồng minh thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin và là người chắp bút nhiều bài phát biểu cho Điện Kremlin - nhận định: "Binh sĩ quân đội Nga tích cực sử dụng Telegram trên chiến trường. Do đó vụ bắt ông Durov có thể là nỗ lực của Pháp và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm kiểm soát hệ thống liên lạc và khống chế quân đội Nga ở Quân khu Đông Bắc".

Phó chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vladislav Davankov cũng khẳng định việc phương Tây bắt ông Durov nhằm tiếp cận các thông tin được Telegram nắm giữ - điều "không được phép diễn ra" với Matxcơva.

Nặng nề hơn, nghị sĩ Duma Quốc gia Maria Butina còn chỉ trích: "Ông Pavel Durov là tù nhân chính trị, nạn nhân của cuộc săn phù thủy ở phương Tây. Giờ đây họ có một con tin và họ sẽ tìm cách uy hiếp Nga. Họ sẽ uy hiếp tất cả người dùng Telegram, sau đó không chỉ tìm cách kiểm soát mạng xã hội này mà còn chặn nó ở Nga".

Trong khi đó, mối quan hệ giữa CEO Telegram và Matxcơva tương đối phức tạp. Dù là người Nga nhưng ông đã bỏ xứ tha hương từ năm 2014 sau khi bị bãi nhiệm CEO mạng xã hội VKontakte (đối thủ chính của Facebook ở Nga) do ông đồng sáng lập. Từ đó đến nay, ông sống tại nhiều nơi và đã nhập tịch ở ba nước: Pháp, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Saint Kitts & Nevis.

Việc ông Durov để mất VKontakte được cho là do ông từ chối chia sẻ thông tin về những người biểu tình Ukraine trong sự kiện EuroMaidan cho tình báo Nga và chặn truy cập trang cá nhân của nhân vật đối lập Alexei Navalny. Bản thân quyết định thành lập Telegram cũng liên quan đến hai vụ việc này.

Tối 26-8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết khẳng định trên mạng xã hội X: "Đây hoàn toàn không phải là quyết định chính trị. Các thẩm phán là người quyết định".

Telegram lên tiếng

Đăng trên mạng xã hội X ngày 26-8 giờ Việt Nam, Telegram khẳng định nền tảng này tuân thủ quy định của EU, bao gồm đạo luật dịch vụ kỹ thuật số. Biện pháp kiểm duyệt của nền tảng đạt tiêu chuẩn của ngành và vẫn liên tục cải thiện.

"CEO Pavel Durov không có gì để giấu và vẫn thường xuyên di chuyển trong châu Âu" - Telegram tuyên bố.

"Gần 1 tỉ người dùng trên toàn cầu sử dụng Telegram làm phương tiện giao tiếp và là nguồn thông tin quan trọng. Chúng tôi đang chờ đợi một giải pháp nhanh chóng cho tình hình này", Telegram cho biết thêm.

CEO Telegram là con tin chính trị? - Ảnh 2.Ông Macron: CEO Telegram bị bắt vì điều tra tư pháp, không có động cơ chính trị

Xác nhận chính thức việc CEO Telegram Pavel Durov bị bắt trên đất Pháp, Tổng thống Pháp nói ông này bị bắt vì điều tra tư pháp, không liên quan đến chính trị.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2024

Vì sao các bị cáo trong vụ đăng kiểm phải chịu trách nhiệm chung số tiền nhận hối lộ?

 Pháp luật

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 29/07/2024 11:35

Vì sao các bị cáo trong vụ đăng kiểm phải chịu trách nhiệm chung số tiền nhận hối lộ?

ĐAN THUẦN
và 1 tác giả khác 

Theo viện kiểm sát, vụ án Cục Đăng kiểm là vụ việc nhận hối lộ xảy ra hằng ngày, hằng tuần, cộng lại dẫn đến số tiền lớn, bản thân cơ quan điều tra và viện kiểm sát không thể tự nghĩ ra được số liệu này.

Vì sao các bị cáo trong vụ đăng kiểm phải chịu trách nhiệm chung số tiền nhận hối lộ?- Ảnh 1.

Nhóm bị cáo tại Trung tâm đăng kiểm 50-05V tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Sáng 29-7-24, phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm tại TP.HCM và các địa phương khác tiếp tục phần xét hỏi.

