Copy từ http://ttvnol.com/f_233/p-19488142 (trang web Trái tim Việt Nam online); đăng ngày 20/07/11; mục Một cõi di về . Du lịch . |
Đường đến Tú Làn |
Tác giả:nguoinguon |
Rào Nậy bắt đầu từ thượng nguồn, chảy quanh co qua các triền núi, thung lũng tạo nên những cánh đồng nhỏ hẹp nhưng phù sa, đó là nơi định cư từ bao đời nay của một bộ phận người Nguồn Minh Hoá. Rào Nậy đổ ra thượng nguồn sông Gianh trên đất Cao Quảng tươi đẹp, nhưng nó chào Minh Hoá không phải là một lưu vực rộng trong xanh mà dấu mình chảy vào trong những hang động của những dãy núi hùng vĩ của xã Tân Hoá. Dòng nước chảy về Tân Hoá được chia làm hai nhánh, nơi dòng nước chảy vào người Nguồn gọi là rục (Khác với dân tộc Rục, rục theo tiếng Nguồn đó là nơi dòng nước chảy ngầm trong núi). Nhánh lớn hơn chạy vào vùng hang đá Lặc Ken, nơi đây là những lưu vực sông sâu, trong xanh, ít hang động. Nhánh còn lại chảy vào vùng Tú Làn - Tố Mộ, khe nước không lớn nhưng nhiều hang động kỳ vĩ. Từ lâu quần thể hang động trên đất Tân Hoá đã được nhiều nhà địa chất người Anh khám phá, nhưng phần lớn những chuyến đi trước đây đều tập trung vào vùng Lặc Ken. |
Cho đến khi chuyển hướng khám phá sang nhánh còn lại của Rào Nậy, thì người ta đã ngỡ ngàng trước vẽ đẹp của Tú Làn - Tố Mộ. Đã có một số hình ảnh được các chuyên gia đưa lên các tạp chí địa chất, du lịch. Phòng VHTT huyện Minh Hoá cũng đã tổ chức đoàn khảo sát nhằm giới thiệu Tú Làn đến với công chúng, tạo cơ hội phát triển du lịch cho huyện nhà. Nhưng phải công nhận đến hiện tại quần thể hang động Tú Làn - Tố Mộ vẫn còn ít người biết đến, vẫn còn nhiều bí ấn cần được khảo sát, khám phá và giới thiệu. Nhân dịp trò chuyện với bác |
Từ trung tâm xã Tân Hoá chúng ta theo đường mòn dẫn vào động Tú Làn, trên đường đi phải vượt qua 3 cái eo lèn (dốc lèn đá vôi cao, quanh co, cần phải leo trèo), vượt qua eo đến xuống thung lũng là chúng ta đã vào vùng Tú Làn.
Chúng tôi xuất phát từ lúc tờ mờ sáng.
Những gương mặt tươi rói trước khi... méo xệch
Có những đôi giầy đã được vứt bỏ ngay từ đầu để thay bằng đôi dép rọ đơn sơ. Có những đôi chân "gái VP" phải ***g 2-3 đôi tất thay vì đi đôi giày LuizVútcao...
Khi đi đến vị trí giữa đỉnh 1 với đỉnh 2 thì cả đoàn hết sạch nước. Tất cả những dặn dò, nhưng quở trách về việc phải tiết kiệm nước dường như không ăn thua với những cái họng khát khô. Đội gái đông thì hớn hở theo các chàng giai bản đi trước, để lại nhưng gái sắp hết trẻ khổ sở bám đuổi.
C*******án thì không còn làm chủ được đôi chân, nhưng cái miệng thì không có biểu hiện mệt mỏi gì. Càng lên cao càng có nhiều biểu hiện kiệt sức ở một số người. Cảm giác thiếu nước, một chút cảm giác vô vọng... nhưng có lẽ khí thế của cả đoàn vẫn hững hực như đội quân đãnh trận cuối, đã kéo mọi người đi tiếp chỉ bằng sức mạnh... tinh thần. Từng mét từng mét vượt qua là cả một kỳ tích. Dù bực mình với nhóm gái trẻ đi trước, nhưng có lẽ những tiếng "Ah đây rồi..." hay "thấy suối rồi" vọng lại từ xa cũng khích lệ nhóm đi sau dìu nhau tiến bước.
Nhóm đi đầu cũng không còn mấy hào hứng để hô hào vì tiếng suối thì nghe ngay đó nhưng đi mãi, đi mãi mà không thấy cái mà những người dẫn đường nói "Sắp đến rồi" đâu cả. Nhưng thật may là càng xuống thấp, độ ẩm càng cao và tiếng nước róc rách ngay bên chân làm cho các cô gái phấn chấn hơn để tiếp tục lê bước, để được thỏa ước mơ đắm mình dưới dòng suối mát lạnh và uống cho thỏa cơn khát.
Con suối rồi cũng hiện ra với những vệt nước cuối nguồn đục ngầu nhưng đủ báo hiệu cái sự "đến nơi rồi" kia cũng không còn xa lắm. Lúc này nhóm tách đoàn cũng đã mang nhiều chai nước không để chuẩn bị cho việc cứu hộ cho tốp cuối. Và rồi điểm đến cũng đã hiện ra trước mặt mọi người với cảnh sắc hoàn toàn khác với những gì mọi người đang thấy trên đường, với cả những gì có thể tưởng tượng.
Cảm giác ban đầu như được lạc vào chốn bồng lai và có thể ví như thiên đường hạ giới đối với những con người mệt rũ rượi sau một hành trình vất vả, khổ sở vì thiếu nước...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét