Thứ Năm, 3 tháng 4, 2025

Triều cường gây ngập nhà cửa, vườn tược ở miền Tây

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 03/04/2025 16:31

Triều cường gây ngập nhà cửa, vườn tược ở miền Tây


Triều cường dâng cao những ngày qua liên tục gây ngập nhà cửa, đường sá, bể bờ bao, nước tràn vào vườn cây ăn trái của người dân các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh…

triều cường - Ảnh 1.

Vườn sầu riêng của người dân ở xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang bị ngập - Ảnh: H.T.

Ngày 3-4-25, nhiều khu vực giáp sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông như huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) bị ngập sâu bởi triều cường.

Ông Đoàn Văn Đảnh - giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bến Tre - cho biết trên địa bàn không bị bể bờ bao nhưng do triều cường dâng cao, một số khu vực nước tràn bờ bao chảy vào phía trong gây ngập.

Theo ghi nhận cùng ngày, điểm ngập sâu nhất ở huyện Mỏ Cày Nam là tại khu vực xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam. Nhiều tuyến đường trên địa bàn ngập sâu gần 1m, khiến người dân không thể qua lại.

Theo một cán bộ đài khí tượng thủy văn ở miền Tây, do gió mạnh trên biển và cả trên đất liền kết hợp với thủy triều dâng mới gây ngập sâu như vậy.

Tại Tiền Giang, triều cường gây ngập nhiều vườn sầu riêng tại cù lao Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) khiến nhà vườn không kịp trở tay. Trước đó, bờ bao của một ao nuôi cá phía ngoài bị bể, nước tràn vào trong gây ngập.

Triều cường gây ngập nhà cửa, vườn tược ở miền Tây - Ảnh 2.

Nước ngập làm ảnh hưởng đến diện tích vườn cây ăn trái của người dân tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh - Ảnh: H.T.

Còn tại Trà Vinh, triều cường gây thiệt hại tại các huyện Duyên Hải, Cầu Kè… Cụ thể khu vực ven biển Cồn Nhàn xã Đông Hải, huyện Duyên Hải nhiều căn nhà bị ngập, một đoạn đường dài 60m bị sạt lở, bờ bao nuôi tôm của một hộ dân bị vỡ… Triều cường còn gây ngã đổ đường dây điện dài 600m, sạt lở khoảng 100m bờ bao ngăn triều cường tại khu vực Cồn Nhàn.

Ngoài ra tại xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh), triều cường đã làm sạt lở 8 đoạn bờ bao Cồn Hô với chiều dài khoảng 100m, nước tràn, ngập cao từ 1-1,4m gây ảnh hưởng 12ha vườn cây ăn trái của 11 hộ dân.

Tại xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, triều cường làm sạt lở, hư hỏng 10 đoạn đê bao Thâm Đưng (xã Hòa Tân, huyện Càng Long) với tổng chiều dài 130m; gây ngập úng cục bộ hơn 10ha vườn cây ăn trái, hoa màu, ao cá, chuồng trại chăn nuôi và nhà ở của 20 hộ dân địa phương.

Triều cường gây bể bờ bao nhiều nơi ở miền Tây, vườn sầu riêng ngâm trong nước - Ảnh 6.Quốc lộ huyết mạch về miền Tây kẹt cứng vì triều cường gây ngập

Chiều 2-4-25, hai tuyến quốc lộ huyết mạch về miền Tây là tuyến quốc lộ 60 và quốc lộ 1, đoạn qua TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang bị ngập nặng do triều cường khiến người dân đi lại khó khăn, kẹt xe kéo dài.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2025

Vụ phá hoại bia yểm ở Hội An: Có người lạ đến miếu, xuất hiện tiếng búa vọng giữa đêm

 Văn hóa

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 01/04/2025 19:46

Vụ phá hoại bia yểm ở Hội An: Có người lạ đến miếu, xuất hiện tiếng búa vọng giữa đêm

Trong báo cáo về vụ phá hoại bia yểm thủy đạo liên quan đến di tích Chùa Cầu Hội An, đơn vị quản lý di sản nói có người lạ xuất hiện ở miếu giữa đêm khuya. Người dân có nghe tiếng búa vọng lên.

