Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2024

Một người dân 'độc quyền' làm ra loại gạch cổ trùng tu thánh địa Mỹ Sơn

 Văn hóa

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 26/06/2024 18:51

Một người dân 'độc quyền' làm ra loại gạch cổ trùng tu thánh địa Mỹ Sơn

Ban quản lý khu đền tháp Mỹ Sơn và các chuyên gia đang lo lắng việc mới đây một lò gạch thủ công vốn là nơi duy nhất cung cấp vật liệu phục vụ trùng tu thánh địa Mỹ Sơn bị tạm dừng hoạt động.

Khách tham quan các tháp ở Mỹ Sơn - Ảnh: B.D.

Khách tham quan các tháp ở Mỹ Sơn - Ảnh: B.D.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Văn Thọ - phó phòng bảo tồn, bảo tàng Ban quản lý khu đền tháp Mỹ Sơn - cho biết đang tìm cách vận động ông Nguyễn Quá, chủ lò gạch thủ công tại xã Duy Hòa (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), tiếp tục giữ nghề, hoàn thiện các thủ tục để đưa lò gạch sớm hoạt động trở lại giúp ổn định nguồn vật liệu trùng tu thánh địa Mỹ Sơn.

Bế tắc tìm nguồn gạch trùng tu thánh địa Mỹ Sơn

Từ trước đến nay để phục vụ trùng tu các tháp ở Mỹ Sơn, nguồn gạch được lấy từ hai nguồn: tận dụng nguồn gạch gốc thu được từ khai quật và gạch lấy từ lò nung của một hộ dân tại xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên.

Dự án trùng tu Mỹ Sơn được bắt đầu thực hiện từ năm 2003. Ngoài việc tái hiện phiên bản gốc, thách thức lớn nhất làm đau đầu các nhà khoa học lẫn cơ quan chủ trì là nguồn vật liệu.

Theo Ban quản lý khu đền tháp Mỹ Sơn, do lượng gạch gốc từ các dải tháp vỡ vụn nên nguồn gạch tận dụng lại không đủ cho trùng tu.

Rất nhiều chuyên gia trong nước lẫn thế giới đã tìm mọi cách để tìm ra loại gạch đủ tiêu chuẩn. 

Các nhà khoa học cũng đã lấy mẫu gạch gốc, đập vỡ vụn ra và phân tích thành phần trong phòng thí nghiệm để tạo ra loại gạch tương tự.

Ông Quá với loại gạch cổ mà chỉ mình ông làm nổi để phục vụ trùng tu Mỹ Sơn - Ảnh: NGUYỄN VĂN THỌ

Ông Quá với loại gạch cổ mà chỉ mình ông làm nổi để phục vụ trùng tu Mỹ Sơn - Ảnh: NGUYỄN VĂN THỌ

Nhưng ngay cả khi làm theo mẫu thử nghiệm, loại gạch mới cũng không đảm bảo chất lượng.

Các nhà khoa học đã mời người dân quanh Mỹ Sơn có kinh nghiệm để làm thử các loại gạch cổ. Tuy nhiên ngay cả việc này cũng không đem lại kết quả. 

Gạch bà con làm theo kinh nghiệm có lượng đất sét quá lớn, thiếu nhiệt, thời gian nung quá ngắn. Điều này dẫn đến việc gạch bị "muối hóa" sau khi gắn lên công trình.

Người duy nhất biết làm loại gạch cổ

Từ những năm 2005 trở đi, từ sự mách nước của người dân địa phương, cán bộ Ban quản lý khu đền tháp Mỹ Sơn phát hiện ra một người dân đặc biệt vẫn còn giữ công thức làm loại gạch cổ. Đó là ông Nguyễn Quá, nhà ở khu gốm sứ La Tháp, xã Duy Hòa.

Khi các chuyên gia tới nhà và đưa "đề bài", đề nghị ông Quá thử làm loại gạch để trùng tu Mỹ Sơn, ông đã không chút do dự.

