Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Một người làm quan thiên hạ được nhờ

Một người làm quan thiên hạ được nhờ
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/chuyen-thuong-ngay/20160229/mot-nguoi-lam-quan-thien-ha-duoc-nho/1059154.html ,đăng ngày 29-02-16, mục Chính trị - xã hội.
TT - Ông có gì lo lắng lắm sao, đến bữa cũng không thèm đụng đũa là sao?
- Nhận cũng sợ mà ngồi lại thì tiếc. Người ta thăng quan tiến chức thì vui như mở cờ, còn tôi...
- Thiên hạ chưa nhận quyết định lên chức nhưng cả họ đã biết, rồi mở tiệc này hội nọ để chúc mừng. Còn ông được lên chức thì lại đắn đo. Chẳng lẽ ông không muốn nở mặt nở mày với bà con hay sao?
- Bây giờ làm khó lắm. Đâu thể cứ ngồi đó chịu đấm ăn xôi, để công việc bê trễ là được đâu.
- Thì đổ thừa do khách quan. Thiếu người. Thiếu phương tiện. Địa bàn rộng. Quy định không rõ ràng... Cái bài ấy bao năm người ta vẫn ca để thoái thác trách nhiệm có sao đâu. Ông quên thì tôi nhắc cho. Nhân đây cũng nhắc ông luôn là người ta nói “một người làm quan cả họ được nhờ”, ông đừng thoái thác nữa.
- Cái thời huy hoàng ấy rồi chỉ còn trong dĩ vãng. Giờ thì “một người làm quan thiên hạ được nhờ” mới tồn tại. Chứ “thiên hạ không được nhờ” khó mà trụ lại, nói chi là “cả họ được nhờ”. Việc chung không chạy, chỉ lo thu vén, riêng tư, người ta nói mình bê trễ công vụ, mặt mũi nào mà ngồi đó.
- Sao ông bi quan thế?
- Giờ ai cũng thuộc làu làu mấy câu: “Không làm được thì nghỉ đi”. “Việc công bê trễ thì phải thay người”. Họ trưng ra clip này, hình ảnh kia rồi băng ghi âm nọ. Thôi thôi, đừng nói nữa.
- Ờ... Nhưng hi vọng mấy chuyện đó xảy ra ở đâu đâu, đừng xảy ra ở địa phương mình...
Bút Bi

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Cũng do lòng tham

Vụ lùm xùm công ty đa cấp Liên Kết Việt:
Cũng do lòng tham
Copy từ báo Tuổi Trẻ ,đăng ngày 26-02-16.
Bà T. (ngụ H.Hóc Môn, TP.HCM) - một nạn nhân của Công ty Liên kết Việt - cay đắng kể:
Tôi chơi thân với một gia đình đại tá quân đội, ông chồng làm ở một đơn vị gần sân bay Tân Sơn Nhất. Tình cảm của chúng tôi như chị em trong nhà, từ trước không hề có liên quan gì về tiền bạc nên rất tin tưởng họ.
Khoảng tháng 7-2014, tôi tới nhà họ chơi thì nghe họ giới thiệu về một kênh đầu tư kinh doanh vô cùng hiệu quả, một vốn mười lời mà không cần phải làm gì.
Chính vợ chồng bạn tôi cũng đã bỏ ra nhiều tỉ đồng đầu tư vào hệ thống này, thu lợi mỗi tháng hàng trăm triệu và đảm bảo sau 5-6 năm sẽ thu về gấp 10 lần số tiền đã bỏ ra.
Họ nói về cách thức đầu tư rất đơn giản: bỏ tiền mua một gói sản phẩm trị giá 94 triệu, hằng tháng nhận lãi 5 triệu, sau 5-6 năm sẽ nhận về 780 triệu đồng.
Do quá tin tưởng vào bạn, lại thấy trụ sở công ty nằm trong khu quân đội, lãnh đạo công ty mặc quân phục với quân hàm cấp cao, tôi tự nhủ của quân đội thì đời nào lại đi lừa dân.
Từ những niềm tin mơ hồ và sự thúc giục của vợ chồng người bạn cùng những người tham gia hệ thống đa cấp mà tôi mất dần sự tỉnh táo, gom góp tiền của gia đình được một số, số khác đi vay lãi suất tới 5%/tháng để mua 11 gói sản phẩm của Liên kết Việt.
Số tiền 990 triệu đồng này tôi không đầu tư một lần, ban đầu tôi chỉ đầu tư ít, sau đó bị họ dụ dỗ, thôi thúc liên tục.
Cũng do lòng tham, thấy đầu tư vào một mà được tới mười lần sau 5-6 năm, mỗi tháng lại hưởng lãi suất cao hơn ngân hàng gần chục lần khiến tôi đi vay nặng lãi tham gia.
Tôi đã định cầm cố căn biệt thự của mình để tham gia, may mắn là chưa kịp cắm nhà vay tiền thì phát hiện dấu hiệu lừa đảo nên dừng lại.
Khi nhận ra bị lừa, tôi còn mất hơn 500 triệu đồng với hai công ty bán hàng đa cấp khác, cũng chỉ vì những người tham gia trước đó dụ dỗ, lừa gạt chứ tôi không hiểu gì về đa cấp, không lừa gạt, dụ dỗ ai tham gia.
Sau khi biết tôi vay nặng lãi rồi bị lừa mất tiền, các em tôi đã phải bán đất để đưa tiền cho tôi trả nợ. Tới giờ, dù rất đau xót nhưng trước những người quen, tôi không dám hé ra nửa lời vì sợ bị chê cười, thấy nhục quá.
GIA MINH ghi