Hội An - Ảnh 1.

Các dòng chữ trên bia bị tẩy xóa có chủ đích - Ảnh: B.D.

"Thông tin bước đầu thu thập từ người dân, khoảng 6h ngày 31-3, khi có người ghé thắp hương tại bia di tích thì phát hiện bia đá đã bị phá hoại.

Lúc 1-2h sáng cùng ngày có người thấy một xe máy để trên lề đường Phan Châu Trinh, cạnh cây đa. Một lúc sau thì có tiếng búa gõ vọng lên" - báo cáo của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đề cập.

Bia di tích cổ ở Hội An bị phá

Theo Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, sáng 1-4, đơn vị này cùng chính quyền địa phương đến địa chỉ tại 98A Phan Châu Trinh (Cẩm Phô) khảo sát.

Tại đây, đoàn ghi nhận di tích bia yểm thủy đạo đã bị phá hoại.

Hiện trạng các chữ và hình chạm khắc trên mặt bia đá đã bị đục phá và gây hư hại gần như hoàn toàn. Sau khi khảo sát, các đơn vị quản lý đã thông tin đến Công an phường Cẩm Phô.

Đơn vị này cử lực lượng đến hiện trường nắm tình hình, thu thập thông tin. Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đang phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến di tích để cơ quan công an điều tra.

Hội An - Ảnh 2.

Tấm đá khắc chữ chìm đặt dưới gốc đa, bên cạnh bia đá - Ảnh: B.D.

Bia yểm thủy ở Hội An có giá trị ra sao?

Đề cập thông tin về bia yểm thủy, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết bia yểm thủy đạo nằm trong khu vực bảo vệ I của di tích cấp quốc gia đặc biệt - di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An. Di tích được phân loại giá trị bảo tồn loại I, hình thức sở hữu nhà nước.

Tấm bia đá đặt bên trong một am thờ nhỏ xây bằng gạch, nằm trong lòng gốc cây đa cổ thụ - cây đa này cũng đã được thành phố Hội An ghi vào danh mục cây cổ thụ được bảo vệ từ năm 2014.

Mặt bia quay về hướng bắc. Trên mặt bia khắc chữ Hán Nôm và hình các đạo bùa, cụ thể:

Từ trên xuống dưới, nơi sát trán bia khắc ba vòng tròn, vòng tròn ở giữa nhỏ hơn hai bên, được phân bố khá cân đối.

Ở giữa gồm ba phần, bên dưới vòng tròn chính giữa có hàng chữ Hán khắc sâu: (Bắc Đế sắc lệnh lập cực ngự phong yểm thủy đạo).

Dưới vòng tròn bên phải tấm bia (từ ngoài nhìn vào) khắc hình sao Bắc Đẩu thẳng đứng dọc theo thân bia gồm bảy vòng tròn nối với nhau bằng các vạch thẳng.

Ở mỗi vòng tròn khắc tên các vì sao tính từ trên xuống bằng chữ Nôm phiên âm là: Phiêu, Phủ, Tất, Hành, Quyền, Thước, Đẩu. Dưới vòng tròn bên trái khắc hai vòng tròn nối với nhau bằng một vạch thẳng. Tiếp về dưới dọc theo thân bia là hàng chữ: (Án ma ni bát mê hồng).

Phần dưới cùng khắc 3 đạo bùa, chiếc ở giữa hình vuông cạnh 19cm x 20cm, hai lá hai bên nhỏ hơn hình chữ nhật, kích thước 10cm x 20cm. Đạo bùa bên trái (từ ngoài nhìn vào) có các chữ Hán bị mờ. Đạo bùa bên phải có các chữ

Hán: (Hỏa, Mộc, Thổ). Dưới cùng của tấm bia là 3 chữ: (Thái Nhạc Sơn) trải hết chiều rộng bia.

