Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Tầm nhìn quá xa, mục tiêu quá nhiều: Việt Nam thua cả châu Phi

Tầm nhìn quá xa, mục tiêu quá nhiều: Việt Nam thua cả châu Phi
Copy từ http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/323186/tam-nhin-qua-xa-muc-tieu-qua-nhieu-viet-nam-thua-ca-chau-phi.html, đăng ngày 26-08-16, mục Kinh doanh > Đầu tư .
Hầu hết các mục tiêu đặt ra để trở thành nước công nghiệp vào 2020 được thừa nhận rất khó đạt được. Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam được xem là rườm rà về câu chữ, không có trọng điểm, quá nhiều ưu tiên và thua xa các nước ở châu Á và cả châu Phi.
“Tham gia vào quá trình làm chính sách tại 20 quốc gia ở châu Á và châu Phi, nói thật lòng chính sách công nghiệp của các bạn không tốt lắm, nằm ở tốp cuối. Một số nước châu Phi còn có chính sách tốt hơn các bạn”.
Đây là chia sẻ của GS. Kenichi Ohno - Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản tại Tọa đàm “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam: Thực trạng và định hướng đổi mới trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 25/08/2016.
Theo vị giáo sư có 20 năm kinh nghiệm theo sát quá trình làm chính sách tại Việt Nam, chính sách công nghiệp của Việt Nam đều phải trải qua các bước: từ soạn văn kiện, triển khai thực hiện và tác động mang lại. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thường chỉ dừng lại ở việc soạn văn kiện.
Ông Ohno chỉ ra rằng, trong chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam, thông tin cốt lõi không có hoặc chưa rõ; thông tin nền bối cảnh, đường lối chủ trương và nội dung phần tầng quá nhiều, không biết đâu là ý chính ý phụ. Trong khi đó thiếu kế hoạch hành động và cơ chế giám sát; khung thời gian quá xa tới tận 2035 trong khi thời buổi hội nhập như thế này 2025 còn chưa biết như thế nào.
“Mục tiêu quá nhiều, đưa ra 13-18 mục tiêu, thay vì nên chọn 1-2. Ưu tiên quá nhiều tập trung vào cả những mục tiêu nhỏ lẻ của từng ngành. Quá nhiều ưu tiên có nghĩa là không ưu tiên gì’, ông Ohno nhấn mạnh.
Trong khi đó, tầm nhìn của các nước khác rất rõ ràng, độc đáo, ngắn gọn và dễ nhớ. Tầm nhìn của Malaysia năm 2020 là “đạt thu nhập cao, mang tính toàn diện và bền vững”. Thái Lan dưới thời Thủ tướng Thaksin đưa ra tầm nhìn “Trở thành một Detroit của châu Á”. Còn Ethiopia muốn “Trở thành một nhà lãnh đạo trong sản xuất ánh sáng ở châu Phi vào năm 2025."
TS. Dương Đình Giám, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Viên trưởng Viện chính sách công nghiệp, Bộ Công thương cho biết, chính sách phát triển công nghiệp mới được phê duyệt hơn 2 năm qua (hồi tháng 6/2014) do ông chấp bút xây dựng và giờ đây đề xuất bổ sung hoàn thiện.
“Số lượng các ngành ưu tiên quá nhiều. Hầu hết các ngành đều muốn có tên. Một chiến lược, 1 quy hoạch xây dựng ra mà không có kế hoạch hành động thì không có giá trị”, ông Giám nói.
Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia chia sẻ nỗi buồn:cho đến nay, công nghiệp chúng ta vẫn chưa làm được dây điện thoại, bó tay với ốc ít, sơn ô tô…chưa nói đến phát triển công nghiệp ô tô.
Ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương thừa nhận, trong bao nhiêu năm qua DN trong nước chưa có 1kg thép chế tạo nào, trong khi mỗi năm nhập 18 triệu tấn, dẫn tới nhập siêu là 7 tỷ USD. Và cho đến nay, sau bao nhiêu năm, mới có 10 DN tham gia được vào với Samsung.
Từ thực tế này, ông Hoài cho rằng, chính sách đặt ra mục tiêu quá cao trong khi nền công nghệ không có gì.
Ông Giám khẳng định, công nghệ Việt Nam lạc hậu 2-3 thế hệ và thách thức đối với ngành công nghiệp là rất lớn, từ nguồn nhân lực chất lượng thấp cho tới quy mô DN có xu hướng ngày càng nhỏ đi.
Đại diện Chương trình quốc gia Unido tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần 30 năm mới bắt kịp Phillippines.
Chiến lược mới cho giai đoạn mới
Tại diễn đàn này, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhắc lại rằng, nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được.
Tuy nhiên theo ông Bình, cách thức để trở thành nước công nghiệp đã có những thay đổi. Theo đó: “tiếp tục đẩy mạnh quá trình này theo hướng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo”.

Với yêu cầu này, ông Bình cho rằng các chính sách công nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, bất cập, nhiều nội dung không phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như xu thế mới của phát triển công nghiệp.
Vì thế, ông Bình nhấn mạnh yêu cầu được Đại hội Đảng lần thứ XII xác định là: “Rà soát, bổ sung chiến lược phát triển công nghiệp”.
Trước yêu cầu này, ông Ohno cho rằng, việc đầu tiên của Việt Nam là nên học hỏi làm thế nào để thúc đẩy hiệu quả bất kỳ ngành công nghiệp nào. Số lượng thực không nê quá rộng. Có thể một hoặc một vài ngành là đủ để thí điểm. Đó là một kinh nghiệm phổ biến trên toàn cầu để sản xuất thành công đầu tiên trong những ngành nhỏ, sau đó là toàn bộ ngành công nghiệp và trên toàn quốc với các bước thích hợp.
“Việt Nam nên chỉ tập trung vào 2-5 ngành ưu tiên là đủ và phải đưa ra với căn cứ dữ liệu rõ ràng để hậu thuẫn’, ông Ohno nói.
Bên cạnh đó, ông Ohno cũng lưu ý, cách thức làm chính sách rất quan trọng. Có 5 điều kiện then chốt để đạt chuẩn làm ra chính sách: tầm nhìn, xây dựng sự đồng thuận, phương pháp soạn văn bản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các ban liên quan, có ban thư ký có đủ thẩm quyền để điều phối quá trình làm ra văn bản này.
Trong đó, ông Ohno nhấn mạnh: tầm nhìn với sự tham gia với tư cách cá nhân của lãnh đạo cấp cao là điều vô cùng quan trọng.
Và để chọn một tầm nhin cho Việt Nam, ông Dương Đình Giám đề xuất, Việt Nam nên trở thành nước cung cấp các sản phẩm nông sản và nông sản chế biến chất lượng cao với 1 số thương hiệu mạnh, tầm cỡ khu vực và thế giới. Đồng thời, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan tới nông nghiệp với ưu tiên: cơ khí nông nghiệp, cơ khí hóa chất, cơ khí vận tải…
Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright lưu ý rằng, rằng, thực trạng Việt Nam hiện rất khác so với 10-20 năm trước nhưng cách thức làm chính sách vẫn thế. Vẫn tham vấn chủ yếu doanh nghiệp nhà nước hiện chỉ đóng góp 30% vào GDP mà chưa tham vấn nhiều khu vực tư nhân.
V.Hà

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Kháng nghị tăng hình phạt trong vụ thất thoát 12 tỉ tiền dự án

Kháng nghị tăng hình phạt
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20160825/khang-nghi-tang-hinh-phat-cac-bi-cao-vu-that-thoat-12-ti-tien-du-an/1160749.html , đăng ngày 25-08-16, mục Pháp luật.
TTO - Viện KSND cấp cao đã kháng nghị TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng tăng nặng hình phạt đối với các bị cáo nguyên lãnh đạo tại Ban QLDA huyện Hòa Thành, Tây Ninh.
Các bị cáo tại phiên sơ thẩm của TAND tỉnh Tây Ninh ngày 23-6 - Ảnh: ĐỨC TRONG
Viện KSND cấp cao tại TP.HCM vừa kháng nghị một phần bản ản số 18/2016/HSST ngày 24-6 của TAND tỉnh Tây Ninh, tuyên phạt các bị cáo nguyên lãnh đạo tại Ban quản lí dự án đầu tư và xây dựng huyện Hòa Thành (BQLDA) về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Viện KSND cấp cao cho rằng hành vi của các bị cáo đã vi phạm vào tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 3 điều 165 Bộ luật hình sự với mức hình phạt tù 10 - 20 năm.
Vì vậy, Viện KSND cấp cao đã kháng nghị đến TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng tăng nặng hình phạt đối với các bị cáo.
Trước đó, ngày 23-6-16, TAND tỉnh Tây Ninh đã tuyên phạt bị cáo Cao Sơn Nhân (40 tuổi, nguyên trưởng Ban QLDA huyện Hòa Thành) 3 năm tù giam về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng tội danh với bị cáo Nhân trong vụ án, tòa còn tuyên phạt các bị cáo Dương Thị Thu Hòa (nguyên kế toán trưởng Ban QLDA) và bị cáo Nguyễn Thiên Dân (nguyên phó trưởng Ban QLDA phụ trách xây dựng dân dụng) cùng mức án 1 năm 6 tháng tù giam. Bị cáo Đỗ Tú Toàn (nguyên thủ quỹ Ban QLDA) 1 năm tù giam.
Theo cáo trạng, tháng 11-2003, UBND huyện Hòa Thành đã thành lập Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình huyện Hòa Thành. Nhân được phân công làm trưởng ban, Dân làm phó trưởng ban phụ trách xây dựng dân dụng, Hòa làm kế toán trưởng và Toán làm thủ quỹ.
Cáo trạng xác định trong quá trình đảm nhiệm chức vụ từ tháng 1-2009 đến năm 2012, Nhân cùng ba bị cáo đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây thất thoát gần 12 tỉ đồng.
Đức Trong

Cần phải có cảnh sát du lịch

Cần phải có cảnh sát du lịch
Copy từ http://petrotimes.vn/can-phai-co-canh-sat-du-lich-468916.html , đăng ngày 25-08-16, mục Đàm luận.
Tôi đến thành phố du lịch biển Nha Trang và quả thật tôi đã đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Đây đúng là một thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp, với một sự phát triển về du lịch đến chóng mặt. Nhưng điều ngạc nhiên hơn cả, đó là tôi cứ tưởng như mình đang lạc vào một thành phố nào đó ở Trung Quốc, bởi lượng khách du lịch là người Trung Quốc đến đây đông khủng khiếp, chỗ nào cũng thấy người Trung Quốc.
Họ có mặt ở đâu thì ở đấy ồn ào bởi những tiếng cười đùa, la hét, không chỉ của con trẻ mà còn của cả thanh niên và người lớn tuổi. Họ khạc nhổ bừa bãi và thái độ thì không cần biết đây là lãnh thổ của quốc gia nào, hình như họ coi đó là đất của họ.
Vào nhà hàng mới thật là khủng khiếp, nơi nào có người Trung Quốc thì nơi đó có sự ồn ào, bát nháo. Nhà hàng đông đúc như thế nhưng những thanh niên người Trung Quốc cởi trần trùng trục ngang nhiên ngồi ăn, ngang nhiên ngồi hút thuốc, thậm chí lại còn ngồi xổm trên ghế. Và hễ có một điều gì đó làm họ không hài lòng thì họ to tiếng với nhân viên phục vụ. Có người khi cầm con ghẹ luộc lên còn bắt nhân viên đem cân lại, bởi họ bảo rằng, lúc nãy con ghẹ sống to hơn con ghẹ luộc…
Thật hết hiểu nổi là tại sao một đất nước có bề dày văn hóa như Trung Quốc, sản sinh ra biết bao vĩ nhân; một đất nước luôn đề cao chữ lễ, ấy vậy mà bây giờ thế hệ con cháu, chút chít lại như thế này?
Khách du lịch người Trung Quốc đến các thành phố miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng có thể chia làm 4 loại.
Loại thứ nhất là người Trung Quốc ở Hồng Kông; loại thứ hai là người Trung Quốc ở Đài Loan; loại thứ ba là ở Trung Hoa lục địa. Người ở Trung Hoa lục địa cũng lại chia làm 2 loại, một loại khá giả ở các thành phố lớn và một loại nói tiếng Hoa nặng hơn, nhiều âm thổ ngữ vì ở gần biên giới với nước ta.
Trong những loại người Trung Quốc này thì hãi hùng nhất là những người đi du lịch ở tầng lớp bình dân. Khái niệm văn hóa, tôn trọng phong tục tập quán và những quy định về an ninh trật tự ở nước sở tại đối với họ hình như chẳng là cái gì cả. Có thể nói, hình ảnh của những người Trung Quốc này cực kỳ phản cảm. Với những người Trung Quốc ở Hồng Kông, hoặc ở Đài Bắc, hoặc ở tầng lớp trung lưu thì khá hơn, nhưng tầng lớp này thường ở trong khách sạn 4-5 sao.
Cứ nhìn thực tế người Trung Quốc đến ta như vậy mà thấy không có biện pháp nào, không có lực lượng nào để giữ gìn an ninh trật tự và hướng dẫn cho khách du lịch thì quả là không được.
Chúng ta đang mở cửa để thu hút khách du lịch. Nhưng chúng ta lại quên mất một điều rằng, khách du lịch đến cũng có 5-7 loại khác nhau và không phải ai cũng có văn hóa, ai cũng biết chấp hành các quy định về an ninh trật tự.
Một điều dễ nhận thấy, đó là người Trung Quốc đến du lịch cũng lại mang tư tưởng đại bá. Chính vì thế, họ đến du lịch bằng thái độ ngông nghênh, “mục hạ vô nhân”.
Về mặt kinh tế thì đúng là du lịch phát triển tạo đà cho nhiều ngành nghề khác ăn theo. Đó là điều rất tốt và chúng ta cũng đang phấn đấu quyết liệt để thu hút khách du lịch. Nhưng cũng giống như thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đã đến lúc không thể thu hút bằng mọi giá. Đối với khách du lịch cũng phải có những biện pháp để buộc họ phải tôn trọng văn hóa và các quy định của nơi họ đến.
Muốn như vậy không còn cách nào khác là phải có lực lượng cảnh sát du lịch. Lực lượng này mang tính chất dân sự, họ phải được đào tạo một cách khá cơ bản về ngoại ngữ, đặc biệt là cách ứng xử. Trên thế giới có nhiều quốc gia phát triển cũng đã có lực lượng cảnh sát du lịch. Nếu có lực lượng này thì chúng ta hoàn toàn có thể nhắc nhở, khuyên bảo hoặc hướng dẫn họ giữ gìn văn hóa, phong tục tập quán và luật pháp.
Ai đời một tỉnh như Khánh Hòa, số lượng người giỏi tiếng Trung Quốc để làm hướng dẫn viên du lịch chỉ có hơn một chục. Thế mà bao nhiêu năm nay người ta dốc vào học tiếng Anh, thậm chí bắt cả trẻ em ở vùng núi, vùng dân tộc nói tiếng Kinh chưa sõi đi học tiếng Anh.
Cũng bao nhiêu năm nay người ta không nghĩ rằng, càng ngày Việt Nam càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Trái đất này ngày một phẳng hơn, vậy tại sao lại không dạy ngoại ngữ của một đất nước hơn 1 tỉ dân và có nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Đúng là quan hệ hai nước Việt - Trung có những lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt và luôn luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn mà có thể bùng nổ xung đột bất cứ lúc nào… Nhưng không vì thế mà lại kỳ thị không dạy tiếng Trung Quốc một cách rộng rãi…
Hậu quả bây giờ thì nhỡn tiền đã thấy, khách Trung Quốc ùn ùn đổ vào nhưng người biết tiếng không có, hướng dẫn viên du lịch thì là người Trung Quốc và họ hướng dẫn cho người của họ bằng cách xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc vị trí địa lý. Và có trời mới biết được họ nói cái gì với nhau.
Việc thành lập lực lượng cảnh sát du lịch nên được coi đây là việc cần làm ngay và trước mắt làm thí điểm ở Đà Nẵng, Nha Trang, rồi tiếp đó là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Người viết bài này xin nhắc lại rằng, lực lượng cảnh sát du lịch này không nên đưa vào lực lượng vũ trang mà là lực lượng cảnh sát dân sự.
Như Thổ - Nguồn:Năng lượng Mới 551
Hippie/Flower Child Shoot