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Người dân miền Tây khốn đốn vì hạn, mặn

Người dân miền Tây khốn đốn vì hạn, mặn
Copy từ http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/290716/nguoi-dan-mien-tay-khon-don-vi-han-man.html ,đăng ngày 26-02-16, mục Xã hội.
Cuộc sống người dân đảo lộn hoàn toàn vì thiếu nước ngọt, trên đồng lúa chết hàng loạt, cây ăn trái, hoa màu héo khô là những gì đang diễn ra tại các tỉnh miền Tây.
Hạn, mặn kỷ lục 100 năm qua
Ngày 23/2/16, Long An và Sóc Trăng là 2 tỉnh mới nhất ở miền Tây công bố thiên tai hạn, mặn. Trước đó, các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre đã công bố tình trạng tương tự.
Tại Long An, đã có gần 4.000ha diện tích lúa bị thiệt hại do ảnh hưởng của hạn, mặn; ngoài ra khoảng hơn 10.000 ha bị thiếu nước. Kết quả đo trên sông Vàm Cỏ Đông cho thấy độ mặn 4g/l đã xâm nhập sâu hơn 72km, sông Vàm Cỏ Tây đã vượt sâu hơn 78km.
Tại Sóc Trăng, đã có 6/11 huyện, thị xã của tỉnh bị mặn xâm nhập, độ mặn cao nhất hơn 10‰. Hơn 10.000 ha lúa của tỉnh đã bị ảnh hưởng hạn, mặn trong đó có hơn 900ha bị mất trắng, thiệt hại gần 39 tỷ đồng.
Những nền ruộng khô khan, nứt nẻ và lúa chết hàng loạt.
Tại Bến Tre, độ mặn 4% đã xâm nhập sâu vào đất liền cách các cửa sông khoảng 40-50km, ranh mặn 1‰ đã xâm nhập sâu cách cửa sông khoảng 75km, bao trùm phạm vi toàn tỉnh. Hạn, mặn đã làm thiệt hại trên 10.000ha lúa và nhiều vườn cây ăn trái, rau màu.
Tại Hậu Giang, hạn, mặn xâm nhập sâu và sớm hơn năm trước làm khoảng 400ha diện tích lúa bị mất trắng. Vĩnh Long là tỉnh từ trước đến nay gần như không bị tấn công nhưng mới đây, mặn đã xuất hiện ở huyện Trà Ôn và Vũng Liêm.
Người dân ở tỉnh Sóc Trăng tranh thủ bơm số nước ngọt ít ỏi còn sót lại trên kênh để tưới cho rau màu.
Nông dân xót xa nhìn ruộng lúa khô hạn, lo lắng, tìm mọi cách cứu vãn tình hình.
Nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, xâm nhập mặn tại các tỉnh miền Tây năm nay đến sớm và sâu trên diện rộng, có thể kéo dài đến hết mùa khô. Tình hình này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân và gây thiệt hại cho lúa, hoa màu, cây ăn trái.
“Từ năm 2010 đến nay, Trung Quốc liên tục vận hành các đập thủy điện đã làm dòng chảy thay đổi, ảnh hưởng đến hạ lưu, làm mặn xâm nhập sớm, sâu hơn trên diện rộng của hệ thống sông, kênh rạch. Ngoài ra, trong năm 2015, mùa mưa đến trễ nhưng kết thúc sớm khiến tổng lượng mưa bị thiếu hụt nhiều” - ông Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam nhận định.
Cũng theo ông Hoằng, từ cuối tháng 2 đến hết mùa khô nếu mưa xuất hiện chậm thì nguồn nước ngọt sẽ bị giảm nghiêm trọng và có thể không lấy được ở các cửa sông. Còn theo dự báo của các chuyên gia khí tượng, thủy văn, lượng mưa tại khu vực Nam Bộ có khả năng ở mức thấp và kết thúc sớm hơn nhiều năm trước. Điều này kết hợp với triều cường đang giảm dần dẫn đến tình trạng khô hạn sẽ kéo dài và thiếu nước xảy ra nghiêm trọng hơn.
Cuộc sống đảo lộn vì thiếu nước
Những ngày này, đi đến đâu ở các tỉnh miền Tây cũng nghe người dân than vãn về tình trạng hạn, mặn làm đảo lộn cuộc sống hàng ngày.
Ông Hai Hùng (ở TX Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) vừa cắt mớ lúa non cho bò ăn vừa nói: cả tháng nay không ăn ngủ được vì phải nghĩ cách cứu lúa nhưng đến nay thì 5 công lúa của ông đã chết gần hết.
Đo độ mặn ở tỉnh Hậu Giang.
Chị Phạm Minh Thư ở tỉnh Trà Vinh xót xa bên 4 công lúa bị chết khô.
Hiện nay, một số nơi ở miền Tây nước ngọt đang cực kỳ khan hiếm, người dân phải mua nước bình loại 20 lít với giá 10.000-15.000 đồng để sử dụng. Một số gia đình khác thì chấp nhận mua nước ít nhiễm mặn với giá “cắt cổ” từ 30.000-100.000 đồng/m3 để sử dụng.
Người dân phải mua nước ngọt với giá rất cao để sử dụng trong sinh hoạt.
“Trước còn xuống sông tắm được nhưng giờ thì thua, nước đã mặn chát, muốn tắm phải ra ao nước sau nhà mới có ít nước ngọt. Chuyện ăn uống của 5 người trong nhà tôi đều mua nước bình. Chưa đầy 2 ngày là hết bình nước, tiết kiệm lắm thì được 3 ngày. Mỗi tháng phải chi hàng trăm ngàn đồng để mua nước ngọt. Sống ở vùng sông nước mà không dám xài nước thì trớ trêu quá” - bà Hai (ngụ huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) cho biết,
Theo ghi nhận của PV, lượng nước mưa mà người dân của vùng này dự trữ trong các lu, hồ chứa bằng xi măng đã không còn nhiều, mọi người phải tiết kiệm, dè sẻn từng ca nước ngọt. Người dân của vùng này nhận định tình hình hạn, mặn sẽ còn kéo dài và cuộc sống của họ vẫn còn khốn đốn.
Hoài Thanh