Nhiều nhà nghiên cứu nhận định tấm bia này dùng để trấn thủy và có mối liên hệ với tín ngưỡng thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ tại di tích Chùa Cầu.

Hội An - Ảnh 3.

Phần rễ*** cây đan bao trùm lên bia, người dân hay ghé tới thắp hương và coi sóc - Ảnh: B.D.

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, trưa 1-4 hiện trường nơi gốc đa nằm trên đường Phan Chu Trinh (sát phố cổ Hội An) có nhiều nhân viên bảo vệ an ninh khu phố canh giữ hiện trường.

Công an đã tới thu thập thông tin ban đầu và xác định bia trấn thủy nằm dưới gốc cây đa cổ thụ đã bị người lạ phá hoại, tẩy xóa phần chữ trên bia.

Vụ phá hoại bia yểm ở Hội An: Có người lạ đến miếu, xuất hiện tiếng búa vọng lên giữa đêm - Ảnh 4.Bia đá trấn yểm liên quan Chùa Cầu Hội An bị phá, công an vào cuộc

Bia đá cổ dưới gốc cây đa gần Chùa Cầu Hội An bị tẩy xóa. Công an đang điều tra nguyên nhân. Người dân coi đây là nơi linh thiêng, thường xuyên chăm sóc và hương khói.


Làm gì khi bị bạo lực học đường?

 

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 01/04/2025 10:36

Làm gì khi bị bạo lực học đường?


Ngày 31-3, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam tổ chức chương trình kỹ năng ứng phó bạo lực học đường.

bạo lực học đường - Ảnh 1.

Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM) giơ tay đặt câu hỏi cho khách mời tại chương trình - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chương trình diễn ra tại Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM. Các khách mời bao gồm TS tâm lý Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM; ThS tâm lý Nguyễn Hải Uyên, chuyên viên tham vấn tâm lý Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM); chuyên viên tâm lý Đào Lê Tâm An, nghiên cứu sinh ngành tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM; nhà báo Hoàng Hương, phóng viên Ban giáo dục, báo Tuổi Trẻ TP.HCM.

Có nhiều cách để bảo vệ an toàn cho bản thân như chạy đi, tự vệ, hét to lên, tìm đường bỏ đi chỗ khác, báo với giáo viên… Nếu tình huống tiếp tục diễn ra sau đó, học sinh phải chia sẻ với những người tin cậy để xử lý, như chia sẻ với bố mẹ tìm những biện pháp giải quyết.

Tiến sĩ tâm lý TÔ NHI A (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM)

Lo lắng, bất an trong cộng đồng

Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã tổng hợp hàng loạt các vụ bạo lực học đường trong thời gian qua và vấn nạn này đang là một thách thức lớn với ngành giáo dục và xã hội. Phát biểu tại chương trình, nhà báo Hà Thạch Hãn - phó tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ - nhấn mạnh: "Hành vi bạo lực không chỉ gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần cho các em học sinh, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường giáo dục, gây ra sự lo lắng, bất an trong cộng đồng".

Current Time0:03
/
Duration5:02
HD
Auto

Chia sẻ và ra mắt sách 'Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường' dành cho học sinh tiểu học

Nhưng làm sao để học sinh có thể nhận biết được chính mình đang bị bạo lực học đường? Trả lời các chuyên gia tâm lý tại buổi giao lưu, nhiều học sinh đưa ra các nhận biết về việc bản thân bị bạo lực thông qua việc các em "bị đánh", "bị ngắt tay", "bị body shaming" (chê bai, nhạo báng ngoại hình)...

Tuy vậy, theo nghiên cứu sinh ngành tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Đào Lê Tâm An - một trong năm tác giả của cuốn sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường", những hành vi trong nhà trường như hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, cô lập, xua đuổi... đều là những hành vi bạo lực học đường. 

