Sốc với "trăm biển hiệu như một" tại tuyến đường kiểu mẫu |
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/tieu-diem/20160513/soc-voi-tram-bien-hieu-nhu-mot-tai-tuyen-duong-kieu-mau/1099705.html ,đăng ngày , mục . |
Hàng trăm bạn đọc ngỡ ngàng trước hình ảnh từ trụ sở làm việc đến cửa hàng quần áo, giày dép… đều chỉ là những biển hiệu 2 màu xanh đỏ như nhau tại một khu phố kiểu mẫu. |
|
Cư dân mạng xôn xao về tuyến đường kiểu mẫu mới của thủ đô - Ảnh chụp màn hình |
Đường Lê Trọng Tấn được quy hoạch mở rộng theo hướng thí điểm là tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên ở Hà Nội. |
Hệ thống biển hiệu của các cơ sở kinh doanh, trụ sở làm việc ở tuyến phố này được quy hoạch đồng bộ về màu sắc (2 màu: xanh, đỏ), bố cục và cách trang trí. |
Có ý kiến cho rằng tuyến đường mới như lịch sự, văn minh hơn do được quy hoạch đồng bộ, nhưng rất nhiều người cho rằng nếu quá gò ép về các tiêu chí màu sắc, hình ảnh, cách trang trí thì sẽ gây nhàm chán, làm khó cả người tiêu dùng cũng như các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, thương hiệu... khi bản sắc riêng, sự sáng tạo không có “đất dụng võ”. |
"Đây chỉ là tuyến đường kiểu mẫu, bảng quảng cáo theo "đồng phục". Thử hình dung toàn thành phố Hà Nội nếu biển quảng cáo chỉ hai màu xanh đỏ, phải làm sao? Quảng cáo là để người mua nhận diện thương hiệu, quảng cáo giống nhau, doanh nghiệp chắc đứng hình luôn" - bạn đọc Trang Nhung nói. |
|
Bất kể là cửa hàng bán vịt quay, bán bún đậu, hay cửa hàng may mặc, sửa xe máy... đều phải treo biển quảng cáo hai màu xanh - đỏ theo quy định của chính quyền - Ảnh: V.V.Tuân |
Nên thiết kế mang tính linh hoạt cao |
Thạc sĩ (ThS) quản lý đô thị Huỳnh Trọng Nhân - giảng viên khoa kiến trúc ĐH Xây dựng Miền Tây - cho rằng dưới góc độ quy hoạch và quản lý đô thị, quy chế hoặc quy định về biển hiệu là rất cần thiết để xây dựng và chỉnh trang hình ảnh chung của thành phố. |
ThS, nhà thiết kế Nguyễn Hữu Vinh - giảng viên khoa kiến trúc nội thất ĐH Kiến trúc TP.HCM - nhận định ngoài vấn đề ý thức của người dân thì còn do sự quản lý chưa chặt chẽ và thiếu kiến thức về thẩm mỹ đô thị của các cơ quan chức năng. |
“Mô hình ở phố Lê Trọng Tấn chưa phải thật đẹp, nhưng điều họ làm được là đồng bộ hóa kiến trúc các tòa nhà dọc khu phố. Đó là điều mà các đô thị ở VN cần phải hướng tới” - PGS.TS Lưu Đức Hải nói. |
ThS Huỳnh Trọng Nhân cho biết ở các nước phát triển, quy hoạch về biển quảng cáo gắn liền với các đồ án thiết kế đô thị được lập trước đó. |
Điều này cho thấy nếu lập quy chế hợp lý, có tính linh hoạt cao nhưng bám sát yêu cầu thiết kế đô thị thì biển hiệu quảng cáo trở thành một lợi thế không chỉ dành cho người dân mà còn dành cho không gian đô thị đó. |
Tránh đơn điệu |
PGS.TS Lưu Đức Hải cho rằng đồng bộ không có nghĩa là mọi biển hiệu quảng cáo của các cửa hàng đều phải giống nhau về font chữ, màu sắc… Màu sơn các ngôi nhà có thể cùng tông, nhưng biển hiệu thì không nhất thiết phải giống nhau. |
Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, nguyên nhân của sự đơn điệu trong quy hoạch ở đường Lê Trọng Tấn là do thiếu sự tư vấn, định hướng từ các chuyên gia trước khi áp dụng. |
“Mỗi công ty đều có một logo, có màu sắc chủ đạo khác nhau để nhận diện thương hiệu. Không thể buộc các cơ sở “mặc đồng phục”. Điều này là không cần thiết, thí điểm thế này mà đem áp dụng cho cả thành phố thì rất không nên”, ông Sơn khẳng định. |