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Thiên tai ngập mặn tràn vào miền Tây

Thiên tai ngập mặn tràn vào miền Tây
Copy từ http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160224_mekong_delta_drought , đăng ngày 24-02-16, mục Việt Nam.
Xâm nhập mặn sẽ đe dọa vụ lúa xuân hè của nông dân miền Tây Nam Bộ
Bến Tre đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mặn xâm nhập, Trung tâm khí tượng Thủy Văn tỉnh Bến Tre cho biết.
Gần như toàn bộ “đảo dừa” Bến Tre chìm trong nước mặn, trung tâm này mô tả. Ở cửa sông Hàm Luông nước mặn vào đến sâu đến 50km. Nước mặn vào cả các vườn trái cây đặc sản, hoa kiểng, cây giống.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu từ Đại học Cần Thơ, ông Lê Anh Tuấn nhận định: “Năm nay là năm khô hạn lịch sử của Đồng bằng sông Cửu Long”.
Ông cũng cho biết: “Gần như chưa có thời kỳ nào mà khô hạn đến Bến Tre gay gắt như hiện nay. Ngày 16/2/2016 vừa qua, UBND tỉnh Bến Tre đã chính thức thông báo quyết định công bố thiên tai xâm nhập mặn trên toàn tỉnh.”
Nước mặn phủ trên cả tỉnh khiến dân Bến Tre phải dùng nước máy nhiễm mặn. Nước ngọt “giá cả vô cùng đắt đỏ”, trung tâm này nói.
Người dân tại đây phải mua nước ngọt với giá 30.000đ - 60.000đ/m3. Xe đổi nước túc trực suốt ngày đêm để chở phục vụ người dân nhưng không kịp.
Trên báo Tuổi Trẻ trong nước, ông Cao Văn Trọng, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nói “kêu gọi người dân tỉnh Bến Tre chia sẻ khó khăn” vì thiếu nước ngọt sinh hoạt.
“Năm hạn lịch sử” với mực nước “xuống thấp nghiêm trọng” từ năm 2015 đến hai tháng đầu năm nay đã dẫn nước mặn từ Biển Đông tràn vào Đồng bằng sông Cửu Long, Tiến sỹ Lê Anh Tuấn giải thích.
Bến Tre, Kiên Giang và Sóc Trăng đã công bố thiên tai hạn mặn.
Biểu đồ mực nước đo hai tháng đầu năm 2016 cho thấy nước vào đồng bằng sông Cửu Long rất thấp . (Biểu đồ: TS. Lê Anh Tuấn)
Nguyên nhân do 'El Nino đến kéo dài và hoạt động mạnh hơn nhiều thời kỳ trước' và tình trạng “nước biển dâng và một phần sụt lún cao độ tự nhiên đã khiến nước mặn có điều kiện thuận lợi tiến sâu vào đất liền”, ông Tuấn giải thích.
Chi cục Thủy lợi Tiền Giang sẽ mở “60 vòi cấp nước phục vụ miễn phí cho người dân suốt 24/24 giờ”.
”Bến Tre là địa phương chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn nặng nề nhất. Nhưng theo tôi biết, từ trước đến giờ chưa năm nào mặn khốc liệt như năm nay," Chủ tịch Bến Tre nói trên Báo Tuổi Trẻ.
Các tỉnh khác như Tiền Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu ở miền Tây Nam Bộ đang ở tình trạng rất khan hiếm nước ngọt và bị đồng ruộng bị nước mặn đe dọa, theo Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ cho biết.
Năm 2015, tình trạng hạn hán nghiêm trọng đã diễn ra trên các khu vực sông Mekong tại Lào, Campuchia và Việt Nam.
Tin cũ hơn: Nông dân Thái Lan thua kiện Xayaburi (ngày 25-12-15); xem tại đây: http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/12/151225_xayaburi_lawsuit_update ; Nội dung: Chính phủ Thái Lan bị nông dân kiện. Lập luận chính phủ tự bênh vực là: không giấu thông tin và đã tham vấn đầy đủ với người dân tám tỉnh sống dọc sông Mekong, với khoảng 80-120 người dân tham gia.
Tin cũ hơn về cùng đề tài: Đồng bằng Nam bộ đang lâm nguy?(Ngày 31-07-15); Xem tại đây: http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/07/150730_dong_bang_nam_bo_dang_lam_nguy ; Nội dung: MIền Tây Nam bộ bị "mặn hóa" đã thành hiện thực! Có nên làm theo kiểu đập ngầm (underwater sill) như trên sông Mississippi của Hoa Kỳ ?