Không lâu sau, chủ xưởng gạch báo tin cho các chuyên gia rằng đã ra mẻ gạch ưng ý nhất. Cầm khổ gạch nhẵn mịn, đạt độ chín gần như hoàn hảo trên tay, các chuyên gia trùng tu đã không giấu nổi sự bất ngờ.

Phó phòng bảo tồn, bảo tàng Ban quản lý khu đền tháp Mỹ Sơn Nguyễn Văn Thọ cho biết loại gạch mà ông Quá làm ra đạt những chỉ số cơ bản về lý, hóa khi so sánh với gạch cổ tại Mỹ Sơn.

Các tháp tại Mỹ Sơn được che bao phục vụ trùng tu từ nhiều năm trước - Ảnh: B.D.

Các tháp tại Mỹ Sơn được che bao phục vụ trùng tu từ nhiều năm trước - Ảnh: B.D.

Do đó, các chuyên gia trùng tu quyết định lấy toàn bộ nguồn gạch từ lò nung của ông để trùng tu các công trình trong khu đền tháp Mỹ Sơn.

Gạch của ông Quá còn được đưa đi Gia Lai, Bình Thuận để trùng tu các công trình cổ của người Chăm, thậm chí được mua đưa qua Lào cho dự án trùng tu đền cổ Wat Phou.

"Xưởng sản xuất của ông Quá dường như cho đến thời điểm này là cơ sở sản xuất gạch để trùng tu các di tích Champa bằng thủ công duy nhất được biết đến.

Nguồn gạch từ đây đã sử dụng trùng tu gần 20 năm qua. Phương pháp sản xuất thủ công cần phải duy trì bởi có thể đó là phương pháp dễ tiệm cận nhất với kỹ thuật sản xuất gạch của người Champa cổ" - ông Thọ, nói

Lò gạch cổ tạm đóng cửa, chuyên gia rối bời

Những ngày qua, thông tin lò gạch duy nhất cung cấp vật liệu cho trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn của ông Nguyễn Quá phải dừng hoạt động do nằm trong khu dân cư không khỏi khiến các chuyên gia lo lắng.

Ông Nguyễn Công Khiết - giám đốc Ban quản lý khu đền tháp Mỹ Sơn - cho biết dù vẫn chưa xem xét việc lò gạch của ông Quá đóng cửa ảnh hưởng ra sao đến tiến độ trùng tu các dải tháp, tuy nhiên đây vẫn là việc đang được đơn vị này rất quan tâm.

Một dải tháp trong quần thể Mỹ Sơn - Ảnh: B.D.

Một dải tháp trong quần thể Mỹ Sơn - Ảnh: B.D.

Nói với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Quá cho biết do lò gạch của ông nung thủ công nên ảnh hưởng tới môi trường khu dân cư. Chính quyền đã yêu cầu tạm ngưng hoạt động, ông đang tìm cách di dời qua một địa điểm khác. Tuy nhiên việc này không dễ dàng.

Ông Nguyễn Văn Thọ cho rằng việc tạo ra loại gạch đáp ứng đủ tiêu chuẩn phục vụ trùng tu Mỹ Sơn chỉ ông Quá mới làm được.

Ngay cả khi di dời cơ sở qua nơi khác, hoặc gửi gạch đi nung ở lò khác thì cũng chưa chắc đã tạo ra loại gạch như lâu nay.

Sửng sốt phát hiện lối vào bí mật ở Thánh địa Mỹ SơnSửng sốt phát hiện lối vào bí mật ở Thánh địa Mỹ Sơn

Sau thời gian dài khai quật, một con đường thần đạo dành cho các tín ngưỡng thiêng dẫn vào tháp K trong quần thể Khu đền tháp Mỹ Sơn được phát hiện.

BÌNH LUẬN HAY4

  • Trần Đông Nhựt
    Tưởng ông Quá nắm giữ công thức có vấn đề gì chứ. Việc này quá đơn giản. Hoặc là mua công thức từ ông Quá, ông chuyển giao đến khi tự làm được loại gạch đó. Hoặc là chuyển đến KCN, Nhà nước tài trợ tất cả các vấn đề xử lý về môi trường. Cái quan trọng là công thức làm kìa!