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Va chạm giao thông, dùng dao đâm chết người ở Sài Gòn

Va chạm giao thông, dùng dao đâm chết người ở Sài Gòn
Copy từ http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/va-cham-giao-thong-dung-dao-dam-chet-nguoi-o-sai-gon-2202903-l.html, đăng ngày , mục Thời sự.
Khi anh Vũ đang đi trên đường thì xảy ra va chạm với Duy dẫn tới cự cãi. Bất ngờ, Duy rút dao đâm nạn nhân gục tại chỗ và tử vong ở bệnh viện sau đó.
Ngày 22/8/16, Công an H.Hóc Môn, TP.HCM cho biết, đang tạm giữ nghi can Trần Thanh Duy (35 tuổi, ngụ Q.10) để điều tra, xử lý về hành vi Giết người.
Theo điều tra ban đầu, lúc 17h ngày 19/8/16, anh Bùi Liên Vũ (32 tuổi, ngụ tình Khánh Hòa) điều khiển xe máy mang BKS 79C1 - 005.60 đi trên đường.
Khi đi đến trước số nhà 58/2, xã Xuân Thới Đông, H.Hóc Môn thì do kẹt xe nên anh Vũ xảy ra va chạm với Duy. Cả 2 cự cãi lớn tiếng với nhau.
Bất ngờ, Duy rút trong túi quần ra 1 con dao rồi đâm vào người anh Vũ khiến anh gục ngay tại chỗ rồi nhanh chóng lên xe máy bỏ chạy. Người dân đi đường đưa anh Vũ đi cấp cứu tại bệnh viện và tử vong sau đó.
Hay tin anh Vũ tử vong, 22h cùng ngày, Duy đã đến cơ quan Công an đầu thú
Hiện Công an H.Hóc Môn tạm giữ Duy, lập hồ sơ xử lý.
Theo Soha

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Cá nổi dày đặc trên sông An Cựu

Cá nổi dày đặc trên sông An Cựu
Copy từ http://plo.vn/thoi-su/xa-hoi/ca-noi-day-dac-tren-song-an-cuu-647985.html , đăng ngày 22-08-16, mục Thời sự.
Sáng 22-8-16, nhiều người dân TP Huế đã ngỡ ngàng trước cảnh các loài cá sống trên sông An Cựu nổi lên mặt nước dày đặc, một số loài cá nhỏ thì đã chết.
Cá nhỏ chết nổi trên sông.
Có mặt tại trục đường Phan Đình Phùng, Phan Chu Trinh bên dòng sông An Cựu, chúng tôi thấy các loài cá cứ nối đuôi nhau nổi trên mặt nước dày đặc, đoạn từ cầu Kho Rèn nối dài về hạ nguồn.
Hiện tượng lạ này đã thu hút hàng trăm người dân ra hai bên bờ sông theo dõi, và một số người dân cũng lo ngại trước hiện tượng cá chết, nổi bất thường trên sông An Cựu.
Theo người dân sống hai bên sông An Cựu, cá bắt đầu chết và nổi lên mặt nước vào rạng sáng nay. Đây là một hiện tượng lạ mà trước đây người dân sống hai bên bờ sông An Cựu lần đầu chứng kiến.
Được biết sông An Cựu là con sông đào lớn nhất chảy qua TP Huế được khơi thông vào thời nhà Nguyễn, dưới đời vua Gia Long năm 1814. Sông An Cựu có điểm đầu nối với sông Hương kéo dài về đập Thần Phù với chiều dài gần 30 km.
Một số hình ảnh cá nổi và chết vào sáng nay:
Size gốc 723-542 đưa về 640-480.
Vạn An

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Giải cứu hàng chục du khách mắc kẹt trong khách sạn