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Hối hận và tủi hổ lắm

Cơ quan CSĐT Công an Đà Nẵng thông báo ai là người nộp tiền cho văn phòng đại diện và đại lý ký gửi của Công ty Liên kết Việt (chi nhánh Đà Nẵng) thì liên hệ với Cơ quan CSĐT Công an Đà Nẵng để làm việc.
Nạn nhân công ty đa cấp Liên kết Việt:
Hối hận và tủi hổ lắm
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20160226/nan-nhan-cong-ty-da-cap-lien-ket-viet-hoi-han-va-tui-ho-lam/1057426.html ,đăng ngày 26-02-16, mục Pháp luật.
TT - Chỉ vì ham tiền lãi đầu tư cao ngất ngưởng mà hàng chục ngàn người đã vay mượn, thế chấp nhà của đổ tiền vào hệ thống đa cấp Liên kết Việt để bị lừa đau đớn.
Bàn tay nhăn nheo của bà X. lần giở những phiếu thu và cuốn sổ “ghi thưởng” của Liên kết Việt mà bà đã trót tham gia - Ảnh: Lâm Hoài
Dưới ánh sáng tù mù, trong căn nhà chật chội chưa tới... 9m2 ở khu tập thể Dệt 8-3 (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), trò chuyện với phóng viên Tuổi Trẻ, bà T.T.X. (68 tuổi) mếu máo:
“Ở cái tuổi gần đất xa trời của tôi thế này ai đâu lại bị lừa đau như vậy, giờ tủi hổ lắm, tủi hổ với bản thân, con cái, người thân trong nhà”.
Bà X. là một trong vô số nạn nhân lâm vào cảnh trớ trêu bị Công ty đa cấp Liên kết Việt lừa gạt.
Con cái mỗi người mưu sinh một nơi, bà X. tá túc cùng đứa cháu nội trong căn tập thể cũ kỹ, hằng ngày lo cơm nước cho đứa cháu nội đang là sinh viên.
Đầu năm 2015, nghe lời người bạn hưu trí trong khu tập thể, bà lén con cháu vét sạch tiền tiết kiệm từ số lương hưu chắt bóp, dành dụm gần 20 năm qua để đi chơi “trò thưởng” đa cấp.
Theo lời người bạn này, chỉ cần ký hợp đồng góp tiền mua sản phẩm với “công ty của Bộ Quốc phòng” thì trong thời gian về sau “chỉ ngồi một chỗ thu tiền”.
Bà kể ban đầu còn bán tín bán nghi, nhưng về sau người bạn già thuyết phục nhiều quá, lại còn giới thiệu “người trên Bộ Công thương” điện thoại nói chuyện nên bà tin hẳn, rồi bà được người bạn già dắt tay lên trụ sở Công ty Liên kết Việt.
"Đến nơi thì tôi thấy trụ sở hoành tráng lắm, sạch sẽ, sang trọng, nhiều người đổ xô về ký hợp đồng, đóng tiền ồ ạt nên tôi tin luôn” - bà X. nhớ lại.
Trong chốc lát bà không ngần ngại đặt bút ký hợp đồng hợp tác với công ty, theo đó đóng luôn 5 “mã”, mỗi “mã” tương đương 8,6 triệu đồng, tổng cộng bà đóng 43 triệu đồng.
Bà X. nói rằng khi đó nhân viên công ty ngon ngọt nói với bà rằng với 5 “mã” bà chỉ cần đóng 43 triệu đồng là thu về 15 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền đó tiếp tục nhân lên nếu như bà X. mở rộng được “chi nhánh” của mình./td>
Bị rót bởi lời ngon ngọt, bà X. trở nên “mù quáng” khi tiếp tục về nhà vừa thuyết phục con dâu, đồng thời giấu con trai và cháu để lấy CMND rồi vét sạch số tiền mình dành dụm, lẫn tiền bán hàng mà con gửi bà giữ giúp để đóng tiếp 3 nhánh gồm 33 “mã”.
Như vậy cộng với 5 “mã” bà đã đóng trước đó, chỉ trong vòng một tuần, bà X. đã mang tổng cộng gần 330 triệu đồng “cúng” cho Liên kết Việt mà không có sản phẩm nào được mang về nhà.