Bên cạnh hành vi bạo lực thân thể còn có những hành vi bạo lực tinh thần, bạo lực xã hội và bạo lực trên môi trường mạng... Học sinh cần nhận diện được tất cả các loại bạo lực học đường này.

Trang bị kỹ năng cho học sinh

Khi học sinh bị bạo lực học đường, các em phải làm sao? Trước tình huống cấp bách với bản thân, TS Tô Nhi A - đồng chủ biên cuốn sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường" - khuyên học sinh phải "ngay lập tức biết cách tự bảo vệ an toàn cho bản thân". 

Có nhiều cách để bảo vệ an toàn cho bản thân như chạy đi, tự vệ, hét to lên, tìm đường bỏ đi chỗ khác, báo với giáo viên... Nếu tình huống tiếp tục diễn ra sau đó, học sinh phải chia sẻ với những người tin cậy để xử lý, như chia sẻ với cha mẹ tìm những biện pháp giải quyết.

Làm sao biết bạn bè của mình đang bị bạo lực học đường? Trước câu hỏi này, học sinh đã trả lời ba dấu hiệu nhận diện. Đó là học sinh đó sẽ "không muốn đến trường", "thân thể đầy vết tích", "sợ hãi và cau có...". Các chuyên gia tâm lý đồng tình với cách nhận biết bạn bè bị bạo lực học đường của các em học sinh nói trên.

Theo các chuyên gia tâm lý, khi bạn bè có dấu hiệu bị bạo lực học đường, học sinh hãy báo với những người tin cậy, có trách nhiệm để giúp bạn bè các em có thể thoát khỏi tình cảnh bị bạo lực học đường. Các em học sinh luôn hình dung ba người tin cậy nhất có thể chia sẻ về những vấn đề mà các em hoặc bạn các em gặp phải trong bạo lực học đường. 

Những người tin cậy nhất đối với các em có thể là cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Các em muốn "cứu bạn" trong các tình huống bị bạo lực học đường, phải nói ra với những người có trách nhiệm để người lớn sẽ có hướng giải quyết.

Trong bất cứ trường hợp nào, ThS tâm lý Nguyễn Hải Uyên cũng khuyên học sinh cần có thái độ rõ ràng với những hành vi bạo lực học đường của bất kỳ ai đối với bản thân hoặc bạn bè các em. Sau đó các em cần chia sẻ với những người tin cậy. 

Bên cạnh những người tin cậy như cha mẹ, thầy cô thì có một tổng đài bảo vệ trẻ em (111) các em có thể gọi bất cứ lúc nào.

Ra mắt bộ sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường"

Tại buổi giao lưu, bộ sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường" được báo Tuổi Trẻ và Công ty CP Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam biên soạn với hai cuốn dành cho học sinh tiểu học và học sinh phổ thông được ra mắt.

Sách được NXB Giáo Dục ấn hành và phát hành tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam; các công ty cổ phần sách và thiết bị trường học các tỉnh, thành phố và các cửa hàng sách tại TP.HCM. Độc giả cũng có thể mua sách trực tuyến tại đây.

Bộ sách giúp học sinh hiểu về bạo lực học đường và đưa ra các tình huống để các em có kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cũng như giúp các em sống với bạn bè chan hòa, ấm áp trong môi trường học đường ngày càng an toàn hơn.

Làm gì khi bị bạo lực học đường? - Ảnh 2.Báo Tuổi Trẻ tổ chức chương trình kỹ năng ứng phó bạo lực học đường

Buổi giao lưu với các chuyên gia tâm lý, nhà báo về kỹ năng ứng phó bạo lực học đường sẽ diễn ra lúc 7h ngày 31-3 tại Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM.