Viện kiểm sát nói lý do buộc các bị cáo chịu trách nhiệm chung tiền nhận hối lộ

Trong phần trả lời thẩm vấn, các bị cáo tại Trung tâm 50-05V và trước đó là Trung tâm 50-03V thừa nhận với số tiền hưởng lợi, tuy nhiên nhiều bị cáo đề nghị xem xét lại đối với số tiền nhận hối lộ buộc các bị cáo chịu trách nhiệm hình sự chung.

Đại diện viện kiểm sát cho rằng vụ án này là việc nhận hối lộ xảy ra hằng ngày, hằng tuần, cộng lại dẫn đến số tiền lớn, bản thân cơ quan điều tra và viện kiểm sát không thể tự nghĩ ra được số liệu này.

Cũng theo đại diện viện kiểm sát, với số liệu mà cáo trạng quy kết đối với các bị cáo là dựa vào những số liệu thu thập được tại các trung tâm đăng kiểm. 

Trừ trường hợp nào có sai sót, có điều chỉnh thì viện kiểm sát đã điều chỉnh tại phần đính chính.

Theo viện kiểm sát, nếu như tại phiên tòa, các bị cáo không có tài liệu, chứng cứ để chứng minh mà chỉ suy đoán, đề nghị xem xét lại chung chung thì viện kiểm sát chưa có căn cứ xem xét.

Với số tiền chịu trách nhiệm hình sự, viện kiểm sát cho rằng không phải tự nhiên mà cơ quan điều tra và viện kiểm sát nghĩ ra được con số này, mà căn cứ vào các số liệu, các lượng xe, số tiền của từng trung tâm… 

Cơ quan điều tra đã xác định và nhân lên đối với các bị cáo và các bị cáo đã thừa nhận số tiền đó.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM tham gia phiên tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM tham gia phiên tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

"Vì sao quy kết các bị cáo chịu trách nhiệm hình sự chung về số tiền nhận hối lộ? Bởi vì số tiền này mỗi bị cáo là đăng kiểm viên trong mỗi chuyền đã nhận tiền để bỏ qua lỗi, sau đó gộp chung vào và đưa cho trưởng chuyền giữ, đến cuối tuần mới chia nhau.

Do vậy tất cả các bị cáo khi đã bị quy kết trách nhiệm hình sự đều phải chịu trách nhiệm chung về số tiền mà các bị cáo khác cùng nhận. 

Còn trách nhiệm cụ thể đối với số tiền hưởng lợi đối với từng bị cáo thì chúng tôi đã nêu rõ đối với từng bị cáo", đại diện viện kiểm sát giải thích.

Giám đốc trung tâm đăng kiểm: "Do khách thấy đăng kiểm viên vất vả nên cho tiền"

Theo hồ sơ, bị cáo Nguyễn Đình Quân và Trần Anh Tú là lãnh đạo và đăng kiểm viên tại trung tâm (50-05V) cùng thống nhất thực hiện chủ trương nhận tiền để bỏ qua lỗi khi đăng kiểm xe cơ giới. Đặc biệt là giai đoạn ông Đặng Việt Hà làm cục trưởng phải chung tiền cố định hằng tháng cho Hà.

Kết quả điều tra xác định: Giai đoạn ông Nguyễn Đình Quân làm giám đốc, Trung tâm 50- 05V đã nhận hối lộ tổng số tiền hơn 38,3 tỉ đồng và giai đoạn ông Trần Anh Tú làm giám đốc đã nhận tổng số tiền 1,8 tỉ đồng.

Trong số tiền nhận được, ông Quân đã đưa cho ông Trần Kỳ Hình số tiền 1,4 tỉ đồng, đưa cho ông Hà 185 triệu đồng.

Còn ông Tú đã đưa ông Hà 180 triệu đồng. Số tiền còn lại chia cho ban giám đốc, đăng kiểm viên, nhân viên văn phòng theo quy định mà lãnh đạo và các đăng kiểm viên đã thống nhất.

Ngoài ra, tại trung tâm còn phát hiện hành vi làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức để hợp thức hóa hồ sơ kiểm định.

Tại tòa, bị cáo Quân khai làm giám đốc Trung tâm 50-05V từ năm 2014 đến tháng 5-2022. Về số tiền nhận hối lộ do từng dây chuyền kiểm định quyết định, bị cáo nói chỉ đồng ý nhận tiền mà không đưa ra bất kỳ chủ trương, yêu cầu nào đối với đăng kiểm viên.