Thế tiền “thoát ra” mà họ nói, bác thu về được bao nhiêu? - chúng tôi hỏi. Bàn tay nhăn nheo run run lần giở những trang giấy nhăn nhúm không kém trong cuốn sổ cũ, bà X. nói tổng cộng cả bốn hợp đồng của bà và con trai, dâu, cháu chỉ thu về được khoảng 100 triệu đồng.
“Ban đầu cuối tháng thấy lĩnh được số tiền cũng tàm tạm, nhưng càng về sau thì số tiền càng giảm. Tôi thắc mắc thì họ nói muốn lĩnh được nhiều lãi thì phải chờ lâu”.
Trong khi chờ đợi trong hoang mang không thấy tiền “thoát ra” về tiếp thì tới đầu tháng 10-2015 công ty đột ngột ngừng hoạt động. Bà X. cùng nhiều người kéo đến công ty thì được “ban lãnh đạo” giải thích là công ty vừa bị đối thủ bêu xấu, giờ sẽ vực lại hoành tráng hơn.
“Thấy người ta ăn mặc, mặt mũi sáng sủa tôi cũng tin là người đàng hoàng. Chưa kể trước đó, tại một khu du lịch công ty còn tổ chức hội nghị hoành tráng lên tới 4.000 người tổ chức thuyết trình, trao thưởng rất rầm rộ nên chúng tôi lại phải tiếp tục tin” - bà X. kể.
Trong khi hoang mang thì mới đây khi nhận được tin công ty bị công an triệt phá, “ban lãnh đạo” bị bắt tạm giam về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bà X. như chết lặng.
“Mất tiền thì mình dại mình phải chịu, nhưng giờ ăn nói sao với con cháu trong nhà, tôi hối hận và tủi hổ vô cùng” - bà X. nói trong nghẹn ngào, và cho biết mấy hôm nay bà rất suy sụp về tinh thần.
Từ hôm hay tin công ty bị triệt phá, bà X. liên tục gọi điện cho một người đàn ông là trưởng nhóm phụ trách, tuy nhiên lúc đầu chuông đổ liên hồi nhưng không ai bắt máy, giờ thì điện thoại đã “ò í e”. “Anh ta chắc cao chạy xa bay rồi nên tôi chẳng gọi nữa” - bà nói.
Bà X. ngao ngán nói nhiều lúc bà phải tự an ủi bằng cách nghĩ tới việc không chỉ bà mà nhiều bạn bè bà trong khu tập thể cũng cùng hoàn cảnh. Theo bà, có hàng chục người khác mà bà biết cũng bị mất trắng từ gần 100 triệu đến cả tỉ đồng khi trót sa vào vòng xoáy của Liên kết Việt.
Công an Đà Nẵng điều tra chi nhánh Liên kết Việt
Ngày 25-2-16, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng cho biết theo quyết định ủy thác điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Công an TP Đà Nẵng tiến hành một số hoạt động điều tra, xác định hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng có liên quan tại văn phòng đại diện và đại lý ký gửi hàng hóa Công ty CP Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam có địa chỉ: số 51 Vũ Ngọc Phan (P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng) và số 566 đường 2-9 (P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, Đà Nẵng).
Đây là chi nhánh của tập đoàn đa cấp lừa đảo Liên kết Việt đặt tại Đà Nẵng.
Theo cơ quan công an, số lượng nạn nhân tại khu vực Đà Nẵng lên tới hơn 1.000 người.
Đoàn Cường

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Hạn hán, ngập mặn đặc biệt nghiêm trọng tại miền Tây