Thứ Hai, 31 tháng 3, 2025

Lần theo vòi bạch tuộc lừa đảo người lao động - Kỳ 2: Nữ nhi sa chân vào hang sói

 

dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đăng ngày 31/03/2025 12:00

Lần theo vòi bạch tuộc lừa đảo người lao động - Kỳ 2: Nữ nhi sa chân vào hang sói

Trong các nạn nhân rơi vào bẫy lừa đảo trực tuyến ở Myanmar không chỉ có công dân các quốc gia Đông Nam Á như nhiều người lầm tưởng mà còn có các nạn nhân buôn người từ châu Phi xa xôi.
lừa đảo - Ảnh 1.

Một sòng bạc ở Myawaddy thuộc bang Karen (Myanmar) nhìn từ bờ sông Moei bên Thái Lan - Ảnh: Frontier Myanmar

Bài điều tra của tạp chí Frontier Myanmar (Myanmar) về ba cô gái trẻ Sara, Agnes và Cynthia (tên đã thay đổi) đã chứng minh điều đó.

Tụi bay tới đây để kiếm tiền. Tiền, tiền và tiền. Để có được tiền thì tụi bay phải ăn cắp của ai đó.

FRONTIER MYANMAR

Dệt lướitình gài đại gia phương Tây

Năm 2022 từ Nam Phi, Sara đọc được quảng cáo tuyển dụng nhân viên dịch vụ khách hàng làm việc tại Thái Lan. Sau hai lần phỏng vấn video qua Skype, cô chấp nhận công việc vì thấy công ty có địa chỉ, có số điện thoại đàng hoàng. 

Hai tuần sau, cô bay từ Nam Phi sang Bangkok (Thái Lan) cùng một cô bạn mới tuyển.

Cũng trong năm 2022, Agnes và Cynthia ở Nairobi (Kenya) tin tưởng người quen giới thiệu công việc dịch vụ khách hàng ở Thái Lan nên mỗi người gom góp 250.000 shilling Kenya (khoảng 2.000 USD) trả tiền cho chuyến bay từ Nairobi đến Bangkok, chi phí visa và chi phí đại lý. 

Một phiên dịch viên nói tiếng Anh thay mặt ông chủ người Trung Quốc hướng dẫn họ cùng nhiều công dân Kenya khác đăng nhập vào nhóm WhatsApp. Cả nhóm mặc trang phục công sở theo hướng dẫn ra sân bay Jomo Kenyatta (Nairobi) và gửi ảnh chụp tự sướng vào nhóm WhatsApp. 

Bọn buôn người sử dụng hình ảnh này để nhận dạng họ tại sân bay Bangkok rồi hướng dẫn họ gặp một nhân viên nhập cảnh quen biết đóng dấu vào hộ chiếu.

Từ Bangkok, ba cô gái được đưa lên xe tải đi hai ngày đường qua nhiều lần đổi xe đến bờ sông Moei giáp biên giới Myanmar. Họ xuống ghe sang Myanmar và được đưa đến tòa nhà có nhiều bảo vệ cầm súng canh gác. 

Tại đây, hộ chiếu, máy tính xách tay và điện thoại của họ bị thu giữ. Sau ba ngày nghỉ ngơi, họ nhận được thông báo kinh hoàng: Việc làm thực sự của họ là lừa đảo trực tuyến và ai muốn về phải trả 300.000 USD. Họ phải ký vào hợp đồng làm việc 18 tháng, ai chống cự sẽ bị nhốt dưới hầm. 

Mấy ông chủ gằn giọng: "Nơi này do phiến quân điều hành. Các người nếu ra ngoài sẽ chết mất xác hoặc làm nô lệ cho người khác". 

Tối hôm ấy, một gã nói tiếng Trung thông qua phiên dịch viên tiếng Anh nói huỵch toẹt: "Tụi bay tới đây để kiếm tiền. Tiền, tiền và tiền. Để có được tiền thì tụi bay phải ăn cắp của ai đó".