ThS Huỳnh Trọng Nhân cho rằng quản lý đô thị là tạo điều kiện để đô thị phát triển hơn là thiết lập các “hàng rào quy định” bắt đô thị tuân theo. |
Các quy định cứng nhắc về màu sơn, hình thức và chất liệu của biển hiệu trên quy mô rộng của khu vực hoặc toàn đô thị là điều không nên. |
Theo ThS Nguyễn Hữu Vinh, nghệ thuật kinh doanh, quảng cáo và tiếp thị rất cần những sự sáng tạo, phong cách riêng biệt và gây ấn tượng thị giác. |
Việc đồng bộ màu sắc biển hiệu chỉ có đỏ và xanh, đồng bộ font chữ rất sơ đẳng về tính thẩm mỹ, đồng bộ bố cục chữ theo lối đơn điệu nghèo nàn sẽ làm khó người kinh doanh, làm khó các thương hiệu, nhất là các thương hiệu nổi tiếng vốn đã có đặc điểm nhận diện riêng. |
Chừa đường cho “sáng tạo”, nhận diện thương hiệu ra sao? |
Chuyên gia markerting, ThS Phan Anh đánh giá cao ý tưởng xây dựng khu phố kiểu mẫu. Tuy nhiên, theo ông, chỉ nên ra các bộ nhận diện, hướng dẫn, quy định về mặt kích thước và chất liệu của các biển hiệu. |
Còn về mặt màu sắc và nội dung thể hiện trên các biển hiệu thì không được can thiệp, bởi vì đó là quyền của chủ cửa hàng và của các thương hiệu. |
“Doanh nghiệp đã tốn rất nhiều tiền cho bộ nhận dạng thương hiệu. Nếu bắt buộc thương hiệu phải thay đổi thì không ai dám thuê cửa hàng ở con đường hay khu phố đó nữa. Như thế thì giá cho thuê mặt bằng sẽ rớt và người dân sẽ là người thiệt thòi đầu tiên” - ThS Phan Anh phân tích. |
Theo ông Phan Anh, quy định này sẽ phải sửa đổi nhiều để thể hiện sự tôn trọng đến quyền sáng tạo của thương hiệu và của người kinh doanh. |
Chuyên gia về thương hiệu Võ Văn Quang cũng cho rằng nếu cứ quy định cứng nhắc về màu sắc, cách thể hiện các biển hiệu thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều phía, nhất là trong nền kinh tế thị trường - nơi các thương hiệu và doanh nghiệp luôn vận động, sáng tạo để phát triển. |
Đồng tình, KTS Trương Nam Thuận cho rằng nên để người kinh doanh tự do quyết định nội dung, chi tiết, màu sắc biển hiệu sao cho phù hợp với ngành nghề họ kinh doanh. |
Việc quy hoạch khu phố Lê Trọng Tấn để đảm bảo trật tự và mỹ quan đô thị là phù hợp với xu hướng của các đô thị hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, cần hoàn thiện hơn về mặt thiết kế để đảm bảo sự linh động và hấp dẫn của môi trường đô thị. |
“Các đô thị ở VN nên quan tâm nhiều đến vấn đề thiết kế, tạo điều kiện cho nhiều đơn vị tư vấn thiết kế tham gia vào việc phát triển ý tưởng thiết kế đô thị” - KTS Trương Nam Thuận nêu ý kiến. |
Nhiều góp ý với tuyến phố kiểu mẫu |
Nhiều bạn đọc bày tỏ sự băn khoăn với hình ảnh những tấm bảng hiệu “đồng phục”. |
“Cửa hàng, bảng hiệu mà không cho sáng tạo thì bán hàng kiểu gì?”, một bạn đọc đặt câu hỏi. |
“Không có sự khác biệt, không có sự hấp dẫn sáng tạo thì còn gì là quảng cáo?” - một bạn đọc khác quan ngại. |
Một câu hỏi khác được nhiều người đặt ra là: Nếu là những thương hiệu đã có logo hoặc hình ảnh quen thuộc từ lâu mà khác hai màu xanh đỏ thì sao? |
Một bạn đọc khác nhắc lại lời của một triết gia rằng “tuyệt vời của cuộc đời là sự khác biệt” và đánh giá đây là “tư duy và cách làm của những năm cách đây 50 năm”. |