Hạn hán, ngập mặn đặc biệt nghiêm trọng tại miền Tây
Copy từ http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/han-han-ngap-man-dac-biet-nghiem-trong-tai-mien-tay-a133093.html ,đăng ngày 17-02-16, mục Tin trong nước .
Hiện tại tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh miền Tây được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, nặng nhất 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề.
Theo báo VnExpress, sáng 17/2/16 tại Hội nghị phòng chống hạn, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói:
"Dù chúng ta có biện pháp ứng phó nhưng thiệt hại vẫn xảy ra và sẽ nghiêm trọng hơn, do vậy cần phải cấp bách thống nhất các biện pháp ứng phó thiên tai", Theo Bộ trưởng Phát, trước mắt phải bảo vệ vụ lúa đông xuân 1,55 triệu ha trên đồng, sau đó tính chuyện an toàn cho vụ hè thu cũng như đời sống sản xuất của người dân. Đồng thời, địa phương phải có giải pháp tầm nhìn tương lai để ứng phó với tình trạng hạn và xâm nhập mặn khốc liệt, gay gắt hơn.
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp cho thấy, năm 2015 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ và kết thúc sớm. Tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt 20-50% trung bình nhiều năm. Mực nước thượng nguồn sông Mê Kông tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong vòng 90 năm qua.
Gần 340.000 ha trong tổng số 1,55 triệu ha lúa đông xuân đang sản xuất tại miền Tây có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn. (Ảnh: VnExpress)
Mùa khô năm nay do thiếu nước ngọt, mặn xuất hiện sớm 2 tháng và nhiều khả năng kết thúc muộn. Hiện, trên các hệ thống sông chính ở miền Tây, mặn xâm nhập sâu 40-93 km, tăng 10-15 km so với các năm trước.
Gần 340.000 ha trong tổng số 1,55 triệu ha lúa đông xuân đang sản xuất tại miền Tây có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn. Trong đó, 104.000 ha lúa bị thiệt hại nặng nề, hàng chục nghìn ha bị chết.
Tỉnh Vĩnh Long nằm rất xa biển nhưng lần đầu bị nước mặn tấn công. Tỉnh Kiên Giang công bố tình trạng thiên tai hơn 40.000 ha lúa bị chết, đời sống sản xuất của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng… Nhiều khả năng, các địa phương Bến Tre, Trà Vinh, Vị Thanh, Rạch Giá thiếu nước ngọt sinh hoạt từ 2 tháng trở lên.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lương thực, chiếm 55,5% sản lượng lúa, 70% trái cây, 69% thủy sản của cả nước. Do vậy việc phòng chống hạn, mặn cho vùng này là vấn đề sống còn.
"Trước mắt nên làm đê bao khép kín giữ ngọt, ngăn mặn tại những vùng sản suất trọng điểm như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười... Về lâu dài, Chính phủ nên làm việc với các nước xung quanh để phối hợp giải quyết, thống nhất các biện pháp đảm bảo nguồn nước ngọt, chống hạn, mặn", ông Nguyễn Phong Quang - Phó ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ - nói.
Bộ trưởng Cao Đức Phát còn nhấn mạnh, theo Luật phòng chống thiên tai, hạn là một trong 19 loại thiên tai phải xử lí, đồng thời đưa ra lưu ý như vậy để nhấn mạnh rằng cần phải tập trung ứng phó với thiên tai chứ không phải là ứng phó như đối với một sự kiện bình thường, báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Đưa ra một số nhận định và những lí giải cho tình hình căng thẳng, nóng bỏng nói trên, bộ trưởng Cao Đức Phát nói đây là tình huống thiên tai nhưng có lí do sâu xa, có lí do tác động của con người vào dòng chảy trên sông Mê Kông, đã làm thay đổi vĩnh viễn một phần chế độ dòng chảy. Đồng thời sự thay đổi đó tác động nghiêm trọng hơn trong bối cảnh một El-nino xảy ra khốc liệt nhất trong lịch sử.
“Cấp bách ứng phó với trước mắt nhưng cần tính toán cho tầm nhìn trong tương lai. Có thể hôm nay chưa giải đáp hết nhưng sẽ có những nhìn nhận, thống nhất các đường hướng để đối phó với tình huống tương tự, có thể xảy ra nhiều hơn, khốc liệt hơn” - bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Tin tức trên báo Tri Thức Trực Tuyến, chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trong vùng phải có nhận thức đúng đắn về sự nghiêm trọng của tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, phải coi phòng chống thiên tai là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để có chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương.
Hạn hán khiến dòng kênh bị nứt toác. (Ảnh: VnExpress)
Đồng thời, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để nhân dân có sự hiểu biết đúng về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra hết sức gay gắt hiện nay và cả trong tương lai để cùng chính quyền chủ động các biện pháp phòng, chống và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Theo ông Phúc, về lâu dài, ĐBSCL được đánh giá là một trong những khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, đến cuối thế kỷ 21 nước biển có thể dâng gần 1 m. Đồng thời, các nước từ thượng nguồn đã và đang có những tác động đến dòng chảy sông Mê Kông nên nguy cơ tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở ĐBSCL ngày càng gay gắt.
"Điều này đòi hỏi các bộ, ngành cần tiếp tục có các nghiên cứu để có các biện pháp thích nghi, ứng phó phù hợp", Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Đức An (Tổng hợp)