Sara và bạn được phân công vào nhóm biết nói tiếng Anh, chủ yếu là dân châu Phi. Cô phải giả danh phụ nữ gốc châu Á giàu có đến từ Chicago (Mỹ) thích đi du lịch. Để nhân vật đáng tin cậy, cô phải nghiên cứu các địa điểm du lịch nổi tiếng, lên kế hoạch chi tiết cho kỳ nghỉ không có thật và cách sinh hoạt hằng ngày ở Chicago. 

Cô lướt trên mạng xã hội (Instagram, X và Facebook) làm quen với nam giới da trắng khá giả từ 40 - 65 tuổi, chủ yếu tìm "mấy anh sống một mình, đàn ông cô đơn và các đại gia". 

Sau khi con mồi tin tưởng, cô sẽ hướng dẫn con mồi vào một trang web lừa đảo. Sau khi con mồi xuống tiền đầu tư vào tiền điện tử, cô bàn giao con mồi cho trưởng nhóm tiếp tục trò mồi chài lừa đảo.

Nhóm của Agnes và Cynthia được cấp mỗi người một điện thoại iPhone cài sẵn 10 số có chức năng vẫn hoạt động dù bị chặn. Họ lên mạng xã hội giả làm phụ nữ da trắng chọn con mồi lừa đảo là nam giới có quốc tịch phương Tây như Úc, Mỹ, Canada, Anh trong khung độ tuổi và nghề nghiệp nhất định.

lừa đảo - Ảnh 2.

Các nạn nhân nước ngoài được giải cứu khỏi các trung tâm lừa đảo gần Myawaddy ngày 17-2-2025 vẫn còn nhiều vêt thương rỉ máu vì bị tra tấn tàn bạo - Ảnh: Kyodo

Bị đánh*** đập, lạm dụng tình dục và bị dọa giết

Theo điều tra của tạp chí Frontier Myanmar, ba cô gái trẻ Sara, Agnes và Cynthia không hề biết tên công ty làm việc hoặc địa điểm lừa đảo trực tuyến ở Myanmar nhưng họ nhớ rất rõ kịch bản bị ép buộc. 

Sara làm việc 20 tiếng mỗi ngày, bị buộc phải nhắn tin cho ít nhất 300 người mới mỗi ngày và phải có ít nhất 5 người kết nối trò chuyện. Ai không đạt chỉ tiêu sẽ bị đánh, bị bỏ đói, bị buộc phải chạy dưới trời mưa, bị phạt đứng trong hố nước cống lộ thiên hoặc có khi bị tăng thêm tiền chuộc. 

Cô đã từng bị giam trong phòng suốt tuần, không được tắm rửa hay thay băng vệ sinh. Cô ước tính trong khu vực cô làm việc có khoảng 20 trung tâm lừa đảo với mỗi trung tâm từ 400 - 500 lao động.

Agnes cho biết các cô gái người Trung Quốc và người không biết nói tiếng Anh thường bị đối xử khắc nghiệt hơn. Cô kể: "Họ bị đánh rất dữ... Họ đi làm với nhiều vết bầm tím trên lưng". 

Nhiều nạn nhân nữ còn có nguy cơ bị bóc lột tình dục. Sara nói một số cô làm không hiệu quả đã bị chuyển sang làm nô lệ tình dục. Agnes giải thích: "Họ không thể giao tiếp bằng tiếng Anh và bị chuyển sang lĩnh vực khiêu dâm vì ngoại hình trông hấp dẫn".

Ba nhân chứng đã mô tả hàng loạt chiến thuật ngăn chặn nạn nhân bỏ trốn. 

Sara kể: "Chỗ làm giống như trại giam. Luôn có người theo dõi công việc chúng tôi làm, những gì chúng tôi nói và camera khắp nơi". Đã xảy ra nhiều vụ mất tích bí ẩn. Sara bộc bạch: "Bọn chúng nói: Tụi tao có thể giết mày và ném mày xuống sông mà không ai biết mày ở đâu".