Còn bị cáo Trần Anh Tú khai làm giám đốc Trung tâm 50-05V từ tháng 6-2022 cho đến khi bị bắt (tháng 10-2022), trước đó ông là phó giám đốc ở Trung tâm 50-06V.

Trả lời hội đồng xét xử, bị cáo Tú thừa nhận việc nhận tiền từ cấp dưới nhưng đối với cáo buộc ra chủ trương nhận hối lộ đối với cấp dưới mà cáo trạng nêu thì bị cáo đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại.

"Do các khách hàng đi đăng kiểm xe có thể thấy các đăng kiểm viên vất vả nên cho tiền bồi dưỡng", bị cáo Tú khai.

Giám đốc trung tâm đăng kiểm khai đưa tiền cho cục trưởng vìGiám đốc trung tâm đăng kiểm khai đưa tiền cho cục trưởng vì 'bản sắc văn hóa'

Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 50-03V tại tòa đã thay đổi lời khai, phủ nhận truyền đạt và thống nhất chủ trương nhận hối lộ từ lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2024

Đòi ‘lại quả’ 33% gói thầu, loạt cựu lãnh đạo quận lãnh án tù vì nhận hối lộ

 Pháp luật

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 31/07/2024 18:07

Đòi ‘lại quả’ 33% gói thầu, loạt cựu lãnh đạo quận lãnh án tù vì nhận hối lộ

Tòa tuyên án phạt các bị cáo là cựu chủ tịch quận, phó chủ tịch, trưởng phòng quản lý đô thị, phó trưởng phòng, cùng phạm tội nhận hối lộ.

Các bị cáo tại phiên tòa chiều 31-7 - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Các bị cáo tại phiên tòa chiều 31-7 - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Chiều 31-7, TAND TP Đà Nẵng tuyên án các bị cáo: Hồ Văn Khoa - cựu chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ - mức án 9 năm tù; Võ Thiên Sinh - cựu phó chủ tịch quận - 9 năm tù; Trần Phước Mỹ - cựu phó trưởng Phòng quản lý đô thị - 5 năm tù, cùng về tội nhận hối lộ; Võ Thành Quý - cựu trưởng Phòng quản lý đô thị quận - 7 năm tù tội nhận hối lộ, 2 năm tù về tội tham ô tài sản. 

Nguyễn Đặng Nhất Duy - phó giám đốc Công ty Thy Nghĩa Hưng - 8 năm tù, tội đưa hối lộ.

Hoàng Ngọc Tiến - phó giám đốc Công ty ALDES - 2 năm tù và Phan Văn Tiến - cựu chuyên viên - 18 tháng tù cho hưởng án treo, cùng về tội tham ô tài sản.

Nói lời sau cùng, bị cáo Sinh nói nguyên trước đây là lãnh đạo, phó chủ tịch quận nhưng vì vụ lợi mà vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, cấp trên và đánh mất tất cả. Ông Sinh mong tòa xem xét giảm nhẹ nhất cho các bị cáo Khoa, Quý, Mỹ.

Các bị cáo khác cũng xin giảm nhẹ hình phạt.

Riêng bị cáo Khoa mong tòa xem xét lại tội danh vì bị cáo không chỉ đạo, không chủ mưu.

Trước đó trong quá trình xét hỏi, tranh luận, ông Khoa cũng phủ nhận việc mình là chủ mưu, cầm đầu. 

Ông này nói lời khai của các bị cáo khác là không đúng, bản thân bị cáo không trao đổi, bàn bạc về tỉ lệ phần trăm và cũng không gặp gỡ doanh nghiệp.

Bị cáo Khoa chỉ thừa nhận là người đứng đầu, để xảy ra sai sót là thiếu trách nhiệm...

Tòa nhận định các bị cáo Khoa, Sinh, Quý, Mỹ không bàn bạc, phân công nên phạm tội không có tổ chức.

Bị cáo Khoa là chủ tịch, vì vụ lợi đã để cán bộ cấp dưới tiếp xúc doanh nghiệp dự thầu, trích lại phần trăm để sử dụng cho hoạt động của UBND quận, nên phải chịu trách nhiệm người đứng đầu...

Theo cáo trạng, các bị cáo Hồ Văn Khoa, Võ Thiên Sinh, Võ Thành Quý, Trần Phước Mỹ là những người có chức vụ, quyền hạn tại UBND quận Cẩm Lệ.