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2024

Đạt điểm 9+ các môn thi bằng những cách này

 Thủ khoa tiếp sức gen Z:

Đạt điểm 9+ các môn thi bằng những cách này...

dvnien copy từ https://thanhnien.vn/..., trang web này đăng ngày 07/04/2024 14:00

Đạt được từ 9 điểm trở lên cho các môn thi là điều mà tất cả thí sinh đều mong muốn, tuy nhiên để làm được không phải dễ dàng. Trong video "Thủ khoa tiếp sức gen Z mùa thi" chiều nay, thủ khoa sẽ "bật mí" những cách giúp thí sinh đạt điểm 9+ các môn thi.

Theo thủ khoa Trần Thùy Tiên, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, để đạt được điểm 9+ các môn ở khối C (văn, lịch sử, địa lý) thì trước tiên phải lập thời gian biểu ôn thi thật hợp lý. Thời gian biểu của 3 môn phải đồng đều và giống nhau, không nên học lệch giữa các môn.

"Đây là nguyên tắc quan trọng nhất để các bạn ôn khối C thật hiệu quả. Có thể các bạn nghĩ rằng môn này mình yếu thì dành hết thời gian để ôn, nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai. Giả sử bạn đạt được 9,5 điểm môn văn nhưng môn địa lý được 7 thì điểm trung bình cũng sẽ không cao. Các bạn không thể nào dành thời gian học môn mình thích, hay môn yếu rồi bỏ bê các môn còn lại. Điều đó là hoàn toàn sai lệch vì không thể giúp các bạn có điểm cao", Tiên lưu ý.

Video: Làm thế nào đạt 9+ các môn ở khối C | THỦ KHOA TIẾP SỨC GEN Z MÙA THI 2024

Cụ thể với môn văn, Tiên khuyến khích mọi người nên áp dụng kiến thức lịch sử, địa lý vào bài văn. Cụ thể, khi viết bài văn có thể dẫn chứng những sự kiện, mốc thời gian lịch sử và các địa danh… Như thế sẽ giúp bài văn trở nên sinh động và sáng tạo hơn. Đây cũng là điểm cộng giúp bài văn đạt điểm cao.

Bên cạnh đó, Tiên cho rằng khi đã đọc tác phẩm một cách nhuần nhuyễn thì điều quan trọng là phải hiểu được nội dung, ý nghĩa, cốt truyện và nghệ thuật. Khi đó mới nắm được bố cục của tác phẩm và từ đó viết được một bài văn thật hay, sáng tạo.

Thủ khoa Trần Thùy Tiên

NVCC

"Khi nắm vững được bố cục, nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm thì các bạn đừng ngại viết ra. Viết càng nhiều sẽ nhớ càng nhiều và tư duy viết bài cũng được nâng cao hơn", Tiên gợi ý và khuyên TS nên sưu tập nhiều dẫn chứng để giúp bài văn thêm sinh động và hấp dẫn. Nhất là trong phần nghị luận, cần rất nhiều dẫn chứng, đặc biệt là các thông tin thời sự.

Thí sinh hãy cùng theo dõi các video "Thủ khoa tiếp sức gen Z" trên các nền tảng: Facebook, YouTube, TikTok của Báo Thanh Niên và tại thanhnien.vn. Mỗi ngày 2 lượt phát sóng (sáng: 9 giờ; chiều: 14 giờ).

Với môn địa lý, cách học của Tiên là chia thành từng chương khác nhau để dễ học và không bị lẫn lộn. "Tuy nhiên, các bạn đừng quên xâu chuỗi những vấn đề của các chương lại vì chúng đều có liên quan với nhau. Khi làm được như vậy, các bạn sẽ nắm chắc kiến thức nên khi đi thi sẽ không lo ngại về việc mình không làm được bài", cô nàng thủ khoa bật mí.