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Từ nay cao mấy cũng thường

Từ nay cao mấy cũng thường
Copy từ http://nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/phiem-biem/9332/tu-nay-cao-may-cung-thuong.ndt , đăng ngày 14-02-16, mục Chuyện hôm nay - Phiếm và Biếm .
Sáng đầu năm, sơn thần Himalaya vân du ngoạn cảnh bốn hướng. Khi bay về phương Đông, bắt gặp sơn thần Hoàng Liên Sơn, sơn thần Himalaya đáp xuống chào:
- Hi! Chúc bác thêm một tuổi thì cao hơn chút nữa!
Tự ái, sơn thần Hoàng Liên vặc lại:
- Tôi biết chỗ cao nhất núi này chưa bằng nửa đỉnh Everest của bác, nhưng đều là thần núi với nhau, ai lại chúc bạn bè kiểu ấy?
Sơn thần Himalaya khinh khỉnh:
- Bạn bè? Thế mà có nhà thơ xứ bác từng viết: Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất. Không có chi bè bạn nổi cùng ta... đấy!
Du khách chen chân chụp ảnh với cột mốc 3.143m trên đỉnh Fansipan xuân Bính Thân. Ảnh: Vnexpress
Giận tái mặt, sơn thần Hoàng Liên nghĩ cách trả đũa. Thấy một đám du khách đang lần lên đỉnh Phanxipăng, thần mừng rỡ ngoắc họ lại rồi nói với sơn thần Himalaya:
- Vậy là bác đã quên câu “Cao nhân tắc hữu cao nhân trị”. Thần tiên chúng ta hơn thua nhau là ở phép thần thông, chứ hơn thua gì mấy ngàn mét độ cao...
Sơn thần Himalaya bĩu môi:
- OK, thế bác có tài phép gì nào?
- Bác hãy uống với em chén trà, rồi em sẽ khiến lũ phàm nhân này lập tức xuống núi mang rượu táo mèo và lợn cắp nách Sapa lên đãi bác bữa cơm trưa!
Sơn thần Himalaya trố mắt:
- Từ đây xuống Sapa rồi trở lên nhanh nhất cũng mất hai ngày, sao họ làm được?
- Thế mà được đấy bác!
Quả nhiên vừa xong một tuần trà thì đám du khách kia đã trở lại với sản vật Sapa. Sơn thần Himalaya xanh mặt:
- Bái phục bái phục! Các ngươi chạy cách nào mà lên xuống núi nhanh thế?
Một du khách nhún vai trả lời:
- Chuyện nhỏ! Ở đây chạy vào Quốc hội cũng là bình thường, huống chi ngọn núi này!
Sơn thần Himalaya tẽn tò bay đi. Sơn thần Hoàng Liên Sơn hể hả định về động nghỉ thì bị cả đám du khách níu áo:
- Này, thế tiền vé cáp treo ai chịu?
N.G.C

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Tân Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo, các siêu thị "lắc đầu!

Tân Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo, các siêu thị "lắc đầu!
Copy từ http://laodong.com.vn/kinh-te/tan-chu-tich-tpha-noi-chi-dao-cac-sieu-thi-lac-dau-516088.bld .
Mặc dù có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung, các siêu thị phải bán hàng qua giao thừa và mở cửa vào sáng mùng 1 Tết. Tuy nhiên, nhiều siêu thị trong sáng mùng 1 Tết vẫn cửa đóng then cài. Ngay cả siêu thị Hapro (là doanh nghiệp Nhà nước, thuộcTổng Cty Thương mại Hà Nội) cũng đóng cửa trong ngày này.
* * * *
Tại siêu thị thị BigC (đường Trần Duy Hưng) cả 2 lối vào cho xe máy và ôtô đều đóng cửa. Khác với ngày thường nhộn nhịp, cả bãi xe vào chiều mùng 1 Tết không bóng người.
Trong khi đó, siêu thị Fivimart (nằm trong tòa nhà Goldenland, đường Nguyễn Trãi) bên ngoài cửa ghi điểm bán hàng bình ổn cũng đóng cửa. Tại đây chỉ có một bảo vệ duy nhất đang trông coi.
Tương tự là siêu thị Hapro Thanh Xuân Bắc, đây cũng là điểm bán hàng bình ổn nhưng cũng không mở bán ngày mùng 1 Tết
Theo ghi nhận của PV, không chỉ các siêu thị bán hàng tiêu dùng gia đình như Big C, Fivimart, Hapro mà các trung tâm thương mại lớn như Parkson (đường Thái Hà), hay hệ các hệ thống siêu thị điện máy như Trần Anh, Pico, Ha cũng đều đóng cửa.
Trước đó, trong cuộc họp giữa Hà Nội với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 9.1.2016 nhằm đảm bảo trật tự an ninh và tạo điều kiện cho nhân dân vui Tết Bính Thân 2016, ,Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo: “Thành phố yêu cầu các cây xăng phục vụ đến tận đêm 30 và mở cửa trở lại ngay trong mùng 1. Các trung tâm thương mại, siêu thị cũng sẽ bán hàng muộn trong đêm Giao thừa và mở cửa sớm vào sáng mùng 1”. Tuy nhiên, thực tế yêu cầu của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội không được các siêu thị đáp ứng.