Giải cứu hàng chục du khách mắc kẹt trong khách sạn
Copy từ http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/giai-cuu-hang-chuc-du-khach-mac-ket-trong-khach-san-2198460-l.html, đăng ngày 21-08-16, mục Thời sự .
Lực lượng PCCC Công an tỉnh Đắk Lắk đã giải cứu hàng chục du khách mắc kẹt trong khách sạn bằng xe thang.
Khoảng 7h sáng 21/8/16, tại khách sạn Hoàng Gia (số 116 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), hàng chục du khách từ TP.Hồ Chí Minh lên Đắk Lắk du lịch, sau khi rời khách sạn ra sân bay thì phát hiện cửa cuốn của khách sạn bị kẹt, không thể mở được. Lo lắng, vì sẽ bị trễ chuyến bay, nên chủ khách sạn và du khách đã cầu cứu lực lượng chức năng để giải cứu. Ngay sau đó, hàng chục du khách đã được lực lượng PCCC Công an tỉnh Đắk Lắk giải cứu bằng xe thang an toàn.
Một du khách trong đoàn cho biết, sau khi mọi người di chuyển xuống cửa chính để ra sân bay về TP. Hồ Chí Minh thì bất ngờ chủ khách sạn nói, cửa cuốn cổng chính bị mắc kẹt, không thể mở. Lúc này, mọi người lo lắng, ồn ào vì sẽ bị chậm chuyến bay. Sau đó, du khách buộc chủ khách sạn phải cầu cứu lực lượng cứu hộ để du khách ra sân bay đúng giờ. Khoảng 30' sau, toàn bộ du khách đã rời khách sạn bằng xe thang từ ban công của tầng 1.
Theo quan sát của PV Báo Giao thông, khách sạn Hoàng Gia có 6 tầng, chỉ có một lối thoát ra bằng cửa cuốn. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, đoàn khách có nhiều cháu nhỏ và người già nên việc di chuyển giải cứu rất khó khăn. Phải mất khoảng 30 phút, toàn bộ du khách mới được lực lượng PCCC đưa ra ngoài an toàn.
Sau đó, du khách buộc chủ khách sạn phải cầu cứu lực lượng cứu hộ để du khách ra sân bay đúng giờ. Khoảng 30' sau, toàn bộ du khách đã rời khách sạn bằng xe thang từ ban công của tầng 1.
Theo Giao Thông
Julia

Sông Mekong khóc ròng vì người Trung Quốc

Sông Mekong khóc ròng vì người Trung Quốc
Copy từ http://plo.vn/the-gioi/song-mekong-khoc-rong-vi-nguoi-trung-quoc-647849.html, đăng ngày 21-08-16, mục Thế giới.
Cách thủ đô Vientiane vài cây số, nơi dòng sông Mekong là biên giới tự nhiên giữa Lào và Thái Lan, việc khai thác cát và đá cuội ven sông đang diễn ra rầm rộ.
Những đường ống cắm sâu xuống đáy sông, những máy bơm hút, những gàu xúc đang hối hả làm việc để chuyển cát lên xe tải đang đợi sẵn. Trên bờ, những công nhân đang chọn nhặt những hòn cuội to bằng nắm tay rồi bỏ vào các bao tải để xe chở đi.
Theo ông Pascal Peduzzi, thuộc Chương trình bảo vệ môi trường của Liên Hiệp Quốc, “lâu nay chúng ta luôn nghĩ rằng cát là nguồn tài nguyên vô tận… Và trong bốn năm trở lại đây, Trung Quốc đã tiêu thụ một khối lượng cát bằng tổng khối lượng mà Hoa Kỳ đã tiêu thụ trong vòng 100 năm”.
Và cũng gần những công trường khai thác nói trên, nơi lòng sông Mekong khá cạn và nông dân đến đó để lưới cá, nước chỉ sâu quá gối. Một nông dân giấu tên nói: “Sông ở đây giờ thay đổi nhiều lắm rồi. Bờ sông lún sụt hết. Trước đây đâu có vậy. Chúng tôi phải ra xa hơn mới có cá”. Mà cá nhỏ xíu…
Hạn mặn gay gắt đang diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long cũng xuất phát từ việc sử dụng nguồn nước sông Mekong không hợp lý. Ảnh: GIA TUỆ
Chị Deaun Saengarun, 36 tuổi, có hai con, làm nghề trồng rau trên những khoảnh đất dọc bờ sông, đang làm việc cho công trường khai thác cát và đá cuội để kiếm được mỗi ngày khoảng chục euro, cho biết: “Giờ thì chuyện đi lấy nước tưới rau là cả vấn đề”.
Anh Air Phangnalay, 44 tuổi, làm việc trên công trường, giải thích: “Lúc này chúng tôi đang có nhiều khách hàng đến từ Trung Quốc. Họ xây nhiều khu nhà lớn ở Vientiane nên họ đang cần nhiều cát sỏi lắm”.
Theo những nghiên cứu mới đây, sông Mekong tạo ra khoảng 20 triệu tấn trầm tích mỗi năm nhưng hiện nay mỗi năm con người lấy đi của dòng sông 50 triệu tấn! Dòng sông cần có lượng phù sa đủ để chuyển xuống vùng hạ lưu nông nghiệp để ngăn nước biển xâm nhập, chống nhiễm mặn. Thêm vào đó, việc xây dựng nhiều đập nước trên dòng sông đã chặn dòng chảy tự nhiên khiến tình hình thêm tồi tệ.
Chuyên gia Pascal Peduzzi giải thích thêm rằng ngay cả khi con người ngưng việc khai thác như hiện nay thì cũng phải mất vài chục năm nữa sông Mekong mới có thể “bình phục”.