Đối với môn lịch sử, Tiên cho rằng mọi người đa phần đều đang học sai cách nên dẫn đến sợ và ngại môn học này. "Các bạn thấy khó nhưng mình lại thấy đây là môn dễ đạt điểm cao nhất", Tiên chia sẻ.

Cách học của Tiên trước hết là đọc nhuần nhuyễn sách giáo khoa. Đặc biệt phải đọc hiểu, chứ không học theo kiểu thuộc lòng, như thế rất dễ quên. Sau khi đọc sách nhuần nhuyễn thì nên viết, ghi chú ra giấy về những nội dung, mốc lịch sử quan trọng và cần lưu ý. Trong mỗi nội dung ghi chú lại, chọn ra những từ khóa để ôn. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình ôn cũng như làm bài thi.

Máy tính Flexio từ Thiên Long đồng hành cùng chương trình "Thủ khoa tiếp sức gen Z mùa thi" của Báo Thanh Niên. Dòng sản phẩm máy tính khoa học Flexio gồm Fx590VN, Fx680VN, Fx680VN Plus, Fx799VN, Fx509VN đạt chuẩn mang vào phòng thi theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành. Máy tính Flexio với tính năng đột phá và tốc độ tính toán ưu việt chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực cùng các sĩ tử trong quá trình ôn luyện chinh phục các kỳ thi quan trọng.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2024

'Cao thủ' chia sẻ bí quyết thi điểm cao

 Giáo dục

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 26/06/2024 09:28

'Cao thủ' chia sẻ bí quyết thi điểm cao

HẢI MY
và 3 tác giả khác 

Trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, các thủ khoa, thí sinh từng đạt điểm 'khủng' trong các kỳ thi 'bật mí' cách làm bài thi đạt điểm cao.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Những lời khuyên, chia sẻ của các anh chị đi trước sẽ tiếp sức cho các thí sinh đặc biệt - lứa thí sinh cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Tâm lý cũng là điều các thí sinh 2006 cần chú ý, phải chú tâm vào bài thi của mình, không để ý đến những thứ xung quanh, trước khi thi không nên coi lại bài và có thể đi xung quanh khu vực thi và đi rửa mặt để tỉnh táo, khuây khỏa.

PHẠM TUẤN KHANG

Môn ngữ văn: tránh lan man, dài dòng

'Cao thủ' chia sẻ bí quyết thi điểm cao- Ảnh 2.

Trong giai đoạn nước rút, các thí sinh nên tập trung ôn kỹ tác giả, tác phẩm và nghệ thuật, vì đây là những kiến thức cốt lõi. Hơn nữa, việc nắm rõ nghệ thuật bài thơ/văn giúp thí sinh phát triển nội dung tốt hơn.

Điều quan trọng là phân bổ thời gian làm bài một cách hợp lý. Do vậy, thí sinh nên nhóm các câu thơ, câu văn trong cùng một luận điểm để phân tích và bám sát vào vấn đề nghị luận, tránh lan man, dài dòng và đưa quá nhiều nhận định văn học vào bài viết.

Khi bước vào phần thi, thí sinh nên mang vào phòng thi những cây bút quen thuộc, nhẹ, êm tay giúp tăng tốc độ viết.

(Đỗ Hoàng Nam - sinh viên ngành quan hệ quốc tế, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM, từng đạt 9,5 và 9,75 điểm môn ngữ văn hai kỳ thi tốt nghiệp THPT liên tiếp 2021 và 2022)

Môn toán: tranh thủ ôn công thức cơ bản

'Cao thủ' chia sẻ bí quyết thi điểm cao- Ảnh 3.

Trong những ngày cuối, mình thường dành thời gian luyện tập đề thi thật từ các năm trước và đề thi thử từ các trường, sở để có thể làm quen với cấu trúc thực tế. 

Bên cạnh đó, mình cũng tranh thủ ôn tập lại những công thức cơ bản, công thức giải nhanh để áp dụng trong một số bài toán. Mình không luyện đề khó hay học chuyên đề trong những ngày này nữa mà dành thời gian nghỉ ngơi, để đầu óc thoải mái và thư giãn.