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Siêu mẫu Bar Refaeli khoe đường cong tuyệt mỹ

(Copyn từ http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc/hau-truong/ban-gai-dani-alves-khoe-duong-cong-tuyet-my-1923277.html; bài đã đăng ngày 31-08-12, mục  Thể thao >  Hậu trường.)

Siêu mẫu Bar Refaeli khoe đường cong tuyệt mỹ trong bộ ảnh quảng cáo cho bộ sưu tập đồ lót mới của nhãn Passionata.

Siêu mẫu Bar Refaeli khoe đường cong tuyệt mỹ  

Bar Rafeali là nhân vật gây xôn xao giới truyền thông Tây Ban Nha trong suốt nhiều ngày qua. Siêu mẫu có thân hình tuyệt đẹp người Israel này đang bị đồn cặp kè với hậu vệ Dani Alves của Barcelona. Theo giới thạo tin, hậu vệ người Brazil và Bar Rafeali đã hẹn hò được khoảng 4 tháng. Trong thời gian vừa qua, Bar Rafeali thường xuyên di chuyển từ London sang Barcelona để được ở bên Alves. Mặc dù vậy, cả Alves và Refaeli vẫn chưa chịu thừa nhận mối quan hệ giữa họ
Bar Rafeali vừa thực hiện xong bộ ảnh quảng cáo cho bộ sưu tập thu đông của hãng nội y Passionata. Ngắm đường cong của siêu mẫu Israel, nhiều chàng trai không khỏi ghen tị với hậu vệ Barca.
d083b12b9a9915213f525db1153af84b_480x0.j
e54de37f8d5032ed43f18168c0dc7cc3_480x0.j
aea722e81131020d3446fee220329866_480x0.j
b94dd5767a57414aa9b0b55f57f8ecff_480x0.j
0638c4705102ec29da26bdf85ed3f5c8_480x0.j
f8ec940719800fdb02735082f12cc003_480x0.j
611e59504530857a13489f8084c24545_480x0.j
7806fea91d34276dd5c8a3ef88a8b15e_480x0.j
4147f2d443ce257690c36ac7df7323f2_480x0.j
Lan Chinh

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Vài ảnh linh tinh (3a)

Vài ảnh linh tinh (3a)
Copy từ flickr.com .
Ghi chú cho các ảnh: ảnh 1, 2 và 3: Kim Novak; ảnh 4,5: Maureen O'Hara ; ảnh 17 : Sông nước trong thành phố Venice- Ý. Bài này có 22 ảnh.
Green pumps:Bưỡi da xanh?
Vertigo_00294
Vertigo_00393
900-594
Maureen O�Hara 05
Maureen O�HARA
Tài năng điện ảnh Maureen O'Hara - qua đời năm 2015!
900-604
Ghi chú cho các ảnh 6,7: Màu sắc .
Copper Harbor Drive
Ảnh 6: U.S. Highway 41 near the village of Copper Harbor in Michigan's Keweenaw Peninsula.
Autumn�s Colorful Leaves
Ảnh 7: Màu sắc mùa Thu.
Autumn reflections on Lake Plumbago
Ảnh 8: Autumn reflections on Lake Plumbago.
Golden Roads of Autumn
Ảnh 9: Con đường nhuộm vàng sắc thu - Golden Roads of Autumn.
Autumn at the Lake
Ảnh 10: Autumn at the Lake.
Ngôi nhà dưới chân đồi
Ảnh 11: Ngôi nhà dưới chân đồi .
áo dài
Ảnh 12: Nữ sinh - Áo dài.
Ngôi nhà ở chânđồi
Ảnh 11: Ngôi nhà dưới chân đồi .
Nha nho tren doi
Ảnh 13: Nhà nhỏ trên đồi trà.
Fragile wings
Ảnh 14: Chuồn chuổn- chuồn chuồn.
Up!!!
Ảnh 15: Bay lên, ước mơ ơi!.
♥ Happy Happy { +Bonus }
Ảnh 16:Giờ chơi trong lớp.
Hội Xuân Eco Park HN 2016 (16A_8594)
Venice with iPhone
Sông nước trong thành phố Venice
900-604
Hội Xuân Eco Park HN 2016(16A_8612)
Bài này (có 22 ảnh) đã đăng ở blog.com ngày 02/02/16.
Copy từ https://flickr.com/