Trong hai năm 2021, 2022, các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, chủ động liên lạc, tiếp xúc trái phép với Nguyễn Đặng Nhất Duy - phó giám đốc Công ty Thy Nghĩa Hưng, yêu cầu Duy phải trích lại tiền cho UBND quận theo tỉ lệ 33% khi doanh nghiệp trúng gói thầu thoát nước trên địa bàn quận năm 2021, 2022.

Sau khi thỏa thuận, Khoa, Sinh, Quý, Mỹ đã lập hồ sơ để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu liên danh trúng thầu theo trình tự, thủ tục quy định.

Các bị cáo đã nhận hối hộ của Duy tổng số tiền hơn 3,1 tỉ đồng.

Trong đó, Khoa với vai trò chủ mưu, Sinh và Quý là người thực hành, Mỹ là người giúp sức.

Ngoài ra, Võ Thành Quý đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn câu kết với Hoàng Ngọc Tiến, lấy pháp nhân là Công ty ALDES, lập khống hồ sơ thi công và thanh quyết toán, chiếm đoạt hơn 195 triệu đồng tiền ngân sách nhà nước

Quá trình thực hiện có sự giúp sức của Phan Văn Tiến.

Đà Nẵng: khởi tố chủ tịch quận Cẩm Lệ để điều tra tội nhận hối lộĐà Nẵng: khởi tố chủ tịch quận Cẩm Lệ để điều tra tội nhận hối lộ

Chiều 6-4, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận cơ quan tiến hành tố tụng đã có quyết định khởi tố ông Hồ Văn Khoa, chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng), để điều tra về tội nhận hối lộ.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2024

Đông Nam Á ngăn làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc

 Thế giới

24/08/2024 05:54 GMT+7

Đông Nam Á ngăn làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc

Nhiều quốc gia Đông Nam Á đã phải triển khai biện pháp bảo vệ kinh tế trong nước trước làn sóng hàng Trung Quốc giá rẻ.

Đông Nam Á ngăn làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc - Ảnh 1.

Một người tiêu dùng Indonesia tại một cửa hàng đồng hồ ở thành phố Jakarta - Ảnh: GETTY

Trong khi các nước phương Tây đang có nhiều chính sách áp thuế nhập khẩu nhằm chống lại hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, làn sóng này cũng đang lan sang nhiều nước Đông Nam Á.

Doanh nghiệp đóng cửa vì hàng Trung Quốc

Dưới thời chính phủ của thủ tướng Srettha Thavisin vừa bị bãi nhiệm, Thái Lan đã đặt ra mục tiêu ngăn chặn dòng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc gây tác động tiêu cực lên các doanh nghiệp nước này.

Hôm 22-8, Chính phủ mới của Thái Lan cho biết họ sẽ lập một hội đồng đối phó với tình trạng hàng Trung Quốc giá rẻ tràn vào thị trường. 

Cơ quan thương mại Thái Lan được giao nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ban, ngành của chính phủ cũng như với Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan để đưa ra một danh sách các biện pháp cho vấn đề trên vào cuối tháng 8.

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Chai Wacharonke cho biết động thái này được đưa ra sau khi ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân Thái Lan khiếu nại về các hoạt động thương mại bất thường của các doanh nghiệp nước ngoài

"Chúng tôi phát hiện rằng có một lượng hàng hóa nhập khẩu cao bất thường, với giá trị thương mại điện tử lên đến 1,53 ngàn tỉ baht (38,6 tỉ USD)", báo Bangkok Post dẫn lời ông Chai.

Chia sẻ với Thái Lan, Indonesia cũng nhìn nhận tình trạng hàng hóa Trung Quốc tràn vào nước này đang gây tác động lớn lên nhiều nhà sản xuất trong nước, khiến chính phủ phải tìm giải pháp xoa dịu doanh nghiệp.

Theo Hãng tin AP, nhiều nhà sản xuất hàng may mặc ở Indonesia đã kêu gọi chính phủ nước này hỗ trợ khi hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đang khiến họ mất thị phần. Đặc biệt, sự gia tăng của hàng Trung Quốc trên thị trường thương mại điện tử càng làm trầm trọng thêm vấn đề.

Liên đoàn các công đoàn thương mại Nusantara cho biết từ tháng 1 đến tháng 7-2024, có ít nhất 12 nhà máy dệt tại Indonesia đã ngừng hoạt động, khiến hơn 12.000 công nhân mất việc.