Khi vào phòng thi, mình cố gắng làm xong 40 câu đầu trong 20 phút và dành 10 phút kiểm tra lại trước khi làm 10 câu cuối, tức tổng thời gian để đạt mức 8 điểm là 30 phút. 

Những câu cuối thường là các câu hỏi khó và cần dùng tư duy bản chất nhiều. Vì vậy, mình thường đọc đề nhiều lần và khai thác các dữ liệu đề ra, dần dần bài toán sẽ trở về những dạng quen thuộc và có thể giải quyết được.

(Nguyễn Hồng Nhung - á khoa khối A00 toàn quốc năm 2023, từng đạt điểm 9,8 môn toán, thủ khoa đầu vào Trường đại học Ngoại Thương)

Môn tiếng Anh: làm đề "chuẩn"

'Cao thủ' chia sẻ bí quyết thi điểm cao- Ảnh 4.

Mình tạo thói quen giải từ 1-2 đề trong những ngày "nước rút", đặc biệt là các đề thi thử "chuẩn" từ các sở, trường hay giáo viên uy tín, cả năm nay và những năm trước. 

Thời gian còn lại mình tập trung ôn Idioms trong quyển Oxford Word Skills, mức độ Intermediate (Trung bình) và Advanced (Nâng cao), ôn thêm từ đa nghĩa - những câu mình cho là đưa ra để đánh đố thí sinh, nhằm hạn chế điểm 10.

Mình thấy đề môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT không quá dài, phức tạp hay đòi hỏi nhiều kỹ năng giống các kỳ thi chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEIC. Vì vậy, nếu muốn điểm cao, thí sinh cần kiến thức học thuật thực sự chắc.

(Nguyễn Tuấn Định - sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, Học viện Hàng không Việt Nam, từng đạt điểm 10 môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022)

Bài thi khoa học xã hội: tránh "hoảng" nếu gặp câu hỏi lạ

'Cao thủ' chia sẻ bí quyết thi điểm cao- Ảnh 5.

Bí quyết để đạt điểm cao các môn xã hội là ôn kỹ sách giáo khoa, đọc nhiều và nắm vững kiến thức. Ngoài ra, những ngày gần thi, mình kiếm thêm nhiều đề ở các tỉnh phía Bắc để giải thêm. Những ngày gần thi trừ thời gian ăn, ngủ thì mình đều giải đề. Mình cố gắng giữ cho tâm thế thật ổn định, không tự ti hay tự tin quá mức.

(Lê Hữu Đang - thủ khoa Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2023, 10 điểm lịch sử, 9,75 điểm địa lý)

'Cao thủ' chia sẻ bí quyết thi điểm cao- Ảnh 6.

* Đối với các môn sử, địa, giáo dục công dân, mình chuẩn bị khá kỹ kiến thức ở nhà, đọc kỹ sách giáo khoa và xem các thầy cô giải một số đề thi. Với môn lịch sử, mình chú ý mốc thời gian, các chiến dịch. Phần dễ nhầm lẫn nhất là nội dung về cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị.

Những câu cuối môn giáo dục công dân thường khá dài nên thí sinh có thể đọc câu hỏi trước, để khi đọc nội dung đề mình dễ nắm bắt trọng tâm hơn. 

Vào phòng thi nếu gặp các câu hỏi lạ, điều đầu tiên phải bình tĩnh đọc đề, không được hoảng, dùng các kiến thức liên quan để phân tích rồi từ từ tìm ra vấn đề.

(Trương Nhựt Tân - sinh viên năm 2 Trường đại học Luật TP.HCM, từng đạt 9,5 điểm môn lịch sử và 9 điểm môn giáo dục công dân, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022)

Bài thi khoa học tự nhiên: làm nhanh, làm chắc

'Cao thủ' chia sẻ bí quyết thi điểm cao- Ảnh 7.