TƯỜNG NGUYỄN (Theo Sciences et Avenir)

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Trung Quốc tử hình kẻ cầm đầu đường dây buôn bán trẻ em từ Việt Nam

Trung Quốc tử hình kẻ cầm đầu đường dây buôn bán trẻ em từ Việt Nam
(Copy từ http://thanhnien.vn/doi-song/trung-quoc-tu-hinh-ke-cam-dau-duong-day-buon-ban-tre-em-tu-viet-nam-734791.html ; bài đã đăng ngày 17/08/16.)
Người phụ nữ cầm đầu đường dây buôn bán trẻ em Việt Nam đã bị Tòa án Tối cao Trung Quốc kết án tử hình và được báo chí nước này cho là thích đáng.
Ngày 17.8.2016 dẫn tin Tân Hoa Xã cho biết “trùm” đường dây buôn bán trẻ em Việt Nam đã bị trừng trị đích đáng bằng bản án tử hình. Tòa án Tối cao Trung Quốc ngày hôm qua đã kết án tử hình đối với bị cáo Huang Qingheng, kẻ cầm đầu đường dây buôn bán trẻ em.
Theo phán quyết của tòa án, Huang không có quốc tịch rõ ràng. Huang cho biết sinh năm 1982 và sống tại Việt Nam. Huang cùng băng nhóm của mình đã bị kết tội buôn bán hơn 20 trẻ em, trong đó phần lớn trẻ sơ sinh, từ năm 2010.
Những đứa trẻ được bán từ Việt Nam sang Trung Quốc, chủ yếu là tỉnh Quảng Đông. Một số trường hợp là phụ nữ người Việt đang mang thai được đưa sang Trung Quốc và băng nhóm này bán con của họ sau khi được sinh ra.

Trung Quốc tử hình kẻ cầm đầu đường dây buôn bán trẻ em từ Việt Nam - ảnh 2

Cảnh sát Trung Quốc đã giải thoát được 11 trẻ em, trong đó 10 đứa trẻ là người Việt Nam và đã được gởi về nước. Độ tuổi những đứa trẻ được cứu chỉ từ 10 ngày tuổi tới 7 tháng tuổi.
Ngoài Huang, các bị cáo khác đã bị tuyên mức án từ 22 tháng tù đến chung thân.
Tòa án Nhân dân thành phố Phòng Thành Cảng, ở tỉnh Quảng Tây, kết án tử hình đối với Huang trong một phiên tòa sơ thẩm được tổ chức hồi tháng 5.2014 sau khi bị kết tội buôn bán trẻ em.
Cũng trong phiên tòa sơ thẩm, Huang bị tịch thu toàn bộ tài sản và Huang đã kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn.
Tòa án cấp cao hơn ở khu vực đã bác bỏ kháng cáo của Huang vào tháng 1.2015 và giữ nguyên phán quyết của Tòa án Nhân dân thành phố Phòng Thành Cảng trước khi đệ trình bản án tử hình cho Tòa án Tối cao để thông qua.
Minh Quyên - TTXVN

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Ảnh tổng hợp 2

Ảnh tổng hợp 2
Các ảnh sau đây được lưu trữ trên các trang 4shared.com, flickr.com, ...
Khu nhà ở và cây xanh bao quanh.
Khu vui chơi trẻ em.
Tôm hùm.
Hoa đẹp ven đường Đà Lạt.
Ba hoa trái nổ.
Bikini hồng.
Thiên nhiên tươi đẹp.
Tháp Trầm hương và mặt trăng
Tháp trầm hương - Nha Trang.
Người đẹp Mỹ Quốc.
Vẽ tranh trên da - Lưng đẹp.
Vẽ tranh trên da -Gương mặt đẹp.
Vẽ tranh trên da 5.
Thiếu nữ lưng đẹp bên ao sen.
Lục bình hoa tím lá xanh.
Nice pink flowers.
Xin chào. Đi du lịch nhé!
roseate spoonbill
Roseate spoonbill.
scarlet tanager
Scarlet Tanager.
Người đẹp Li-Qin (China).Size gốc: 586-711.
Rực rỡ phấn son
Tina Trinh rực rỡ phấn son.
Autumn at the Lake
Autumn at the lake.
Trong bài này: 21 ảnh.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Ảnh tổng hợp 1

Ảnh tổng hợp 1
Các ảnh này được lưu trữ ở 4shared.com, blog.com, flickr.com,....
Up!!!
Hay bay cao, ước mơ ơi!
Venice with iPhone
Sông nước trong thành phố Venice.
Ghe chở dừa ở tỉnh Bến Tre.
Khuôn mặt Phật hiện ra giữa chùm rễ cây.
Cây baobap: cành khẳng khiu,ít lá, thân to.
Ảnh động: Hồ nước ở chân núi.

Chim bồ câu.

Bánh căn mực.

Các chiến hữu ngày xưa.

Bánh căn tôm.

Hoa Đỗ quyên.

Hoa Cúc.