Bọn chủ sử dụng nhiều chiêu dụ dỗ các nạn nhân hợp tác như cho phép sử dụng điện thoại một mình, được ra vào khu vực có nhà hàng, hộp đêm, sòng bạc, khách sạn. Nhiều nạn nhân nghiện ma túy và cờ bạc đã lao vào lừa đảo để thỏa mãn cơn nghiện. Bọn chủ còn sử dụng phương pháp thao túng tâm lý. 

Sara kể: "Họ thường xuyên bắt chúng tôi phải hô: "Chúng ta rất vui khi ở đây. Chúng ta là đại gia đình". Nó giống như trò tẩy não vậy".

Sau chín tháng, Sara đã mua được tự do với giá 100.000 USD nhờ kiếm tiền từ lừa đảo trực tuyến, vay tiền của bạn bè và tiền tiết kiệm. Cô được xe đưa về thị trấn biên giới Mae Sot (miền bắc Thái Lan) và một tháng sau trở về nhà nhờ một tổ chức phi lợi nhuận chống buôn người và đại sứ quán Nam Phi giúp đỡ. 

Agnes và Cynthia trở lại bên này sông Moei và bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ vì vượt biên trái phép. Sau thời gian tạm giữ một tháng, họ hồi hương và đã làm đơn kiện bọn buôn người.

Cynthia bộc bạch: "Thật đau đớn vì những gì chúng tôi phải chịu đựng. Tiền chúng tôi tiết kiệm mất hết. Chúng tôi nghĩ mình sẽ đi lao động ở nước ngoài và có tương lai tốt hơn, nào ngờ mọi thứ lại xảy ra theo cách khác".

Các trung tâm lừa đảo trực tuyến mặc sức tung hoành ở Myanmar vì hoạt động trong những khu vực do các nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số quản lý dọc biên giới Myanmar với Trung Quốc, Ấn Độ, Lào và Thái Lan.

Cuối tháng 2-2025, nhờ lực lượng biên phòng bang Karen và nhóm vũ trang Quân đội Phật giáo Dân chủ Karen (DKBA) phối hợp tiến hành, tổng cộng khoảng 7.000 công dân nước ngoài đã được giải cứu khỏi các trung tâm lừa đảo ở Myanmar. Các trung tâm này chủ yếu do các băng nhóm người Trung Quốc quản lý.

Trước đó vào trung tuần tháng 2-2025, 261 người nước ngoài làm việc trong các trung tâm lừa đảo ở làng Kyauk Khet thuộc Myawaddy (bang Karen) đã được đưa sang huyện Phop Phra bên kia sông Moei ở tỉnh Tak (Thái Lan) để chờ hồi hương.

Báo The Irrawaddy ghi nhận nhiều nạn nhân được giải cứu có dấu hiệu bị tra tấn dã man (bầm tím chân, tay, thân trên, mắt) và một số người đã bị rối loạn tâm thần. Họ cho biết các tay súng tra tấn họ theo lệnh của các ông chủ Trung Quốc.

******************

Các cuộc điều tra của Ấn Độ đã phát hiện đặc khu kinh tế Tam giác vàng ở Lào đã trở thành hang ổ của bọn tội phạm mạng và nạn nô lệ kỹ thuật số. Nhiều nạn nhân Ấn Độ đến Thái Lan rồi bị bán sang các trung tâm lừa đảo trực tuyến trong đặc khu tương tự các nạn nhân ở Campuchia và Myanmar.

Kỳ tới: Đồng tiền lừa đảo đi về đâu?

Lần theo vòi bạch tuộc lừa đảo người lao động - Kỳ 2: Nữ nhi sa chân vào hang sói - Ảnh 3.Lần theo vòi bạch tuộc lừa đảo người lao động - Kỳ 1: Sống sót trở về từ sòng bài tử thần Campuchia

Nạn lừa đảo trực tuyến liên quan đến buôn người và lừa đảo tuyển dụng tung hoành ở Đông Nam Á mấy năm gần đây, đặc biệt tại Campuchia và Myanmar.