Xác nhận tình trạng trên, quản lý Neng Wati của công ty trong ngành may mặc Asnur Konveksi cho biết tại quận Bandung (tỉnh Tây Java) nổi tiếng với các loại vải dệt, vải dệt thủ công và lụa của Indonesia, hàng ngàn người lao động không còn việc để làm và không có thu nhập thường xuyên vì làn sóng hàng Trung Quốc nhập khẩu.

Cẩn trọng khi đưa ra giải pháp

"Khi Mỹ có thể áp thuế 200% đối với các mặt hàng may mặc hay gốm sứ nhập khẩu, chúng ta cũng có thể làm như vậy để đảm bảo các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng như các ngành công nghiệp tồn tại và phát triển", Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan nói.

Hồi cuối tháng 6, ông Hasan cho biết nước này sẽ áp dụng mức thuế nhập khẩu lên tới 200% đối với hàng hóa Trung Quốc, dẫn lý do Bắc Kinh đang dư cung hàng hóa vì cạnh tranh thương mại.

Trong khi đó, Thái Lan đã áp dụng thuế giá trị gia tăng 7% đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu. Chính sách này có hiệu lực từ tháng 7 đến tháng 12-2024 để Chính phủ Thái Lan có thời gian nghiên cứu các tác động trước khi đưa ra một giải pháp áp dụng dài hạn.

Cùng động thái với các nước láng giềng, Malaysia hồi tháng 1 cũng áp thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu được mua trực tuyến từ Trung Quốc có giá trị ít hơn 500 ringgit (108 USD).

Cũng nhằm bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khỏi các hành vi thương mại không công bằng, Bộ Thương mại Malaysia có kế hoạch trình Quốc hội nước này luật chống bán phá giá vào năm 2025, xét đến tình hình hàng Trung Quốc giá rẻ gây hại cho doanh nghiệp địa phương.

Theo Hãng tin Bloomberg, Bộ Thương mại Malaysia từ năm 2015-2023 đã thực hiện 9 biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc để bảo vệ các doanh nghiệp.

Trong trường hợp của Indonesia, hồi tháng 12-2023, nước này ban hành một quy định nhằm thắt chặt việc giám sát hơn 3.000 mặt hàng nhập khẩu bao gồm thực phẩm, đồ điện tử và hóa chất. 

Tuy nhiên, quy định này sau đó đã bị đảo ngược, sau khi ngành công nghiệp trong nước cho biết nó cản trở dòng nhập khẩu nhiên liệu cần thiết cho sản xuất.

Ông Jany Suhertan, giám đốc điều hành của PT Eksonindo Multi Product Industry, cho biết ông muốn chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa thành phẩm từ Trung Quốc, nhưng không phải với các nguyên liệu thô cần thiết cho sản xuất ở Indonesia.

PT Eksonindo Multi Product Industry là công ty chuyên sản xuất quần áo và phụ kiện như ba lô và túi xách ở tỉnh Tây Java. Gần một nửa số nguyên liệu mà công ty này sử dụng được nhập từ Trung Quốc.

"Tôi không đồng tình với việc áp thuế cao hơn lên nguyên liệu thô, chính phủ nên bảo vệ chuỗi cung ứng. Nếu chuỗi cung ứng không được đảm bảo, nó sẽ tác động xấu lên sản xuất", ông Suhertan nhận định.

Thâm hụt thương mại cao

Theo nghiên cứu công bố hồi cuối tháng 7 của Ngân hàng HSBC (Anh), thâm hụt thương mại của ASEAN đối với Trung Quốc đã tăng từ mức khoảng 80 tỉ USD trong thời kỳ đại dịch. Hiện nay mức thâm hụt này vào khoảng 115 tỉ USD.

Theo đó, thâm hụt thương mại giữa Thái Lan và Trung Quốc không ngừng tăng, từ mức 20 tỉ USD năm 2020 lên 36,6 tỉ USD vào năm 2023.

Cùng thời điểm, thâm hụt thương mại giữa Trung Quốc và Malaysia cũng tăng mạnh, từ 3,1 tỉ USD lên 14,2 tỉ USD.

Đông Nam Á ngăn làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc - Ảnh 2.Thái Lan lập ủy ban mới đối phó hàng Trung Quốc giá rẻ

Chính phủ mới của Thái Lan sẽ lập hội đồng đối phó với tình trạng hàng Trung Quốc giá rẻ tràn vào thị trường trực tuyến và truyền thống nước này.