Màu xanh sân trường.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Làng tằm... ẩm thực

Làng tằm... ẩm thực
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20160811/lang-tam-am-thuc/1152760.html , đăng ngày 11-08-16 , mục Chính trị - Xã hội.
Người dân trồng dâu nuôi tằm không phải để ươm tơ dệt lụa mà để bán cho quán làm mồi nhậu, thức ăn hoặc ngâm rượu.
Những bãi dâu xanh rì được trồng để nuôi tằm làm thương phẩm - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Ít ai nghĩ rằng một làng nghề truyền thống nổi tiếng xứ Quảng hơn 400 năm trồng dâu, nuôi tằm như Duy Trinh (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) giờ đây lại có một bước ngoặt lạ đời như vậy.
Ngày đến làng Đông Yên (Duy Trinh), thấy có người lạ, chị bán tạp hóa đầu làng vội hỏi chúng tôi đi mua tằm về làm mồi nhậu hả? Từ chỗ chị tạp hóa, phóng tầm mắt ra xa là những bãi dâu xanh mơn mởn đang rì rào trong gió...
Chủ ươm tơ Nhất Tuấn nói:"
Cần khoán cho mỗi hộ gia đình có trách nhiệm nuôi 50% tằm thương phẩm và 50% phục vụ nghề truyền thống ươm tơ. Quyết không để nghề của tổ tiên để lại bị chôn vùi, như thế là mắc lỗi với tiền nhân của mình"
Trồng dâu nuôi tằm kiểu mới
Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Huy (51 tuổi, thôn Đông Yên, xã Duy Trinh), gia đình có truyền thống sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ... với hơn ba đời qua.
Chỉ vào đống nong, nia dựng nơi góc bếp, ông chậm rãi nói: “Lúc hưng thịnh gia đình tôi làm đến 2ha trồng dâu, tơ được bán vô đến tận miền Tây lận. Nhưng rồi 7-8 năm trước, làng nghề truyền thống của Duy Trinh dần mai một, không còn tiếng cửi, những nong, nia cũng lùi vào kho mặc cho nhện giăng tơ làm tổ. Gia đình tôi cũng dẹp nghề, từ đó vùng đất này vắng bóng luôn những cô gái của làng đội nón ra bãi bồi hái dâu nuôi tằm hoặc ngồi ươm tơ, kéo sợi bên những chiếc guồng quay đều đều...”.
Chỉ hai năm trở lại đây, những bãi Tân Bồi, Tân Khai của Duy Trinh mới xanh lại màu xanh của các triền dâu. Những phụ nữ ở Duy Trinh cũng bắt đầu đội nón ra bãi hái dâu về nuôi tằm trở lại. Nhưng cái khác là họ nuôi tằm để bán làm mồi nhậu, đồ ăn chứ không phải nuôi tằm nhả tơ như nghề cha ông để lại.
Ông Huy chia sẻ sau khi được UBND xã Duy Trinh đầu tư hỗ trợ miễn thuế đất trong ba năm, hỗ trợ giống dâu lần đầu 250.000 đồng/sào, ông cùng với chín hộ khác quay lại với nghề trồng dâu nuôi tằm thương phẩm. Đó là giống tằm vàng được nhập từ phía Bắc vô để nuôi làm thức ăn. Gia đình ông Huy lại ra bãi bồi, vỡ vạc được gần 1 mẫu đất trồng dâu. Mỗi đợt ông xuống giống năm hộp trứng thì thu hoạch được 180kg tằm tươi với giá bán mỗi ký 60.000-70.000 đồng, thời gian khoảng 20 ngày là đã thu hoạch.
“Cái sướng của nghề nuôi tằm thương phẩm này là thời gian thu hoạch nhanh, không phải thức đêm thức hôm canh hay ươm tơ, kéo tơ như nghề truyền thống” - ông Huy tâm sự. Nói là vậy nhưng ông cũng rầu lòng: “Nhưng nghĩ cũng bạc. Nghề truyền thống tổ tiên để lại không lưu giữ được, chừ chuyển sang bán tằm tươi làm mồi nhậu, mà không làm thì không biết làm chi”.
Dọc những làng xóm ở Duy Trinh giờ đã biệt tăm tiếng cửi. Ghé nhà ông Trương Văn Dũng, mấy cái nong, ne đã được ông xếp gọn trong bếp. Phía trước còn vương vài nong tằm vàng đã luộc chín. “Tôi vừa xuất bán mấy chục ký tằm tươi cho mấy quán ăn, quán nhậu xong” - ông Dũng phân trần.
Nhấp miếng trà, ông Dũng nhìn ra bãi bồi nhớ lại: “Lúc hưng thịnh của làng nghề đến 200 hộ gia đình làm nghề trồng dâu, nuôi tằm. Nhà nhà ươm tơ, kéo sợi. Ngày trước ươm ra tơ, hết tơ mới lấy nhộng bán cho quán. Không như bi chừ”. Giờ gia đình ông Dũng có 1,5 mẫu đất trồng dâu nuôi tằm, năm vừa rồi gia đình ông thu hoạch được 10 lứa tằm với gần 400kg. Kiếm tiền cũng kha khá!
“Nhà tui 3-4 đời trồng dâu nuôi tằm nhưng đầu ra không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc nên phải bỏ ruộng, bỏ khung... rồi chuyển qua trồng bắp. Nghỉ cả chục năm trời nay mới quay lại với nghề, nhưng là nghề “bán lúa non” chứ không phải nghề của mình nữa” - ông Dũng chua chát nói.