Khoảng 2 ngày cuối trước thi, mình chỉ coi lại lý thuyết và bài tập đã từng làm, đi ngủ sớm để chuẩn bị sức khỏe thật tốt cho kỳ thi. 

Khi làm bài thi, mình thường ưu tiên đọc hết đề, gạch chân những điều kiện, thông tin đề cho và một số ý đặc biệt mà đề bài cung cấp để tránh sót ý. Làm đến đâu, tô trắc nghiệm đến đó.

Trong quá trình làm những câu nhận biết, thông hiểu nếu có câu nào phân vân thì bỏ qua, làm tiếp câu khác. Khi tới nhóm những câu vận dụng cao, mình sẽ quay về làm những câu phân vân, sau đó giải quyết lần lượt câu khó. 

Đặc biệt, các câu dễ phải làm thật nhanh và chính xác thì mới đủ thời gian xử lý các câu khó hơn. Không quá cẩn thận câu dễ, dò đi dò lại khiến mình bị mất thời gian không đáng.

Đối với môn lý, khi gặp câu khó, cần bình tĩnh, viết nháp ra, vẽ hình nếu cần thiết, và làm như các phần cơ, điện, dao động, sóng ánh sáng… Với hóa thì cần tóm tắt đề bài với những câu hữu cơ, vô cơ vận dụng cao để nhìn hướng các chất tương tác với nhau, dễ dàng xử lý hơn.

(Phạm Tuấn Khang - thủ khoa đầu vào Trường đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2023)

'Cao thủ' chia sẻ bí quyết thi điểm cao- Ảnh 8.

* Mình nghĩ trước tiên cần phải có phương pháp quản lý thời gian làm bài hiệu quả, cho nên khi làm phần cơ bản, mình sẽ đọc và hoàn thành nhanh nhất có thể để có thời gian giải quyết những câu có mức độ khó hơn. 

Đồng thời tối ưu tốc độ bấm máy tính, các mẹo bấm máy (nếu có) để có thể xử lý nhanh hơn. Thứ hai là phải đọc kỹ đề và làm bài cẩn thận.

Chẳng hạn với bài thi lý, khi làm xong phần cơ bản, mình sẽ tô luôn vào giấy trắc nghiệm để không phải lăn tăn lúc cuối giờ, tầm 15 phút cuối mình sẽ xem lại các câu cơ bản, chủ yếu là đọc kỹ lại đề vì mình nghĩ tính toán đơn giản thường sẽ ít sai. 

Khi làm phần vận dụng cao, mình sẽ chọn làm từ dễ đến khó để tạo tâm lý thoải mái và tự tin, ra kết quả thì mình sẽ tô vào phiếu trắc nghiệm ngay, phần này chủ yếu sẽ dựa vào nội lực của mỗi bạn.

(Vũ Hoàng Lương Huy, thủ khoa toàn quốc khối A01 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023)

Cân bằng tâm lý trước ngày thi

'Cao thủ' chia sẻ bí quyết thi điểm cao- Ảnh 9.

Để cân bằng lại cảm xúc lo lắng trong mùa thi, mình thường viết nhật ký, viết rõ ra những nỗi sợ của bản thân và phân tích lý do của sự sợ hãi đó để tự động viên bản thân. 

Vào ngày thi, mình thức dậy sớm và chuẩn bị tươm tất, dành một chút thời gian ngồi thiền để bản thân bình tĩnh hơn. 

Trong phòng thi, mình hạn chế nói chuyện với người khác để tâm lý không bị lung lay trước nỗi sợ của người ngoài.

(Phan Minh Quân - sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM, thủ khoa khối C năm 2024)

Thời tiết Hà Nội, TP.HCM những ngày thi tốt nghiệp THPT 2024 ra sao?Thời tiết Hà Nội, TP.HCM những ngày thi tốt nghiệp THPT 2024 ra sao?

Dự báo trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, thời tiết ở Hà Nội và Bắc Bộ sẽ nắng nóng, còn ở Nam Bộ và TP.HCM trời nắng, chiều tối có mưa dông.