Bên cạnh đó, nhiều người đã chia sẻ những sáng kiến, góp ý của mình về tuyến phố kiểu mẫu sao cho vừa đảm bảo sự hài hòa, đẹp mắt của đô thị, vừa rộng cửa cho sự sáng tạo của mỗi đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh. |
Nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên quy định treo bảng hiệu cùng kích cỡ hoặc cùng độ cao, còn màu sắc, phông chữ thì nên để cho chủ cửa hàng thỏa sức sáng tạo, miễn không phá vỡ khuôn khổ chung. |
Nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên quy định treo bảng hiệu cùng kích cỡ hoặc cùng độ cao, còn màu sắc, phông chữ thì nên để cho chủ cửa hàng thỏa sức sáng tạo, miễn không phá vỡ khuôn khổ chung. |
Bạn đọc Lê Anh Tuấn cho rằng thay vì đưa ra màu sắc ép buộc thì chỉ cần đưa ra kích thước chuẩn, còn công ty họ tự thiết kế. |
“Làm thế này thiếu khoa học, người ta làm thương hiệu tiền tỉ, chơi đổi màu một phát thì coi như xong luôn” - bạn đọc viết. |
Ủng hộ ý kiến này, độc giả Hương Nguyen góp ý nên quy định các bảng hiệu treo cùng độ cao nhưng kích cỡ thì có thể khác nhau. |
Bạn đọc Ha gợi ý nên học hỏi cách làm của các nước về quản lý bộ mặt đô thị trước khi tiến hành áp dụng tại VN. |
VÕ HƯƠNG - MẠNH KHANG - AN NHIÊN - MAI NGUYỄN |
Xem thêm một số ý của bạn đọc: |
Bạn đọc Tràn Côn, lúc 19:50 ngày 12-05-16 |
Phát triển đất nước rất cần toàn dân tham gia cùng chính quyền. Nếu để người dân tham gia có lẽ sẽ không có những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Mong rằng bất cứ dự án dù lớn, dù nhỏ nào hay quyết định lớn hay nhỏ nào của Nhà nước đều công khai lấy ý kiến nhân dân trước khi triển khai để "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Mong rằng chính quyền đừng đặt người dân vào tình thế đã rồi. Bất cứ dự án lớn hay nhỏ nào của Nhà nước cũng phải có người chiu trách nhiệm, cơ quan chịu trách nhiệm, và cả người dân cùng đồng hành. |
Bạn đọc Youme , lúc 20:15 ngày 12-05-16 |
Trình độ áp đặt cao thôi |
Bạn đọc heyhoo , lúc 18:56 ngày 12-05-16 |
Cái tầm quá yếu lại thiếu cái tâm gây ra hệ lụy nhàm chán. Thế kỷ 22 rồi nhưng vẫn đưa ra bộ trang phục ở thế kỷ 19 cho xã hội mặc. Việc đồng nhất trong quản lý rất cần thiết nhưng ở góc nhìn kinh tế, một cái logo có thể trị giá cả tỷ USD đáng có cấu trúc xanh đỏ tím vàng giờ anh bắt tôi phải chỉ có xanh đỏ thôi thì vứt đi cái logo.Chính cái tư duy yếu kém như thế này, nhìn rộng ra trên toàn xã hội trong bao năm qua có quá nhiều điều cấm kinh doanh đã bóp chết sự sáng tạo của bao thế hệ.Tư duy kinh tế như thế thì VN bao giờ bay lên được cung trăng đây, xin các nhà quản lý trả lời giúp. |
Bạn đọc Minh Nhật Trương , lúc 19:07 ngày 12-05-16 |
Chẳng nhẽ công ty mai táng cũng hai màu xanh đỏ à? Làm thế là kiểu mẫu à có mà phá sản. Nhà hòm biển hiệu đỏ, xanh Người chết sống lại phá banh... Nhà hòm
|
Bạn đọc Tư Duy , lúc 13:29 ngày 12-05-16 |
Ông nào nghĩ ra "sáng kiến" này là đi trước thời đại đó chứ nhưng là thời đại trước công nguyên. Thấy cảnh này làm tôi nhớ lại bài mà tôi đã học "...một thế giới đại đồng, mọi người giống như nhau..."
|
Bạn đọc Triều Minh , lúc 20:03 ngày 12-05-16 |
Nhớ 1 vở kịch của Nga...nhân vật Nam chính đi lộn từ thành phố này sang thành phố khác vào cùng 1 căn nhà ở con phố có cùng số nhà và trang trí giống y nhau.....Hà Nội đang chuẩn bị quay lại 50 năm trước...tất cả đồng phục....tư duy quá kém. các nhà máy sơn giờ chỉ cần sản xuất 2 màu đỏ xanh. |
VÕ HƯƠNG - MẠNH KHANG - AN NHIÊN - MAI NGUYỄN |