Người dân Duy Trinh trồng dâu nuôi tằm để làm mồi nhậu, xào ăn thay vì ươm tơ như truyền thống
“Bước đệm” quay lại nghề
Ông Nguyễn Văn Chiến - chủ tịch UBND xã Duy Trinh - cho biết giai đoạn 2004-2014 toàn bộ làng nghề tơ tằm ở đây như “chết hẳn”, người dân bỏ nghề hết, người trẻ thì tứ tán ly hương tìm kế sinh nhai. Trước tình hình này, từ năm 2014 xã Duy Trinh đã khởi động việc khôi phục làng nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm.
Và từ năm 2015, xã chính thức triển khai với hàng chục hộ dân tham gia dự án này, có tổng diện tích gần 10ha dâu. Khi vào dự án khôi phục làng nghề, mỗi hộ sẽ được miễn tiền thuế đất trong ba năm, hỗ trợ lần đầu mua giống dâu 250.000 đồng/sào. Trong giai đoạn đầu sẽ nuôi tằm thương phẩm để có thêm thu nhập, giúp bà con yên tâm và có động lực quay lại với nghề truyền thống.
Theo ông Chiến, nếu so về giá trị thì nuôi tằm thương phẩm có thu nhập cao hơn, thời gian thu hoạch ngắn hơn. Trước đây, nuôi 2,5kg tằm thì được 1kg kén bán giá 80.000-90.000 đồng và phải mất đến 25 ngày. Còn giờ có hộ đứng ra làm tằm giống, bán tằm lại cho bà con nông dân nuôi thêm khoảng 10 ngày nữa là bán được với giá 50.000-70.000 đồng, ít tốn công sức chăm sóc hơn.
Tuy nhiên, ông Chiến cũng thành thật nói hiện đầu ra của sản phẩm chủ yếu do người dân tự bươn chải. Nhưng trong tương lai phải quảng bá đi xa hơn, cho một số người làm đại lý thu mua tằm tươi. “Khi người dân đã có sự ổn định, giai đoạn tiếp theo sẽ khởi động lại nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ. Có như vậy bà con mới yên tâm quay lại nghề cũ” - ông Chiến nói.
Trong khi đó ông Tuấn - chủ cơ sở ươm tơ Nhất Tuấn - cũng nhìn nhận: “Cần khoán cho mỗi hộ gia đình có trách nhiệm nuôi 50% tằm thương phẩm và 50% phục vụ nghề truyền thống ươm tơ. Quyết không để nghề của tổ tiên để lại bị chôn vùi, như thế là mắc lỗi với tiền nhân của mình”.
Rượu tằm của ông Tuấn ở Duy Trinh - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Từ tằm ăn đến tằm ngâm rượu
Làng nghề trồng dâu nuôi tằm giờ còn có người mày mò, sản xuất ra một loại rượu không đụng hàng: rượu tằm xứ Quảng. Đó là ông Nguyễn Văn Tuấn ở làng Chiêm Sơn. Ngày đến nhà ông Tuấn, cơ sở ươm tơ Nhất Tuấn của ông cũng im ỉm không còn tiếng cửi, xe tơ.
“Chừ người dân Duy Trinh chuyển qua trồng dâu nuôi tằm bán mồi nhậu nên cơ sở ươm tơ của tui cũng đói. Mấy năm trước tui nhuộm dệt mỗi năm đến 5-10 tấn, rồi cứ lụi dần, lụi dần còn 1-2 tạ, cả năm ni còn vài chục ký” - ông Tuấn rầu rĩ nói. Cơ sở ươm tơ Nhất Tuấn hiện là cơ sở duy nhất còn sót lại của Duy Trinh.
Trầy trật với cái kén con tằm, ông Tuấn mày mò pha chế ra một loại rượu ngâm từ con tằm có tiếng ở vùng Duy Xuyên này. “Tui tìm trong hàng trăm, hàng ngàn cái kén để chọn lấy tằm giá - tằm đứng cửi (không phải loại tằm hư, tằm bủng) để ngâm rượu” - ông Tuấn chia sẻ. Nhưng nghề ngâm rượu tằm cũng có những bí quyết thiên cơ bất khả lộ.
Ông Tuấn “dè sẻn” chỉ giáo: “Ngâm tằm phải có nghề và sống với nó, hiểu nó. Nếu ngâm phải tằm vôi, tằm bệnh thì ngộ độc tức khắc. Rượu phải là loại rượu gạo quê chất lừ trên 40 độ, ngâm cùng với mật ong. Nhưng ngâm vừa đủ, không quá lâu vì xác tằm sẽ rã ra...”.
Tiếng lành về loại rượu “độc đáo” ở xứ trồng dâu nuôi tằm khiến lượng rượu ông Tuấn ngâm ra không đủ bán. Không chỉ vậy, mỗi khi đến lễ hội Bà Chiêm Sơn, xã lại đến đặt ông Tuấn ngâm 100-200 lít rượu để phục vụ du khách thập phương, bà con trong làng.
Ông Nguyễn Văn Chiến - chủ tịch UBND xã Duy Trinh - cho biết: “Ông Tuấn đã gầy dựng được một thương hiệu mới của làng nghề. Đã có người đến đề nghị mua lại bản quyền nhưng chúng tôi khuyên ông đừng bán mà gầy dựng thành một sản phẩm du lịch, đăng ký thương hiệu đưa ra thị trường”.
Đoàn Cường
postimage
Ôi, quê hương thân thương và giản dị.
Ga Trà Kiệu. Tại chợ Trà Kiệu, xã Duy Sơn có đường nhỏ và bảng chỉ đường ra ga Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên.